Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều

Lịch sử 12 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Lịch sử 12 cánh diều

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI

CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.
  • Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
  • Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác Hình 1 – 9, mục Góc mở rộng, thông tin trong bài học để tìm hiểu về quá trình hình thành, mục đích thành lập ASEAN; quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10; các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN; trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10; nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, văn kiện, các bản tuyên bố,…) về ASEAN, quan hệ Việt Nam – ASEAN để giới thiệu với bạn bè, thầy cô.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để mở rộng và nâng cao nhận thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 11 – Cánh diều. 
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  •  Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Lịch sử 11 – Cánh diều. 
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về chủ đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:

A. Tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

B. Tổ chức chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á.

C. Tổ chức xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế.

D. Tổ chức giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á với nhau theo các quy tắc thương mại.

Câu 2: Các quốc gia sáng lập ASEAN vào ngày 8/8/1967 là:

A. Bru-nây, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

B. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Thái Lan, Mi-an-ma, Bru-nây. 

Câu 3: Hiện nay, ASEAN có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 10.B. 11.C. 12.D. 9.

Câu 4: Nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt để thảo luận, giải quyết các vấn đề khu vực, tổ chức các cuộc hội họp khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài là:

A. Hội nghị cấp cao ASEAN.

B. Cuộc họp ASEAN với các bên đối thoại. 

C. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN.

D. Cuộc họp các quan chức quốc tế cao cấp.

Câu 5: Việt Nam là thành viên thứ mấy gia nhập ASEAN?

A. 5.B. 6.C. 7.D. 8.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: AMảnh ghép số 2: C
Mảnh ghép số 3: AMảnh ghép số 4: AMảnh ghép số 5: C

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

Hội kỳ ASEAN

Lá cờ của tổ chức ASEAN

- GV dẫn dắt HS vào bài học: 

     Lá cờ của tổ chức ASEAN được sử dụng chính thức từ ngày 31/5/1997, khi tổ chức này có 7 thành viên. Ở giữa lá cờ là biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức của đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

     Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, ý tưởng  đó đã thành hiện thực khi Cam-pu-chia gia nhập ASEAN – sự kiện gắn liền với vai trò vận động đặc biệt của Việt Nam. ASEAN trở thành mái nhà chung của 10 nước Đông Nam Á, đồng thời tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất thế giới. 

     Vậy, ASEAN được hình thành như thế nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay diễn ra qua những giai đoạn nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu quá trình hình thành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình hình thành tổ chức ASEAN. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1.a SGK tr.18. 19 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình hình thành tổ chức ASEAN và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1.a SGK tr.18. 19 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN. 

- GV hướng dẫn HS khai thác theo các nội dung sau:

+ Bối cảnh, yêu cầu lịch sử đặt ra.

+ Quá trình hình thành tổ chức ASEAN. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về quá trình hình thành tổ chức ASEAN (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tìm hiểu (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quá trình hình thành tổ chức ASEAN. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Thái Lan với 5 nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

a. Quá trình hình thành

- Bối cảnh, yêu cầu lịch sử đặt ra:

+ Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từ bước xây dựng, phát triển kinh tế, hợp tác khu vực. 

+ Nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau.

→ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á. 

- Quá trình hình thành ASEAN:

+ Năm 1961: Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin thỏa thuận thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA). 

+ Năm 1963: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a thỏa thuận thành lập tổ chức MAPHILINDO. 

+ Năm 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po dự thảo thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 

→ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc, 5 nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ASEAN

Từ trái qua phải: Đại diên 5 quốc gia sáng lập ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan), ngày 8/8/1967: Bộ trưởng ngoại giao Phi-lip-pin Nacio Ramos, Bộ trưởng ngoại giao In-đô-nê-xi-a Adam Malik, Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman, Phó Thủ tưởng Ma-lai-xi-a Abdul Razak, Bộ trưởng ngoại giao Xin-ga-po Sinnathamby Rajaratnam

 

Hội kỳ ASEAN

Lá cờ của tổ chức ASEAN

Biểu trưng ASEAN

Biểu trưng của tổ chức ASEAN

Bài ca chính thức của ASEAN: 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN HỢP QUỐC

  1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành
  • Em hãy nêu bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.
  • Em hãy trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
  • Hãy trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân.
  • Em hãy nêu một số sự kiện chính trong quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc?
  1. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
  • Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
  •  Mục tiêu nào được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác?
  • Trình bày một số nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc?

2. VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC

  • Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế
  • Em hãy nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế
  • Trình bày vai trò của Liên hợp quốc. Em ấn tượng với vai trò nào nhất? Vì sao?
  • Thúc đẩy phát triển
  • Em hãy trình bày vai trò của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển
  • Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
  • Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.
  • Trình bày nguyên tắc hoạt động và 5 từ khóa để thể hiện vai trò của Liên hợp quốc.
  • Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội
  •  Nêu những thông tin cơ bản về Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc?
  • Trình bày vai trò của Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO)?
  •  Các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có vai trò như thế nào?
  • Kể tên những quỹ tài trợ quốc tế của Liên hợp quốc?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập bảng tóm tắt bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

2. Lập sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về vai trò của Liên hợp quốc trong các lĩnh vực?

3. Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần

ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay.

Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

4. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Bối cảnh lịch sử ra đời Liên hợp quốc là:

A. Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất lập ra một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

C. Đại diện 50 quốc gia trên thế giới đồng thuận và quyết tâm thành lập tổ chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh. 

D. Khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân các nước Đồng minh. 

Câu 2: Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ:

A. Năm 1940 đến năm 1943.B. Năm 1938 đến năm 1942. 
C. Năm 1943 đến năm 1948. D. Năm 1941 đến năm 1945.

Câu 3: Tháng 2/1945 diễn ra sự kiện quan trọng nào trong quá trình hình thành Liên hợp quốc?

A. Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập với 51 thành viên.

B. Tại Hội nghị I-an-ta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

C. Các nước Đồng minh kí bản tuyên bố cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình.

D. Tại Hội nghị I-an-ta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 4: Từ 25/4 đến 26/6/1945 diễn ra sự kiện quan trọng nào trong quá trình hình thành Liên hợp quốc?

A. Tại Hội nghị I-an-ta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

B. Đại diện 26 nước chống phát xít kí bản Tuyên ngôn về Liên hợp quốc, cam kết thành lập tốc chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh. 

C. Tại Hội nghị I-an-ta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

D. Đại diện 50 quốc gia họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quôc. 

Câu 5: Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

A. Hướng đến tình hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, giải quyết những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.

B. Bảo đảm môi trường hòa bình ổn định cho sự hợp tác, phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới, quốc gia, khu vực. 

C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. 

D. Bảo vệ người dân, tuần tra, giám sát tại các vùng xung đột trên thế giới; gìn giữ hòa bình và ổn định tại các khu vực không xảy ra chiến tranh. 

Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được thể hiện đầy đủ ở điều mấy Hiến chương Liên hợp quốc?

A. Điều 98. B. Điều 2. C. Điều 50.D. Điều 1. 

Câu 7: Liên hợp quốc hoạt động với bao nhiêu nguyên tắc?

A. 7. B. 9. C. 11.D. 5. 

Câu 8: Vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế của Liên hợp quốc được thể hiện ở việc:

A. Đấu tranh nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo quyền cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn, công bằng, tạo cơ hội phát triển.

C. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, cán bộ,…để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.

D. Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường để phát triển ổn định và bền vững. 

Câu 9: Liên hợp quốc có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển quốc tế?

A. Xây dựng và soạn thảo hệ thống công ước quốc tế về giải trừ quân bị chống chạy đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,…góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, triển khai hoat động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới. 

B. Giải quyết các xung đột; làm trung gian hòa giải những cuộc khủng hoảng quốc tế và xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới.

C. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xóa bỏ đói nghèo, thúc đẩy giáo dục, bình đẳng giới.

D. Tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ. 

Câu 10: Vai trò bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội của Liên hợp quốc được thể hiện ở việc:

A. Góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

B. Đấu tranh nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo quyền cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn, công bằng, tạo cơ hội phát triển.

D. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, cán bộ,…để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Câu 11: Vai trò của Liên hợp quốc là:

A. Thúc đẩy hòa bình, thiết lập một hệ thống kinh tế và tiền tệ thống nhất.

B. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

C. Khuyến khích phát triển công nghệ, khoa học, bảo vệ môi trường.

D. Giữ gìn hòa bình, thúc đẩy các mục tiêu về xây dựng thị trường toàn cầu cạnh tranh và tiến bộ xã hội.

Câu 12: Sự ra đời của Liên hợp quốc phù hợp với:

A. Khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.

B. Mục tiêu chung của các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

C. Nguyện vọng của nguyên thủ quốc gia ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh.

D. Nỗ lực vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh của nhân dân các nước bại trận. 

Câu 13: Liên hợp quốc đóng vai trò là:

A. Trung tâm giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lí. 

B. Tổ chức duy nhất trên thế giới được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào. 

C. Tổ chức phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. 

D. Trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu chung. 

Câu 14: Ngày 24/19/1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập với bao nhiêu nước thành viên?

A. 50. B. 51. C. 52.D. 53. 

Câu 15: Lễ kí kết Hiến chương Liên hợp quốc tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) được diễn ra vào:

A. Ngày 24/10/1945. B. Tháng 2/1945. C. Tháng 6/1945.D. Ngày 1/1/1942.

Câu 16: Các nước Đồng minh kí kết tuyên bố cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình vào:

A. Ngày 24/10/1945. B. Ngày 12/6/1941. C. Ngày 1/12/1943.D. Ngày 1/1/1942.

 

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bối cảnh lịch sử ra đời của Liên hợp quốc?

A. Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.

B. Sự cần thiết xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình bình của nhân dân thế giới. 

D. Sự đồng thuận và thống nhất cùa nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh lập ra một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình hình thành của Liên hợp quốc?

A. Ngày 12/6/1946, các nước Đồng minh kí bản Tuyên bố cùng hợp tác, cả trong chiến tranh và hòa bình.

B. Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945, trải qua nhiều sự kiện quan trọng.

C. Ngày 24/19/1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập với 50 nước thành viên.

D. Tháng 2/1945, tại Hội nghị I-an-ta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

C. Là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu chung. 

D. Bảo đảm môi trường hòa bình ổn định cho sự hợp tác, phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới, quốc gia, khu vực. 

Câu 4: Đâu không phải là một trong bảy nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có. 

B. Liên hợp quốc cam kết các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc không bắt buộc phải hành động theo nguyên tắc này.

C. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương. 

D. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lí.

Câu 5: Đâu không phải là một trong những vai trò của Liên hợp quốc?

A. Thiết lập một hệ thống kinh tế, tiền tệ thống nhất.B. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 
C. Thúc đẩu phát triển. D. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.

Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây nói về vai trò nào của Liên hợp quốc?

     “[Năm 1960], Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.

(Nguyễn Quốc Hùng – Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng

Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)

A. Ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

B. Thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. 

C. Đấu tranh nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

D. Làm trung gian hoà giải những cuộc khủng hoảng quốc tế và xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế của Liên hợp quốc?

A. Xây dựng và soạn thảo hệ thống công ước quốc tế về giải trừ quân bị chống chạy đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,…góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, triển khai hoat động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới. 

B. Góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

C. Giải quyết các xung đột; làm trung gian hòa giải những cuộc khủng hoảng quốc tế và xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới.

D. Thực hiện chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật,…để phát triển kinh tế.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò thúc đẩy phát triển của Liên hợp quốc?

A. Ưu tiên tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ.

B. Thực hiện chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật,…để phát triển kinh tế.

C. Xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn, công bằng, tạo cơ hội phát triển.

D. Hỗ trợ về cán bộ đối với các nước đang phát triển. 

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội của Liên hợp quốc?

A. Phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xóa bỏ đói nghèo, thúc đẩy giáo dục, bình đẳng giới, giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS,…

B. Thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. 

C. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, cán bộ,…để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.

D. Giải quyết các xung đột; làm trung gian hòa giải những cuộc khủng hoảng quốc tế và xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Trụ sở chính của Liên hợp quốc đặt tại:

A. Niu- oóc (Mỹ).B. Luân Đôn (Anh). 
C. Béc-lin (Đức). D. Roma (I-ta-li-a).

Câu 2: Hiện nay, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

A. 196. B. 183. C. 201.D. 179. 

 

Câu 3: Liên hợp quốc có mấy cơ quan chính?

A. 4. B. 5. C. 7.D. 6. 

Câu 4: Cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là:

A. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

B. Hội đồng Bảo an.

C. Tòa án Công lý Quốc tế.

D. Đại hội đồng

Câu 5: Đâu không phải là một trong số những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc?

A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

C. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

D. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

Câu 6: Hình ảnh nào dưới đây là logo của Liên hợp quốc?

WTO Logo PNG Vector (EPS) Free Download

A. Hình 1.

B. Hình 2.

Logo

C. Hình 3.

Liên Hợp Quốc trừng phạt Iran?

D. Hình 4

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

Bộ đề Lịch sử 12 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

 

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:  ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hội nghị I-an-ta.

B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

C. Hội nghị Pốt-xđam.

D. Hội nghị Pa-ri.

Câu 2. Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? 

A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới. 

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. 

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. 

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,...

Câu 3. Hội Quốc liên được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Bảo vệ hòa bình, an ninh các nước Liên Xô, Mỹ, Anh.

D. Duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ độc lập, tự do một số nước như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc.

Câu 4. Những thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

A. Trật tự thế giới một cực do Mỹ đứng đầu.

B. Trật tự thế giới một cực do Liên Xô đứng đầu.

C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực.

D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 5. Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?

A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Liên Xô và Mỹ.

B. Xô – Mỹ bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế.

C. Những chuyển biến theo hướng hòa dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.

D. Sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực.

Câu 6. Ý nghĩa của thắng lợi cách mạng Trung Quốc năm 1949 là

A. làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Trung Quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.

B. chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

C. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.

D. phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở cùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 7. Toàn cầu hóa là gì?

A. Sự tham gia vào một cộng đồng, cùng làm việc và phát triển với cộng đồng đó, là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

B. Quá trình liên kết các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau.

C. Xu thế gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.

D. Quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu. 

Câu 8. Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế?

A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân.

B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. 

C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Câu 9. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh nội dung gì?

Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh… Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16)

A. Cục diện thế giới theo xu thế đa cực.

B. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

C. Cục diện thế giới diễn ra nhanh hơn.

D. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh hơn hơn.

Câu 10. Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm những nước nào?

A. In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia.

B. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.

C. Đông-ti-mo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

Câu 11. Mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là

A. xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

B. xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.

C. phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

D. đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Câu 12. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 13. Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào thời gian nào?

A. 31-12-2015.

B. 22-11-2015.

C. 20-11-2015.

D. 30-12-2015.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)?

A. Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung.

B. Gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện.

C. Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

D. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.

Câu 15. Cơ hội của Việt Nam về lao động trong Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là gì?

A. Sự cạnh tranh của lao động nước ngoài đối với thị trường lao động Việt Nam nói riêng và thị trường lao động khu vực ASEAN nói chung.

B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nước thông qua cơ chế thừa nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ.

C. Việc đáp ứng điều kiện lao động có tay nghề để được tự do di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực còn hạn chế.

D. Vấn đề ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp là trở ngại lớn của lao động Việt Nam.

Câu 16. Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo được thể hiện ở

A. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

B. Dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm.

D. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố.

Câu 17. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Câu 18. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã gục ngã...”. Câu nói trên thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.

B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.

C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Câu 19. Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. 

C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.

D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 20. Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 

A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.

D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 21. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở. 

B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. 

C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. 

D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 22. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định

A. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.

B. tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh.

D. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là bối cảnh miền Bắc nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960?

A. Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất.

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 24. Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam? 

A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.

B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.

C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.

D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-taChạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mỹ tốn kém, suy giảm thế mạnh kinh tế, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng.
Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.
Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

a. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Xu thế toàn cầu hóa khiến cho tình trạng chạy đua vũ trang của Mỹ và Liên Xô không còn phù hợp.

c. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ gắn liền với sự khủng hoảng và suy yếu của Liên Xô.

d. Sự vươn lên của các nước đang phát triển khiến cho Mỹ suy yếu, không còn dù sức chạy đua kinh tế.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

      “Quyết tâm sử dụng những cố gắng cần thiết bước đầu để bảo đảm việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tụ do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kì hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực. Các nước Đông Nam Á cần phối hợp nỗ lực nhằm mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó hơn nữa”.

(ASEAN, Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập, ngày 27-11-1971)

a. Nội dung tư liệu đề cập sự kiện các nước Đông Nam Á thành lập khu vực hòa bình, tự do, trung lập.

b. Nội dung tuyên bố nhấn mạnh việc ASEAN không chấp nhận sự can thiệp của các nước ngoài khu vực. 

c. Văn kiện trên có vai trò quyết định trong việc duy trì hòa bình, thống nhất và trung lập của Đông Nam Á.

d. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập vẫn có giá trị đối với tổ chức ASEAN ngày nay.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Bât kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

       (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)

a. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn dân.

b. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn diện.

c. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh trường kì.

d. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh tự lực cánh sinh.

Câu 4. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nội dungThời gianThành tựu
Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường

1965 – 1968

1972

1973 – 1974

Hai tháng đầu năm 1975

Hơn 30 vạn người

Hơn 22 vạn bộ đội

Gần 22 vạn người

Hơn 57 vạn bộ đội

Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968 (lần 1)

1972 – 1973 (lần 2)

3 243 chiếc

735 chiếc

Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968

1972 - 1973

143 chiếc

125 chiếc

a. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc trở thành hậu phương của miền Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đã chi viện đầy đủ và đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với mọi thắng lợi trên chiến trường miền Nam.

d. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc chi viện to lớn cho chiến trường, đồng thời đật được nhiều kết quả trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CÁNH DIỀU

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

CâuĐáp ánCâuĐáp án
1A13B
2A14D
3B15B
4C16A
5A17C
6D18A
7D19B
8A20B
9A21A
10D22D
11B23C
12C24A

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
  • Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

CâuLệnh hỏi

Đáp án

(Đ – S)

CâuLệnh hỏi

Đáp án 

(Đ – S)

1a)S2a)S
b)Đb)Đ
c)Đc)S
d)Sd)Đ
3a)Đ4a)S
b)Sb)S
c)Sc)S
d)Sd)Đ

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lựcCấp độ tư duy
PHẦN IPHẦN II
Nhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụng
Tìm hiểu lịch sử 821060
Nhận thức và tư duy lịch sử065055
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học002000
TỔNG8880115

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 12 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, đủ giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • Sau đó, cập nhật liên tục để 30/10 bàn giao đủ kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 800k

=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: nhận đủ kì I
  • Giáo án Powerpoint: nhận 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
  • 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 12 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 12 cánh diều, soạn lịch sử 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay