Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Ôn tập chương 4 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ

NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

  • A. Cam-pu-chia.
  • B. Lào.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. Mi-an-ma.

Câu 2: Cư dân Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào?

  • A. Văn hóa La Mã.
  • B. Văn hóa Ấn Độ.
  • C. Văn hóa Trung Quốc.
  • D. Văn hóa Hồi giáo.

Câu 3: Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là:

  • A. Giay-a-vác-man II.
  • B. Riêm Kê.
  • C. Giay-a-vác-man VII.
  • D. Pha Ngừm.

Câu 4: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là:

  • A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
  • B. Thạt Luổng.
  • C. chùa Vàng.
  • D. đô thị cổ Pa-gan.

Câu 5: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là:

  • A. Những chiếc chum đá khổng lồ.
  • B. Đền Ăng-co vát.
  • C. Tượng thần, phật.
  • D. Đền Ăng-co Thom.

Câu 6: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời trung cổ đại?

  • A. Việt Nam
  • B. Thái Lan
  • C. Cam-pu-chia
  • D. Lào

Câu 7: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi các vương quốc phong kiến của tộc người nào đã được hình thành:

  • A. Người Miến.
  • B. Người Môn.
  • C. Người Khơ-me.
  • D. Người Việt.

Câu 8: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì:

  • A. Phong kiến.
  • B. Chiếm hữu nô lệ.
  • C. Tư bản chủ nghĩa.
  • D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: So với các vương quốc phong kiến lục địa, các vương quốc phong kiến hải đảo ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thương nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Dịch vụ.

Câu 10: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?

  • A. Cham-pa và Su-khô-thay
  • B. Su-khô-thay và Lan Xang
  • C. Pa-gan và Cham-pa
  • D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va

Câu 11: Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?

  • A. Thái Lan.
  • B. Chăm-pa.
  • C. Chân Lạp
  • D. Mã Lai.

Câu 12: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

  • A. người Môn.
  • B. người Khơme.
  • C. người Chăm.
  • D. người Thái.

Câu 13: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

 A. Đạo Phật Đại thừa.

  • B. Đạo Phật Tiểu thừa.
  • C. Đạo Hin-đu.
  • D. Đạo Ki-tô.

Câu 14: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian:

  • A. Thế kỉ X − XV.
  • B. Thế kỉ XV – XVI.
  • C. Thế kỉ XV – XVII.
  • D. Thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 15: Cư dân sống trên đất Lào là:

  • A. Người Lào Thơng.
  • B. Người Lào Lùm.
  • C. Người Khơ-me.
  • D. Người Lào Thơng và người Lào Lùm.

Câu 16: Lan Xang có nghĩa là gì?

  • A. Vàng Bạc
  • B. Triệu Voi
  • C. Yêu thương
  • D. Không có biển

Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản giữa lịch sử Lào và Cam-pu-chia từ nửa sau thế kỉ XVIII là gì?

  • A. Đều bị phân tán thành các tiểu quốc.
  • B. Đều bị người Thái di cư làm cho suy yếu.
  • C. Bị suy yếu và thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách cai trị.
  • D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật
  • B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại
  • C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước
  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt…

Câu 19:  Vương quốc cổ Kê-đa được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay?

  • A. Bán đảo Mã Lai.
  • B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi.
  • C. Lưu vực sông Mê Nam.
  • D. Miền Trung Việt Nam.

Câu 20: Quần đảo In-đô-nê-xi-a được thống nhất dưới vương triều nào? 

  • A. Vương triều Xu-ma-tơ-ra.
  • B. Vương triều Mô-giô-pa-hit.
  • C. Vương triều Lan Xang.
  • D. Vương triều Gia-va.

Câu 21: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?

  • A. Biểu trưng của Phật giáo.
  • B. Biểu trưng của Nho giáo.
  • C. Biểu trưng của Án Độ giáo.
  • D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau.

Câu 22: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Vương quốc Lan Xang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt?

  • A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. Đứng đầu vương quốc là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.
  • C. Cuộc sống của cư dân sung túc, thanh bình.
  • D. Luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng nhưng cũng cương quyết chống lại sự xâm lược.

Câu 23: Công trình nào là công trình văn hoá tiêu biểu cho khả năng sáng tạo của người Lào và được chọn làm hình ảnh trung tâm trên Quốc huy của nước Lào ngày nay?

  • A. Tháp Lan Xang
  • B. Thạt Luổng
  • C. Chùa Wat Xieng Thong
  • D. Tàn tích Wat Phou

Câu 24: Vì sao chùa Wat Xieng Thong được coi là ngôi chùa đẹp nhất và quan trọng nhất của kinh đô cổ Luang Prabang?

  • A. Vì đây là ngôi chùa duy nhất ở Luang Prabang đạt được những tiêu chuẩn về một ngôi chùa đẹp theo quan niệm của Phật giáo.
  • B. Vì ngôi chùa đã thể hiện được chiều sâu về vẻ đẹp và lịch sử của triều đại Lan Xang.
  • C. Vì đây là ngôi chùa lâu đời, mang lối kiến trúc đặc thù của Lào, phản ánh tín ngưỡng, văn hoá, xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập vào:

  • A. Thế kỉ XV
  • B. Thế kỉ XIV
  • C. Thế kỉ XVI
  • D. Thế kỉ XVII

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay