Đề thi cuối kì 2 lịch sử 7 cánh diều (Đề số 13)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 13. Cấu trúc đề thi số 13 học kì 2 môn Lịch sử 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 7 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.
C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.
D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.
Câu 2 (0,25 điểm). Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là gì?
A. Đại Việt.
B. Đại Ngu.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Nam.
Câu 3 (0,25 điểm). Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Lam Sơn thực lục.
B. Phủ biên tạp lục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Việt sử kí.
Câu 4 (0,25 điểm). Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa:
A. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.
B. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.
C. được hình thành và bước đầu phát triển.
D. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.
Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế.
B. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn.
C. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi.
D. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo.
Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây đúng nhất về vùng đất Nam Bộ giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV?
A. Bị người Xiêm chiếm đóng.
B. Cư dân thưa vắng do ảnh hưởng của quá trình ngập mặn.
C. Người Việt di dân đến và lập ra những làng người Việt.
D. Cư dân Chân Lạp bắt đầu quá trình định cư ở đây.
Câu 7 (0,25 điểm). Khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt với cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 8 (0,25 điểm). Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường và đã sáng tác tác phẩm Đại thành Toán pháp?
A. Mạc Đĩnh Chi.
B. Lê Quý Đôn.
C. Nguyễn Hiền.
D. Lương Thế Vinh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy trình bày cơ cấu xã hội Đại việt thời Lê sơ.
Câu 2 (1,0 điểm). Tình hình kinh tế của Chăm-pa từ nửa đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI diễn ra như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng sau:
Sự kiện | Thời gian | Ý nghĩa |
Hội thề Lũng Nhai | ||
Giải phóng Nghệ An | ||
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động | ||
Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang | ||
Hội thề Đông Quan |
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 7
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 – 1407) | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0,25 |
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 1,5 |
Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1,75 |
Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 2 | 0 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 7
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 18 | 1 | 0 | ||||
Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 – 1407) | Nhận biết | Nhận biết được quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||
BÀI 19 | 2 | 1 | ||||
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | Nhận biết được tình trạng quân Lam Sơn trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423). | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Xác định được thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng mẫu. | 1 | C3 (TL) | |||
Vận dụng cao | Biết được điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần. | 1 | C7 | |||
BÀI 20 | 3 | 1 | ||||
Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Nhận biết được tác phẩm do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ. - Nêu được cơ cấu xã hội Đại việt thời Lê sơ. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) |
Thông hiểu | Biết được nội dung không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Biết được nhân vật được mệnh danh là Trạng Lường và đã sáng tác tác phẩm Đại thành Toán pháp. | 1 | C8 | |||
CHƯƠNG 7. VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI | ||||||
BÀI 21 | 2 | 1 | ||||
Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI | Nhận biết | Biết được tình hình Vương quốc Chăm – pa trong những năm từ 1220 – 1353. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | - Xác định được nhận định đúng nhất về vùng đất Nam Bộ giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV. - Trình bày được tình hình kinh tế của Chăm-pa từ nửa đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. | 1 | 1 | C6 | C2 (TL) | |
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |