Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 1 (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 3)
Câu 1: Những vùng đất đai rộng lớn dần trở thành những đơn vị hành chính - kinh tế độc lập và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến Tây Âu được gọi là:
A. lãnh địa phong kiến.
- B. đất công làng xã.
- C. điền trang, thái ấp.
- D. đồn điền.
Câu 2: Bức tranh sau đây gợi cho em liên tưởng đến hệ quả nào của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?
- A. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.
B. Nạn buôn bán nô lệ da đen.
- C. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- D. Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ bị hủy diệt.
Câu 3: Nhà thám hiểm nào sau đây không tham gia vào các cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?
- A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
- C. Ga-ma (Vasco da Gama).
D. Am-strong (Armstrong).
Câu 4: Điều kiện nào giúp phong trào Văn hóa Phục hưng có thể lan rộng khắp châu Âu?
- A. Chế độ phong kiến chuyên chế đã sụp đổ ở khắp châu Âu.
- B. Những tinh hoa văn hóa Hi Lạp - Rôma đã được khôi phục.
C. Chủ nghĩa tư bản ra đời ở nhiều thành phố, quốc gia thống nhất.
- D. Sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa đã giáo bị phá vỡ.
Câu 5: Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?
- A. Cô-péc-ních.
B. Mác-tin Lu-thơ.
- C. Can-vanh.
- D. Tô-mát Muyn-xe.
Câu 6: Việc làm nào của người Giéc-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
- A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
- B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giéc-man.
- D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 7: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình:
- A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.
- B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.
C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
- D. Hình thành các vương quốc phong kiến.
Câu 8: Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?
- A. Ấn Độ Dương.
- B. Bắc Băng Dương.
- C. Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 9: Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là ai?
- A. C. Cô-lôm-bô.
- B. Đi-a-xơ.
- C. Ph. Ma-gien-lan.
D. Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 10: Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dân sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dân trở thành:
- A. Tư sản địa chủ.
- B. Tư sản mại bản.
C. Tư sản nông nghiệp.
- D. Tư sản công nghiệp.
Câu 11: Sự ra đời các công ty thương mại giúp:
- A. Thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.
- B. Đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
C. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- D. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp vô sản.
Câu 12: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
- B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
- C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
- D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
Câu 13: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?
- A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô.
B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo.
- C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội.
- D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô.
Câu 14: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:
- A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.
- C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.
- D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
Câu 15: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?
- A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản.
- B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
- C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn.
Câu 16: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là:
- A. Chiến tranh nông dân Áo.
B. Chiến tranh nông dân Đức.
- C. Chiến tranh nông dân Pháp.
- D. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.
Câu 17: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đưa ra được thuyết nhật tâm thay cho thuyết địa tâm của giáo hội Ki-tô?
- A. Ga-li-ê
- B. Bru-nô
C. N. Cô-péc-níc
- D. Kê-plo
Câu 18: Bức tranh nàng Mô-na-Li-da đang được cất giữ ở bảo tàng nào?
A. Lu-rvo
- B. B-ra-đô
- C. Va-ti-can
- D. Mê-trô-pô-li-cừn
Câu 19: Thời gian hoàn thành xong bức tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin của Mi-ken-lăng-giơ là:
- A. 3 năm 4 tháng
B. 4 năm 3 tháng
- C. 2 năm 3 tháng
- D. 3 năm 2 tháng
Câu 20: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Quan điểm của giáo hội Kitô kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
D. Ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp.
Câu 21: Đâu không phải đặc quyền nữ hoàng Ê-li-da-bét I ban cho Công ty Đông Ấn?
- A. Có quân đội riêng.
- B. Có cảng biển riêng.
- C. Nắm độc quyền giao thương trà.
D. Tự do trao đổi buôn bán.
Câu 22: “Cừu ăn thịt người” là câu nói của nhà văn nào để miêu tả thảm cảnh của người nông dân Anh trước cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII?
- A. Víc-to Hu-gô
- B. Vo-tai-rơ
C. Tô-mát Mo-rơ
- D. Leo Tô-toi
Câu 23: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là:
A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể.
- C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa.
- D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu.
Câu 24: Việt Nam nhận hệ quả gì từ phát kiến địa lí trong lịch sử?
- A. Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Mỹ.
- B. Kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực.
- C. Người dân Việt Nam được hưởng sự ấm no.
D. Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp.
Câu 25: Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn tồn tại đến ngày nay là:
- A. Thành phố cổ.
- B. Trường đại học.
- C. Hội chợ.
D. Cả A, B, C đều đúng.