Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 5 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 3)

Câu 1: Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

  • A. Lý Nhân Tông.
  • B. Lý Thường Kiệt.
  • C. Trần Thủ Độ.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 2: Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?

  • A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.
  • B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.
  • C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.
  • D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.

Câu 3: Dưới thời Trần, kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, với:

  • A. 36 phường sản xuất.
  • B. 63 phường sản xuất.
  • C. 61 phường sản xuất.
  • D. 16 phường sản xuất.

Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, quân Trần đã giành được những chiến thắng lớn ở đâu?

  • A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Thu Vật, Thiên Trường, Tây Kết.
  • B. Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng, Phù Lỗ, Bình Lệ Nguyên.
  • C. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Phù Ninh.
  • D. Vân Đồn, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

Câu 5: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”?

  • A. Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Thủ Độ.
  • C. Trần Bình Trọng.
  • D. Trần Quang Khải.

Câu 6:  Ý nào sau đây không phải việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?

  • A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
  • B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình.
  • C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
  • D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương.

Câu 7: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ.
  • B. Thống nhất đất nước, tạo tiền để xây dựng và phát triển đất nước về sau.
  • C. Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể.
  • D. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước.

Câu 8: Kinh thành Thăng Long gồm:

  • A. Cấm thành, Hoàng thành, La thành.
  • B. Cấm thành, Hoàng thành.
  • C. La thành, Cấm thành.
  • D. Tử Cấm thành, Hoàng thành, La thành.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc)?

  • A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
  • B. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó.
  • C. Đập tan ý đồ phối hợp tiến công của quân Tống với Chăm-pa.
  • D. Triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) để bàn kế sách đánh giặc.

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng những chủ trương, biện pháp để phục hồi và phát triển kinh tế của nhà Trần?

  • A. Tích cực khai hoang, giảm tô thuế cho nhân dân.
  • B. Đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
  • C. Lập điền trang.
  • D. Cày ruộng tịch điền.

Câu 11: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là:

  • A. Nông dân.
  • B. Thợ thủ công.
  • C. Thương nhân.
  • D. Nông nô, nô tì.

Câu 12: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ năm 1258?

  • A. Tây Kết.
  • B. Chương Dương.
  • C. Đông Bộ Đầu.
  • D. Bình Lệ Nguyên.

Câu 13: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

  • A. Sự lên xuống của thuỷ triều.
  • B. Sự suy yếu của quân Mông – Nguyên.
  • C. Cây cối hai bên bờ sông rậm rạp dễ bề mai phục.
  • D. Con đường rút lui về Thăng Long thuận lợi.

Câu 14: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vì:

  • A. Sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.
  • B. Chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.
  • C. Đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.
  • D. Các quan lại ngoại thích lộng quyền.

Câu 15: “Tướng võ quan hầu đều biết chữ. Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ” là nhận xét của ai khi nói về tình hình văn hoá nước ta thời Trần?

  • A. Trần Quốc Tuấn
  • B. Chu Văn An
  • C. Phạm Ngũ Lão
  • D. Trần Nguyên Đán

Câu 16: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là:

  • A. Quách Quỳ.
  • B. Toa Đô.
  • C. Ô Mã Nhi.
  • D. Hoà Mẫu.

Câu 17: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

  • A. Các quan lại cao cấp.
  • C. Toàn bộ nhân dân Thăng Long.
  • B. Các vương hầu, quý tộc.
  • D. Các bô lão có uy tín.

Câu 18: Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình không thể chứng tỏ điều gì?

  • A. Khẳng định Đại Cổ Việt là một nước lớn.
  • B. Khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng.
  • C. Khẳng định Đại Cổ Việt ngang hàng với nước Tống (ở Trung Quốc).
  • D. Khẳng định Đại Cồ Việt không phụ thuộc vào bất cứ nước nào.

Câu 19: Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở bờ nam sông Như Nguyệt vì:

  • A. Sông Như Nguyệt vừa rộng và sâu nên quân giặc khó có thể vượt qua.
  • B. Địa hình bên bờ bắc của sông Như Nguyệt không thuận lợi cho quân ta phòng ngự.
  • C. Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
  • D. Sông Như Nguyệt có vị trí hiểm yếu, chặn ngang con đường bộ tiến vào Thăng Long.

Câu 20: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hoá?

  • A. Hình thành các công trường thủ công.
  • B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.
  • C. Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề thủ công.
  • D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Câu 21: Tại sao gọi là “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”?

  • A. Vì “Mông” và “Nguyên” là hai cách gọi giống nhau của quân Mông Cổ.
  • B. Vì lần xâm lăng thứ nhất là quân Mông Cổ, còn ở lần thứ hai và ba thì quân Mông Cổ đã chiếm được đất Tống và lập ra nhà Nguyên.
  • C. Vì từ “Mông” trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là nhỏ còn từ “Nguyên” có nghĩa là lớn. Điều này có thể thấy rõ trong các cuộc chiến.
  • D. Không rõ tại sao các nhà chép sử lại ghi như vậy.

Câu 22: Nhân tố quan trọng nhất để xây dựng khối đoàn kết giữa triều đình với nhân dân là gì?

  • A. Nhà Trần chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân.
  • B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.
  • C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
  • D. Quân và dân nhà Trần có tinh thần quyết chiến quyết thắng.

Câu 23: Tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?

  • A. Tổ chức nhà nước thời Đinh – Tiền Lê mang tính đặc trưng của triều đình phong kiến còn tổ chức nhà nước thời Lý thì tiệm cận đến thể chế chính trị tư bản.
  • B. Tổ chức nhà nước thời Đinh – Tiền Lê mang tính đặc trưng của triều đình phong kiến còn tổ chức nhà nước thời Lý thì tiệm cận đến thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.
  • C. Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.
  • D. Tổ chức nhà nước thời Lý tinh gọn hơn.

Câu 24:  Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là:

  • A. Giả thua để cho quân giặc kiêu căng rồi bất ngờ phản công tiêu diệt chúng.
  • B. Giam chân địch ở phía bờ bắc sông Như Nguyệt khiến chúng cạn kiệt lương thực, rệu rã tinh thần rồi bất ngờ mở trận tấn công quyết định.
  • C. Kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống.
  • D. Khi địch lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng thì chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

Câu 25: Hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê với thời Ngô.

  • A. Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê đã đạt tới tiêu chuẩn bộ máy triều chính đầy đủ còn thời Ngô thì còn đơn giản.
  • B. Tổ chức chính quyền thời Ngô đã đạt tới tiêu chuẩn bộ máy triều chính đầy đủ còn thời Đinh – Tiền Lê thì bị rút bớt đi.
  • C. Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô.
  • D. Cả A và C.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay