Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3:

ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (PHẦN 2)

Câu 1: Dưới thời Gúp-ta, việc trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa của Ấn Độ dạy cả tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?

  • A. Phật giáo là quốc giáo, Hin-đu giáo không được coi trọng.
  • B. Hin-đu giáo là tôn giáo chính nhưng Phật giáo vẫn được coi trọng.
  • C. Ấn Độ giáo là tôn giáo chính, Phật giáo bị nhà nước cấm đoán.
  • D. Cả Hin-đu giáo và Phật giáo đều không được coi trọng.

Câu 2: Vào thế kỉ V, những người thợ luyện kim Ấn Độ đã đúc một cái cột sắt cao 7,25 m, nặng 6 600 kg ở Đê-li. Điều đáng kinh ngạc là cho đến nay (trải qua hơn 1 600 năm) cột sắt đó hầu như vẫn không han gỉ”.

Đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?

  • A. Trình độ luyện kim đạt đỉnh cao của Ấn Độ thời Gúp-ta.
  • B. Cách các thợ luyện kim Ấn Độ làm ra cột sắt ở Đê-li.
  • C. Giải thích vì sao cột sắt Đê-li vẫn chưa bị han rỉ.
  • D. Sự phát triển của thủ công nghiệp Ấn Độ thời Gúp-ta.

Câu 3: Dưới thời Vương triều Đê-li, thương nhân Ấn Độ trao đổi với các nước Trung Á và Tây Á để lấy:

  • A. vải vóc, gia vị.
  • B. đồ trang sức, tơ lụa.
  • C. đồ trang sức, gia vị.
  • D. hàng hóa, ngựa chiến.

Câu 4: Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của nhà thơ Kabir là:

  • A. ca ngợi lòng dũng cảm của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vệ quốc.
  • B. phản ánh hiện thực cuộc sống nghèo khổ của các tầng lớp nhân dân.
  • C. ca ngợi lòng trung thực, sống lương thiện và tinh thần khoan dung.
  • D. mô tả những sự kiện lịch sử, cuộc sống trong cung đình Đê-li.

Câu 5: So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm gì khác biệt?

  • A. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
  • B. Kiểm soát được toàn bộ miền Bắc và miền Nam Ấn Độ.
  • C. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.
  • D. Là vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.

Câu 6: Đầu thế kỉ VI, Bắc Ấn bị ai xâm lược?

  • A. Quân của Napoleon.
  • B. Người Hung Nô và một số tộc người ở Trung Á.
  • C. Trung Quốc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trung tâm giáo dục bậc cao trong suốt thời kì Gúp-ta là:

  • A. Trường Đại học Hin-đu giáo Na-lan-đa.
  • B. Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa.
  • C. Trường Hoàng gia Ấn.
  • D. Trường Đại học Gúp-ta.

Câu 8: Nhà văn xuất sắc nhất thời Gúp-ta là:

  • A. Ka-li-da-sa.
  • B. Ka-bi.
  • C. Ta-go.
  • D. Du-son-ta.

Câu 9: Chế độ đẳng cấp dưới thời Gupta thể hiện rõ:

  • A. Trình độ văn hoá của mỗi người.
  • B. Vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.
  • C. Năng lực đóng góp cho nhà nước của mỗi người.
  • D. Cả A và C.

Câu 10: Tại sao ở thời Gupta, người bán hàng thuộc đẳng cấp cao hơn người thợ làm da?

  • A. Vì người thợ làm da phải xử lí những con vật chết.
  • B. Vì trình độ học vấn của người bán hàng cao hơn.
  • C. Vì người bán hàng có sự đóng góp lớn hơn cho kinh tế đất nước.
  • D. Cả B và C.

Câu 11: Một thành tựu y học thời Gúp-ta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là biết:

  • A. Mổ hở.
  • B. Chế tạo vắc-xin.
  • C. Giải phẫu cơ thể.
  • D. Chế tạo thuốc mê.

Câu 12: Những mặt hàng nổi tiếng của thương nhân Ấn Độ thời Đê-li là:

  • A. Vải vóc và gia vị.
  • B. Dầu thơm, trang phục.
  • C. Ngựa chiến, voi chiến.
  • D. Gốm, sứ.

Câu 13: Ở thời vương triều Đê-li, văn hoá Ấn Độ có thêm yếu tố mới là:

  • A. Văn hóa Phật giáo.
  • B. Văn hóa Đạo giáo.
  • C. Văn hóa mặc áo trắng quanh người.
  • D. Văn hóa Hồi giáo.

Câu 14: Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Đê-li là gì?

  • A. Do vua chúa không quản lí tốt đất nước, khiến dân chúng lầm than, nghèo đói, đứng lên làm phản.
  • B. Do bị gian thần lộng quyền chiếm ngôi.
  • C. Do bị một bộ phận người Mông Cổ liên tục tấn công.
  • D. Do vận mệnh đã tận.

Câu 15: Thực quyền trong xã hội vương triều Hồi giáo Đê-li thuộc về:

  • A. Người Ấn bản địa theo đạo Hồi.
  • B. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
  • C. Người theo Phật giáo.
  • D. Người theo Hin-đu giáo.

Câu 16: Nhà thơ nổi tiếng nhất trong thời Mogul là:

  • A. Tun-xi Đa-xơ
  • B. Ka-li-đa-sa
  • C. Ta-go
  • D. Ra-bin-đra-nát

Câu 17: Bên cạnh kiến trúc, hình thức nghệ thuật nào được khuyến khích trong hoàng tộc Mogul?

  • A. Hội hoạ
  • C. Tạc tượng
  • B. Chạm trổ
  • D. Điêu khắc

Câu 18: Ý nào sau đây là đúng về chính sách kinh tế dưới thời vua Akbar?

  • A. Tổ chức xây dựng cầu đường, đắp đập.
  • B. Mở các ngân hàng, thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán.
  • C. Thống nhất hệ thống đo lường và tiền tệ.
  • D. Cả A và C.

Câu 19: Một trong những chính sách phát triển giáo dục được Akbar thi hành là:

  • A. Mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy học.
  • B. Cử học sinh đi du học.
  • C. Xây dựng thư viện.
  • D. Xây dựng bảo tàng.

Câu 20: Công trình nào được mệnh danh là “nấm mộ, lăng mộ đẹp nhất thế gian"?

  • A. Thành Đỏ La Ki-la
  • B. Thành Đỏ ở A-gra
  • C. Lăng Ta-giơ Ma-han
  • D.Thành cổ Đê-li

Câu 21: Ai đã lật đổ vương triều Mogul?

  • A. Vương triều Gupta
  • B. Thực dân Anh
  • C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân
  • D. Đế quốc Mỹ

Câu 22: Câu nào sau đây nói đúng về sự hình thành của vương triều Hồi giáo Mogul?

  • A. Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mogul.
  • B. Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, dẹp tan tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước, lập nên vương triều Hồi giáo Mogul.
  • C. Năm 1556, tể tướng Akbar lãnh đạo quần chúng lao động làm phản, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mogul.
  • D. Sử sách không ghi chép lại.

Câu 23: Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Mogul?

  • A. Chiến tranh giành quyền kế vị thường nổ ra.
  • B. Mâu thuẫn về ruộng đất, khiến nhân dân vùng lên khởi nghĩa.
  • C. Thực thi nhiều chính sách bất dung hòa tôn giáo; Sự trỗi dậy của đế quốc Sikh, đế quốc Maratha, đế quốc Durrani, cũng như sự xâm lược của thực dân Anh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Vương quốc Gupta bị chia nhỏ và kết thúc vào năm 535.
  • B. Vương triều Gupta là vương triều phong kiến bản địa cuối cùng của miền Bắc Ấn Độ.
  • C. Theo cuốn “Ấn Độ, Sách cơ bản” của Michael Wood, trong xã hội có những người được gọi là chandalas, họ làm những công việc ô uế và sống tách biệt với phần đông dân số.
  • D. Phật giáo không được coi trọng nhiều dưới thời Gupta.

Câu 25: Đâu là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh lớn góp phần làm vương triều Đê-li suy yếu?

  • A. Nhà nước không có biện pháp để làm cho kinh tế đất nước phát triển.
  • B. Văn hoá Ấn Độ từ ngàn đời bị loại bỏ, thủ tiêu.
  • C. Những cư dân Ấn Độ không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo, bị phân biệt đối xử.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay