Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 9_văn bản 2_Nam quốc sơn hà, bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9_văn bản 2_Nam quốc sơn hà, bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO

VĂN BẢN 2: NAM QUỐC SƠN HÀ – BÀI THƠ THẦN KHẲNG ĐỊNH CHÂN LÍ ĐỘC LẬP CỦA ĐẤT NƯỚC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản?

A. Lý Thường Kiệt

B. Lê Thước

C. Nam Trân

D. Nguyễn Hữu Sơn.

Câu 2: Văn bản này là một văn bản ………………….

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Biểu cảm

D. Phân tích đặc sắc thơ văn

Câu 3: Trong đoạn văn đầu, tác giả có nêu ra:

A. Những điểm thiếu sót của các phân tích trước đây về bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

B. Lịch sử Việt Nam thời nhà Lê

C. Bối cảnh văn hoá, xã hội thời phong kiến Trung Hoa

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Vương” là để chỉ:

A. Vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống.

B. Người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục một nước lớn.

C. Các vương công đại thần

D. Thủ lĩnh bộ tộc, ví dụ như An Dương Vương.

Câu 5: Theo tác giả, câu thơ thứ ba …………….

A. Chỉ rõ sự đối lập, đối nghịch của loại người bị coi là “kẻ thù”, xác định rõ dã tâm và mục đích của hành vi xâm lấn, xâm phạm,…

B. Chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa của ngoại bang, đồng thời gián tiếp khẳng định thế đứng và tính chất chính nghĩa của vua tôi nước Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ xâm lược.

C. Có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Theo tác giả, cách gọi quân giặc là “nhữ đẳng” bộc lộ:

A. Thái độ khinh khi, căm thù không đội trời chung

B. Thái độ tôn trọng nhưng ngầm chống lại

C. Tinh thần quyết chiến với quân giặc.

D. Cả A và C.

Câu 7: Theo tác giả, bài thơ ……………..

A. Không ràng buộc bởi những yêu cầu của thể thơ Đường luật, nhờ đó mà khẳng định rõ ràng hơn về chủ quyền dân tộc.

B. Tuân theo niêm luật chặt chẽ của thơ Đường luật

C. Có tính đối xứng cao, điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc thể hiện nội dung.

D. Cả B và C.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì?

A. Phô bày khả năng văn chương của người viết, khả năng cao là của Lý Thường Kiệt, cùng với tài đánh giặc của mình.

B. Thể hiện ước nguyện dân tộc, hướng con người ta đến một cuộc sống hoà bình, không có thương đau của chiến tranh.

C. Thuyết phục người đọc về quan điểm người dân của một nước phải biết tự mình đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

D. Thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết về bài thơ Nam quốc sơn hà: Đó là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.

Câu 2: Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Theo trình tự phát triển ý của bài thơ “Nam quốc sơn hà”

B. Theo trục dọc của bài thơ “Nam quốc sơn hà”

C. Đi từ nghĩa đen bề ngoài đến những nét nghĩa ẩn sâu bên trong của bài thơ “Nam quốc sơn hà”

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cách sắp xếp luận điểm trong văn bản giúp ích gì cho người đọc?

A. Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được mạch lập luận của tác giả tương ứng với mạch triển khai ý của bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

B. Tăng tính thuyết phục cho quan điểm của người viết

C. Giúp cho người đọc thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn thành quả của cha ông.

D. Cả A và B.

Câu 4: Tại sao các triều đại ở Việt Nam về sau này vẫn tôn vinh ngôi “đế” nhưng trong chiếu biểu, thư từ với nước lớn lại vẫn xưng “vương”?

A. Vì muốn đánh lừa nước lớn, nhằm tạo cơ hội và thời cơ cho các cuộc tổng tiến công xâm lược.

B. Vì các triều đại trong lịch sử của ta chỉ dám bảo vệ chủ quyền đất nước chứ không dám đi chinh phạt để mở rộng bờ cõi.

C. Vì nhằm thực hiện kế sách ngoại giao mềm dẻo, hướng tới mục đích “hàng phục giả vờ, độc lập thật”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tác giả cho rằng thứ gì trong bài thơ không thực tế nhưng lại mang tính biểu tượng?

A. Nam quốc

B. Thiên thư

C. Nghịch lỗ

D. Bại hư

Câu 6: Tác giả đã chứng minh cho các luận điểm của mình như thế nào?

A. Với mỗi luận điểm, tác giả sẽ phân tích, chỉ ra cái hay, cái đúng của các từ ngữ, hình ảnh trong từng câu thơ.

B. Suy ra từ thực tiễn lịch sử để tăng cường tính lập luận.

C. Đưa ra các quan điểm cá nhân kết hợp với các dấu tích lịch sử, xã hội còn sót lại từ thời điểm ra đời của bài thơ.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Luận điểm trong đoạn 1 của văn bản là gì?

A. Câu thơ thứ nhất thể hiện tinh thần tự tôn của dân tộc Việt Nam.

B. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

C. Câu thớ thứ nhất khẳng định sức mạnh của tinh thần chính nghĩa, thứ mà chắc chắn sẽ thắng phi nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Luận điểm trong đoạn 2 của văn bản là gì?

A. Câu thơ thứ hai thể hiện niềm tin rằng chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa, điều đã được ghi trong sách trời.

B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

C. Câu thơ thứ hai tiếp tục thể hiện niềm kiêu hãnh về vị thế quốc gia.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Luận điểm trong đoạn 3 của văn bản là gì?

A. Câu thơ thứ ba chỉ rõ sự độc ác, tàn bạo của quân giặc.

B. Câu thơ thứ ba nêu ra những hậu quả mà kẻ đến xâm phạm một đất nước có chủ quyền sẽ phải gánh chịu.

C. Câu thơ thứ ba nêu sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm.

D. Cả A và C.

Câu 4: Luận điểm trong đoạn 4 của văn bản là gì?

A. Câu kết cho quân giặc thấy rõ sự yếu kém của mình trong công cuộc chinh chiến ở trời Nam.

B. Câu kết bài thơ mang đến một sự tự hào lớn không gì tả xiết vì quân ta đã đánh bại một đội quân hùng mạnh.

C. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân ta nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

D. Cả B và C.

Câu 5: Luận điểm trong đoạn 5 của văn bản là gì?

A. Thể hiện quan niệm của tác giả: bài thơ xứng đáng được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

B. Tác giả muốn nhắn nhủ thế hệ sau phải biết ơn công lao của các thế hệ đi trước, những người đã quên mình vì Tổ quốc.

C. Luật thơ Đường được áp dụng chuẩn xác trong bài thơ.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương” trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

A. Khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ được thể hiện trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

B. Thể hiện mối liên kết giữa đất nước ta với Trung Quốc.

C. Làm nổi bật sức mạnh quyền uy giữa hai loại tước vị “đế” và “vương”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác giả cho rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Bạn có đồng ý với ý kiến này hay không?

A. Có. Vì bài thơ đã đáp ứng được những tiêu chí quan trọng của một bản tuyên ngôn độc lập như khẳng định phạm vi lãnh thổ, chủ quyền bất khả xâm phạm,…

B. Có. Vì rất nhiều các bài báo, bài viết, các thầy cô đều dạy như vậy.

C. Không. Vì bài thơ quá ngắn gọn, sơ sài. Phải như bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chủ tịch thì mới có thể coi là tuyên ngôn độc lập được.

D. Không. Vì trước đó đã có những bài thơ / văn khác nói về chủ quyền dân tộc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay