Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Kế sách đánh giặc nào đã được Lê Hoàn vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)?

  • A. Tiên phát chế nhân.
  • B. Vườn không nhà trống.
  • C. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
  • D. Công thành, diệt viện.

Câu 2: Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

  • A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.
  • B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.
  • C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.
  • D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Câu 3: Thiền phái Phật giáo chính thống của Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập là:

  • A. Thảo Đường.
  • B. Mật tông.
  • C. Tịnh Độ tông.
  • D. Trúc Lâm Yên Tử.

Câu 4: Vị thầy thuốc được mệnh danh là Ông tổ thuốc Nam và là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống Việt Nam là:

  • A. Hải Thượng Lãn Ông.
  • B. Tuệ Tĩnh.
  • C. Tôn Thất Tùng.
  • D. Hồ Đắc Di.

Câu 5: Loại hình nghệ thuật diễn xướng phổ biến dưới thời Trần là:

  • A. Đờn ca tài tử.
  • B. Múa rối nước.
  • C. Ca trù.
  • D. Kinh kịch.

Câu 6: Để dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?

  • A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.
  • B. Biện pháp cứng rắn.
  • C. Biện pháp thuyết phục.
  • D. Biện pháp mềm dẻo.

Câu 7: Quan sát lược đồ hình 14.8 (tr. 54, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?

  • A. Hoa Lư, Đại La.
  • B. Lạng Sơn, Chi Lăng.
  • C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng.
  • D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng, Tây Kết.

Câu 8: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là:

  • A. Tích cực luyện tập quân sĩ.
  • B. Cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.
  • C. Chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
  • D. Chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.

Câu 9: Bộ luật được ban hành năm 1042 dưới thời Lý là:

  • A. Hình thư.
  • B. Quốc triều hình luật.
  • C. Hình luật.
  • D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 10: Vị vua Lý nào nhường ngôi cho Trần Cảnh, mở ra triều đại nhà Trần?

  • A. Lý Anh Tông.
  • B. Lý Cao Tông.
  • C. Lý Chiêu Hoàng.
  • D. Lý Huệ Tông.

Câu 11: Các chức quan trông coi về nông nghiệp thời Trần là:

  • A. Thái y viện, Quốc sử viện.
  • B. Hà đê sử, Khuyến nông sứ.
  • C. Đồn điền sứ, Hà đê sử, Khuyến nông sứ.
  • D. Khuyến nông sử, Tôn nhân phủ.

Câu 12: Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã làm gì?

  • A. Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”.
  • B. Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.
  • C. Thực hiện chiến thuật đánh du kích.
  • D. Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.

Câu 13: Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt năm 1258?

  • A. Toa Đô.
  • B. Thoát Hoan.
  • C. Ngột Lương Hợp Thai.
  • D. Ô Mã Nhi.

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là việc làm của Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sau khi lập ra nhà Tiền Lê?

  • A. Đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.
  • B. Đổi tên nước là Đại Việt.
  • C. Định ra luật lệnh.
  • D. Tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

Câu 15: Tôn giáo nào được coi trọng ở thời Trần?

  • A. Phật giáo
  • B. Đạo giáo
  • C. Nho giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có:

  • A. Kinh thành Thăng Long.
  • B. Cảng biển Vân Đồn.
  • C. Phố Hiến.
  • D. Thanh Hà.

Câu 17: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?

  • A. Binh thư yếu lược
  • B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư
  • C. Hịch tướng sĩ
  • D. Nam dược thần hiệu

Câu 18: Đâu không phải là một nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt được tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước?

  • A. Do đáp ứng yêu cầu khách quan của đất nước.
  • B. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh có tài, lại được nhân dân ủng hộ.
  • C. Thế lực của các sứ quân đã suy yếu.
  • D. Đinh Bộ Lĩnh có đội quân đông và được trang bị vũ khí đầy đủ.

Câu 19: “Xã hội thời Lý có xu hướng….(1)..... Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền. Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành .....(2).... Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế; một số phải .....(3)..... ruộng đất và nộp tô cho địa chủ. Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. Nô tì có địa vị .....(4).... nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. phân hoá, địa chủ, lĩnh canh, thấp kém
  • B. thống nhất, hào phú, thuê, thấp kém
  • C. phân rã, cường hào, cướp, trung tâm
  • D. đảo lộn, người nghèo, ban phát, cao

Câu 20: Ai là người có công lớn nhất trong việc sáng lập triều Trần?

  • A. Trần Cảnh
  • B. Trần Thủ Độ
  • C. Trần Khánh Dư
  • D. Trần Quốc Tuấn

Câu 21: Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng thì trong lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông này?

  • A. Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt
  • B. Ngô Quyền và Lê Hoàn
  • C. Lý Bí và Ngô Quyền
  • D. Triệu Quang Phục và Ngô Quyền

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt?

  • A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
  • B. Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
  • C. Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Nguyên.
  • D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Quốc Tử Giám ở thời Trần là nơi đào tạo nhân tài lớn và có trình độ học thuật bậc nhất trong cả nước, ưu tiên những người học giỏi, bất kể là thường dân hay vua chúa.
  • B. Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là: Đại Việt sử ký, Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí,…
  • C. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của Trần Quốc Tuấn
  • D. Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.

Câu 24: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, học sinh ngày nay cần:

  • A. Học tập tốt, lao động tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
  • B. Sẵn sàng đoàn kết, hỗ trợ đồng bào khi gặp khó khăn hoạn nạn.
  • C. Luôn đề cao ý thức bảo vệ độc lập, giữ gìn bản sắc dân tộc.
  • D. Sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.

Câu 25: Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có gì khác với những việc làm của Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa thành công năm 905?

  • A. Ngô Quyền xưng đế còn Khúc Thừa Dụ chỉ dám xưng vương.
  • B. Ngô Quyền đem quân đi mở rộng bờ cõi còn Khúc Thừa Dụ thì chỉ giữ vững nền độc lập của đất nước.
  • C. Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức tiết độ sứ còn Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ.
  • D. Cả B và C.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay