Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 5 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 1)

Câu 1: Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

  • A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
  • B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
  • C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
  • D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Câu 2: Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là:

  • A. chùa Diên Hựu.
  • B. thành Tây Đô.
  • C. chùa Thiên Mụ.
  • D. thành Phú Xuân.

Câu 3: Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là:

  • A. quý tộc, quan lại.
  • B. nông dân.
  • C. thợ thủ công, thương nhân.
  • D. nô tì.

Câu 4: Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là:

  • A. Hổ trướng khu cơ.
  • B. Binh pháp Tôn Tử.
  • C. Binh thư yếu lược.
  • D. Quân trung từ mệnh tập.

Câu 5: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Sông nào nổi sóng bạc đầu,

Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”

  • A. Sông Như Nguyệt.
  • B. Sông Thu Bồn.
  • C. Sông Bạch Đằng.
  • D. Sông Bến Hải.

Câu 6: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là:

  • A. Đinh Bộ Lĩnh.
  • B. Đinh Toàn.
  • C. Lê Hoàn.
  • D. Lý Thường Kiệt.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chính quyền trung ương dưới thời Ngô do vua đứng đầu. Nhà vua có quyền quyết định mọi việc ở trung ương.
  • B. Thời Ngô, dưới vua có các quan văn, võ, phụ trách từng công việc.
  • C. Thời Ngô, ở địa phương vua giao cho các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.
  • D. Thời Ngô, đất nước được yên bình, văn hoá dân tộc được chú ý khôi phục.

Câu 8: Người sáng lập ra nhà Lý là:

  • A. Lê Hoàn
  • B. Lý Thường Kiệt.
  • C. Sư Vạn Hạnh.
  • D. Lý Công Uẩn.

Câu 9: Đâu là một tác phẩm văn học nổi tiếng thời Lý?

  • A. Đại Việt Sử ký
  • B. Cáo tật thị chúng
  • C. Thượng kinh kí sự
  • D. Dư địa chí

Câu 10: Điểm giống nhau về tổ chức quân đội thời Lý với thời Trần là:

  • A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
  • B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
  • C. Xây dựng theo hướng “đông đảo, tinh nhuệ”.
  • D. Xây dựng theo hướng “cốt tinh nhuệ, không cốt đồng”.

Câu 11: Địa danh nào thời Trần trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân nước ngoài đến trao đổi hàng hoá?

  • A. Thăng Long.
  • B. Chương Dương.
  • C. Vân Đồn.
  • D. Phố Hiến.

Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm:

  • A. 1257, 1258, 1287 - 1288.
  • B. 1257, 1258, 1287.
  • C. 1257, 1285, 1287 - 1288.
  • D. 1258, 1285, 1287 - 1288.

Câu 13: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Quang Khải.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • D. Trần Khánh Dư.

Câu 14: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?

  • A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu.
  • B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định.
  • C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này.
  • D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

Câu 15: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?

  • A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.
  • B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
  • C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.
  • D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.

Câu 16: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

  • A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
  • B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.
  • C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.
  • D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Câu 17: Kế sách “vườn không nhà trống” được áp dụng trong lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên nào?

  • A. Chỉ sử dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
  • B. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
  • C. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
  • D. Được áp dụng trong cả ba lần kháng chiến.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê?

  • A. Vua đứng đầu chính quyền trung ương, nắm mọi quyền hành quân sự và dân sự.
  • B. Dưới vua là các quan đại thần (văn, võ).
  • C. Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
  • D. Các quan lại ở địa phương đã được sắp xếp hoàn chỉnh.

Câu 19:  Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn?

  • A. Khẳng định vị thế của Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử dân tộc.
  • B. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
  • C. Mở ra thời kì mới trong sự phát triển của dân tộc.
  • D. Góp phần xây dựng quốc gia thống nhất.

Câu 20: Vì sao văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc?

  • A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.
  • B. Do đất nước liên tục phải đương đầu và giành chiến thắng trước các cuộc xâm lược của kẻ thù.
  • C. Do nền văn hoá dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh.
  • D. Do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 21: Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Đâu là một trong số đó?

  • A. Thiết lập một lực lượng quân đội hung hãn.
  • B. Sử dụng các loại vũ khí hiện đại.
  • C. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về đặc điểm của các tầng lớp xã hội triều Trần?

  • A. Tầng lớp quý tộc: có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền.
  • B. Địa chủ: có nhiều ruộng đất, cho nông dân lĩnh canh ruộng đất để cày cấy và nộp thuế.
  • C. Nhân dân lao động: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội (nông dân được tự do sử dụng đất, nhờ đó năng suất cải thiện đáng kể, những người làm ngành nghề khác cũng bỏ nghề để chuyển sang làm nông).
  • D. Nông nô, nô tì: số lượng đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.

Câu 23: Ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám là gì? Qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?

  • A. Đánh dấu sự thành công trong việc xây dựng một đại học tầm cỡ quốc tế, đại diện cho giáo dục đại học Đại Việt trên bản đồ thế giới, thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt.
  • B. Đánh dấu bước phát triển mới của văn hoá – giáo dục Đại Việt thời Lý, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh giáo dục của dân tộc.
  • C. Đánh dấu kỉ nguyên của tri thức và khoa học, thể hiện tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu quốc gia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Chính quyền địa phương thời Đinh gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
  • B. Các loại hình văn hoá dân gian phổ biến thời Đinh – Tiền Lê là hát chèo, tuồng và ca trù.
  • C. Đinh Tiên Hoàng cho in tiền giấy để lưu hành trong nước.
  • D. Nhà Đinh tổ chức quân đội gồm cấm quân và quân địa phương.

Câu 25: Vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất?

  • A. Lý Công Uẩn là người có học vấn, thông minh và tài đức. Ông làm quan trọng triều Tiền Lê đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân,... Khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn ông lên làm vua.
  • B. Lý Công Uẩn gây bè kết cánh, trừ khử trung thần, làm triều cương suy yếu. Khi Lê Long Đĩnh mất, ông đã làm phản để đoạt ngôi báu.
  • C. Vì ông có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đồng thời là nhờ việc dời đô về Đại La nên triều thần tâm phục, khẩu phục. Mong muốn có một ông vua tốt trị vì đất nước, ông đã được suy tôn lên làm vua.
  • D. Lý Thường Kiệt mới là người được suy tôn lên làm vua.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay