Đề thi cuối kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo (Đề số 12)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 12. Cấu trúc đề thi số 12 học kì 2 môn Lịch sử 7 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hoàng triều luật lệ.
D. Luật Hồng Đức.
Câu 2 (0,25 điểm). Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285) của nhà Trần là:
A. Trần Thái Tông.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Nhân Tông.
Câu 3 (0,25 điểm). Năm 1406 – 1407, nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại quân xâm lược nào?
A. Tống.
B. Nam Hán.
C. Minh.
D. Đường.
Câu 4 (0,25 điểm). Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.
C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.
D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.
Câu 5 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Trần?
A. Nhà Trần thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển công nghiệp.
B. Các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
C. Triều đình cho phép cá tôn thất lập đồn điền, trang trại lớn.
D. Giao thương buôn bán diễn ra mạnh mẽ, nhiều chợ, thương cảng,... được hình thành.
Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với Đại Việt.
B. Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông – Nguyên.
C. Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 7 (0,25 điểm). Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Kháng chiến chống Minh thất bại.
2. Thành Đa Bang, Đông Đô thất thủ, quân nhà Hồ rút về Tây Đô.
3. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ.
4. 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy xâm lược nước ta.
A. 3-2-1-4.
B. 3-4-1-2.
C. 3-2-4-1.
D. 3-4-2-1.
Câu 8 (0,25 điểm). Khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt với cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 2 (1,0 điểm). Giáo dục thời Lê Sơ có bước phát triển như thế nào so với thời Trần?
Câu 3 (1,0 điểm). Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 |
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 |
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407) | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0,5 |
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 1,5 |
Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1,0 |
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 2 | 0 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 16 | 2 | 0 | ||||
Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) | Nhận biết | Biết được bộ luật mà nhà Trần ban hành. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Biết được nội dung không phải là biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Trần. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | . | |||||
BÀI 17 | 2 | 0 | ||||
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên | Nhận biết | Nhận biết được Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285) của nhà Trần. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Biết được không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII). | 1 | C6 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 18 | 2 | 0 | ||||
Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407) | Nhận biết | Biết được quân xâm lược mà nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại năm 1406 – 1407. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Sắp xếp được các sự kiện theo trình tự thời gian. | 1 | C7 | |||
BÀI 19 | 2 | 1 | ||||
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | Nhận biết được tình trạng quân Lam Sơn trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423). | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. | 1 | C3 (TL) | |||
Vận dụng cao | Biết được điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần. | 1 | C8 | |||
BÀI 20 | 0 | 1 | ||||
Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Nêu được bước phát triển của giáo dục thời Lê Sơ so với thời Trần. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 21 | 0 | 1 | ||||
Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Nhận biết | Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. | 1 | C1 (TL) | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |