Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự an toàn xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 2: Nội dung Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ có vị trí như thế nào?

A. Là việc làm thường xuyên của mỗi quốc gia, dân tộc

B. Là việc làm vô cùng cần thiết hiện nay của đất nước

C. Trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách hiện nay

D. Trọng yếu hàng đầu khi đất nước có chiến tranh

Câu 3: “Trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Trật tự an toàn xã hội.

B. An ninh quốc gia.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 4: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Bảo vệ các đường dây thông tin

B. Bảo vệ an ninh thông tin

C. Bảo đảm thông tin thông suốt

D. Bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác

Câu 5: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh biên giới là:

A. Chống các hành động xâm phạm, vượt biên giới quốc gia

B. Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới quốc gia

C. Chống các hành động xâm nhập biên giới quốc gia

D. Kiên quyết trấn áp các hành động xâm nhập đường biên giới quốc gia

Câu 6: Lựa chọn nào sau đây không phải là nội dung Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ?

A. Bảo vệ chế độ chính trị, Đảng, Nhà nước

B. Gữi gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức Đảng, Nhà nước

C. Bảo vệ cơ quan và những người Việt Nam đang học tập và làm việc tại nước ngoài

D. Phải quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân.

Câu 7: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh dân tộc là:

A. Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng giữa các dân tộc

B. Bảo vệ quyền bình đẳng của từng dân tộc

C. Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc

D. Bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ giữa các dân tộc với nhau

Câu 8: “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ an ninh quốc gia.

B. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

C. Trật tự an toàn xã hội.

D. An ninh quốc gia.

Câu 9: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Bảo vệ an ninh cá nhân

B. Bảo vệ an ninh học sinh, sinh viên

C. Bảo vệ an ninh địa phương

D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

Câu 10: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Bảo vệ an ninh giáo dục tư tưởng

B. Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng

C. Bảo vệ an ninh giáo dục chính trị

D. Bảo vệ nền văn hóa cách mạng

Câu 11: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Bảo vệ an ninh kinh tế

B. Bảo vệ nền kinh tế đât nước

C. Bảo vệ kinh tế thị trường

D. Bảo vệ kinh tế biển

Câu 12: “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. An ninh quốc gia.

D. Bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 13: Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Là phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

B. Là phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

C. Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

D. Là đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

Câu 14: Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

A. Bảo vệ tài sản cá nhân

B. Bảo vệ quốc phòng

C. Bảo vệ đất nước

D. Bảo vệ chế độ chính trị

Câu 15: Hành vi nào sau đây không thuộc xâm phạm an ninh quốc gia là:

A. Xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia

B. Xâm phạm đến quyền lợi của giai cấp trong một quốc gia

C. Xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

D. Xâm phạm an ninh, quốc phòng, đối ngoại của quốc gia

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm “đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn và lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó”?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cá nhân.

Câu 2: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh biên giới là:

A. Bảo vệ nền an ninh, trật tự ở trên biển

B. Bảo vệ nền an ninh, trật tự chủ yếu ở khu vực trên đất liền

C. Bảo vệ nền an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, trên đất liền, trên biển

D. Bảo vệ trật tự ở khu vực biên giới, chợ biên giới

Câu 3: Bảo vệ an ninh Tổ quốc là:

A. Nhiệm vụ của toàn xã hội, trách nhiệm của mọi công dân

B. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, trách nhiệm của quân đội

C. Nhiệm vụ của toàn Đảng, trách nhiệm của toàn xã hội

D. Nhiệm vụ của lực lượng công an, trách nhiệm của công an

Câu 4: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh thông tin là:

A. Bảo đảm kịp thời thông tin của Nhà nước đến nhân dân

B. Chống làm lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước

C. Xây dựng hệ thống thông tin an toàn

D. Chống mọi hành động phá hoại đường dây thông tin

Câu 5: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh thông tin là:

A. Phát hiện các hoạt động khai thác thông tin trái phép

B. Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép

C. Cấm các hoạt động khai thác thông tin

D. Xử lí, ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin

Câu 6: Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là?

A. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông

B. Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

C. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

D. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông

Câu 7: Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

A. Tính có lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội

B. Tính có lỗi, tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

C. Tính có lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

D. Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Câu 8: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của tổ chức nào?

A. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội và công dân.

B. Hoạt động của các tổ chức xã hội và công dân.

C. Hoạt động của công dân.

D. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội

Câu 9: Tổ chức nào sau đây là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

A. Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản; cơ quan quản lý kinh tế, giao thông

B. Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch.

C. Cơ quan quản lý giao thông, văn hóa, giáo dục, du lịch; công dân.

D. Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản; cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch; công dân.

Câu 10: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 22/11/2014

B. Ngày 21/11/2014

C. Ngày 21/11/2015

D. Ngày 25/12/2015

Câu 11: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào?

A. Năm 2008

B. Năm 2006

C. Năm 2007

D. Năm 2009

Câu 12: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 30 tháng 12 năm 2019

B. Ngày 25 tháng 12 năm 2019

C. Ngày 30 tháng 12 năm 2018

D. Ngày 30 tháng 12 năm 2020

Câu 13: Như thế nào là một xã hội trật tự, an toàn ?

A. Xã hội có kinh tế phát triển

B. Xã hội không có tội phạm

C. Một xã hội trật tự, an toàn là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy tắc chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.

D. Đáp án khác

Câu 14: Những hành động nào dưới dây góp phần bảo đảm an toàn xã hội

A. Đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội;

B. Giữ gìn trật tự nơi công cộng;

C. Phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống thiên tai, dịch bệnh;

D. Tât cả các đáp án trên

Câu 15: Hành động nào dưới đây không góp phần bảo đảm an toàn xã hội

A. Phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống thiên tai, dịch bệnh;

B. Xả rác bừa bãi ra nơi công cộng

C. Bảo vệ môi trường.

D. Bài trừ các tệ nạn xã hội;

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Các hoạt động từ thiện như “Phát gạo tự động miễn phí”, “Siêu thị 0 đồng”,... có ý nghĩa như thế nào trong bảo vệ an ninh quốc gia?

A. giúp đỡ về lương thực cho người dân trong tình hình dịch bệnh

B. giúp đỡ về tài sản cho người dân trong tình hình dịch bệnh

C. giúp đỡ về thuốc cho người dân trong tình hình dịch bệnh

D. Đáp án khác

Câu 2: Những hoạt động nào sau đây nên làm để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

A. Học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện trình độ kĩ năng

B. Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng, nhân dân về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 3: Cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do các tổ chức đoàn ở địa phương phát động là ?

A. tìm hiểu luật an ninh mạng

B. Thi viết thư UPU

C. Thi học sinh giỏi môn toán

D. Đáp án khác

Câu 4: Cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do các tổ chức đoàn ở địa phương phát động là ?

A. Thi bằng lái xe

B. Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam

C. Thi giải toán qua mạng

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Việc em nên làm để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại địa phương?

A. Tham gia đua xe, lạng lách đánh võng

B. Chấp hành nghiêm các quy định của địa phương và nhà trường

C. Hút thuốc lá

D. A và C đúng

Câu 6: Hoạt động từ thiện nào sau đây, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia?

A. Chương trình từ thiện “Xuân yêu thương năm 2019”;

B. “ Giọt máu hồng ươm mầm sự sống”;

C. A và B sai

D. A và B đúng

Câu 7: Nhà trường nên có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

A. Tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh toàn trường về bảo vệ an ninh quốc gia; 

B. Tổ chức các buổi ngoại khóa về chủ đề “An toàn giao thông”, phổ biến cho học sinh viết và kí bản cam kết không sử dụng pháo nổ trong dịp Tết Nguyên Đán,...

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8: Việc em nên làm để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại địa phương?

A. Không tham gia vào các hoạt động gây mất trật tự, an toàn xã hội như đua xe, sử dụng pháo, các chất cấm,...

B. Học hành chăm chỉ

C. Uống rượu bia

D. Đáp án khác

Câu 9: Một số nét chính tình hình bảo vệ an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là:

A. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang cùng toàn dân đã từng bước làm thất bại âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.

B. Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

C. Tình hình thế giới và trong nước đặt ra những nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Việc em nên làm để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại địa phương?

A. Tham gia vào các tổ chức phản quốc

B. Tham gia các hoạt động của địa phương tổ chức

C. Tham gia vào hoạt động biểu tình

D. Đáp án khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay