Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Ôn tập chương 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

Câu 1: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh để cứu chúa?

  • A. Lê Lai.
  • B. Lê Ngân.
  • C. Trần Nguyên Hãn.
  • D. Lê Sát.

Câu 2: Hội thề Đông Quan giữa đại diện nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 10 tháng 12 năm 1427.
  • B. Ngày 12 tháng 10 năm 1427.
  • C. Ngày 3 tháng 1 năm 1428.
  • D. Ngày 1 tháng 3 năm 1428.

Câu 3: Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới triều vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Nhân Tông.
  • C. Lê Thánh Tông.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

  • A. Phường thủ công.
  • B. Đông xưởng.
  • C. Phường hội
  • D. Cục bách tác.

Câu 5: Vị vua nào đã căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”?

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Thánh Tông.
  • C. Lê Nhân Tông.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 6: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là:

  • A. Lang Chánh (Thanh Hoá).
  • B. Tây Đô (Thanh Hoá).
  • C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
  • D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Câu 7: Tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn đã phục kích và giết tướng Minh là:

  • A. Vương Thông
  • B. Mộc Thạnh.
  • C. Liễu Thăng.
  • D. Trần Trí.

Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về Vương Thông?

  • A. Là người dẫn đầu phái đoàn của quân Minh tham gia Hội thề Đông Quan để chấm dứt chiến tranh.
  • B. Là Tổng binh của nghĩa quân Lam Sơn, dưới quyền Lê Lợi.
  • C. Là người đề ra kế sách “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” trong khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sơ?

  • A. Hình thư.               
  • B. Hình luật.                
  • C. Quốc triều hình luật.                
  • D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 10: Vị vua đầu tiên của Vương triều Lê sơ là:

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Lê Thái Tông.
  • C. Lê Thánh Tông.
  • D. Lê Nhân Tông.

Câu 11: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:

  • A. Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.
  • B. Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.
  • C. Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.
  • D. Đầu mối các mạng lưới giao thương.

Câu 12: Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm:

  • A. Bình Ngô đại cáo.
  • B. Quốc âm thi tập.
  • C. Lam Sơn thực lục.
  • D. Hồng Đức quốc âm thi tập.

Câu 13: Nền giáo dục, khoa cử đặc biệt phát triển, trở thành nguồn đào tạo, tuyển chọn quan lại dưới triều đại nào?

  • A. Triều Lý.                            
  • B. Triều Trần.                   
  • C. Triều Hồ.                            
  • D. Triều Lê sơ.

Câu 14: Ai là người đã cho lập bia để ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)?

  • A. Lê Thái Tổ.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Lê Nhân Tông.
  • D. Lê Thánh Tông.

Câu 15: “Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .....(1)... có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt ......(2)..... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .......(3)......, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Chính nghĩa, ách, dân chủ
  • B. Phi nghĩa, những năm tháng, cộng hoà
  • C. Giải phóng dân tộc, hơn hai mươi năm, độc lập
  • D. Thôn tính, hơn hai mươi năm, tự chủ

Câu 16: Sự kiện gì diễn ra vào đầu năm 1418?

  • A. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
  • B. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
  • C. Vương Thông chính thức trở thành Tổng binh của quân Minh.
  • D. Cuộc khởi binh đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn xảy ra.

Câu 17: Vì sao cuối năm 1424, Nguyễn Chích hiến kế cho nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Nghệ An?

  • A. Căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.
  • B. Nghệ An không có quân Minh nên dễ dàng đánh chiếm.
  • C. Nghệ An là quê hương của Nguyễn Chích, nên ông rất hiểu về vùng đất này.
  • D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.

Câu 18: Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 – 1427) so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?

  • A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.
  • B. Khi giành thắng lợi về quân sự đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.
  • C. Không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, điều kiện kinh tế nước ta gặp khó khăn.
  • D. Quân xâm lược rất hùng mạnh, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

Câu 19: Câu nào sau đây nói đúng về Ngô Sĩ Liên?

  • A. Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký toàn thư”.
  • B. Là một nhà văn lỗi lạc.
  • C. Là Lễ bộ thượng thư ở triều vua Lê Thánh Tông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Đâu là một đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê Thánh Tông?

  • A. Điện Biên
  • B. Hà Giang
  • C. Hải Dương
  • D. Hải Phòng

Câu 21: Nhận xét nào đúng nhất về tổ chức nhà nước thời Lê sơ?

  • A. Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, quyền hành tập trung trong tay nhà vua.
  • B. Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, với hai cấp chính quyền: trung ương và địa phương.
  • C. Đã bãi bỏ các chức quan trung gian để tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
  • D.Đã hình thành sáu bộ, phụ trách các mảng công việc, giúp việc cho nhà vua.

Câu 22: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc .......(1)..... và ...........(2).......... cùng những vị tướng tài như ........(3)........, .....(4)..........

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Nguyễn Chích
  • B. Nguyễn Xí, Nguyễn Chích, Lê Lợi, Nguyễn Trãi
  • C. Vương Thông, Phương Chính, Liễu Thăng, Mộc Thạnh
  • D. Liễu Thăng, Mộc Thạnh, Vương Thông, Phương Chính

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp thời Lê sơ?

  • A. Triều đình đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…
  • B. Triều đình cho phép để ruộng hoang nhằm phát triển kinh tế du mục.
  • C. Triều đình đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
  • D. Triều đình cho khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

Câu 24: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

  • A. Do nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
  • B. Do quân Minh suy yếu và không còn ý chí chiến đấu.
  • C. Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • D. Do nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, lực lượng đông đảo và vũ khí tốt.

Câu 25: Đâu là một điểm khác nhau về thủ công nghiệp giữa thời Trần và thời Lê Sơ?

  • A. Ở thời Trần thì sản phẩm chỉ bán trong nước còn ở thời Lê thì còn để xuất khẩu.
  • B. Ở thời Trần thì kém phát triển còn ở thời Lê thì phát triển mạnh.
  • C. Ở thời Trần thì phải nhập khẩu mới đủ nguồn cung trong nước còn thời Lê thì đã đảm bảo đủ số lượng.
  • D. Ở thời Trần thì các sản phẩm tập trung vào thể hiện tình tín ngưỡng còn ở thời Lê thì tập trung vào thể hiện tính con người, nhân văn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay