Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: “An ninh mạng” là gì?

A. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

C. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

D. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Câu 2: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự huy động nguồn kinh phí.

B. Ngân sách của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

C. Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

D. Huy động từ các doanh nghiệp ngoài.

Câu 3: Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:

A. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân

B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất  an ninh, trật tự

C. Đáp án a và b đúng

D. Đáp án a và b sai

Câu 4: Phương pháp điều khiển truy cập có hiệu quả và an toàn nhất đối với mạng không dây là

A. Mã hóa WEP 40 bit

B. Nhận dạng bảo mật mạng

C. Mã hóa WEP 128 bit

D. VPN

Câu 5: Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại đâu?

A. Tại Việt Nam

B. Tại trụ sở doanh nghiệp

C. Tại bất kỳ đâu

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Xúi dục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

C. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Cơ cấu bảo mật mạng không dây nào sau đây là ít an toàn nhất?

A. VPN

B. Mã hóa WEP 40 bit

C. Bảo mật định danh mạng

D. Mã hóa WEP 128 bit

Câu 8: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thông tin nào trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng?

A. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

B. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

C. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.

D. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

Câu 9: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi nói về “hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”?

A. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác.

B. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.

C. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Đâu là đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

A. Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật; kết nối mạng của các nhà đầu tư nước ngoài

B. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật

C. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; hệ thống mạng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.

B. Bộ Khoa học và Công nghệ.

C. Bộ Tài chính.

D. Bộ Ngoại giao.

Câu 12: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Sự cố an ninh mạng” là gì?

A. Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Là tình trạng đe dọa gây tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C. Là hành vi gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội.

D. Là hành vi sử dụng không gian mạng để đánh cắp thông tin cá nhân.

Câu 13: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thực hiện hành vi nào sau đây thì phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?

A. Truy cập vào tài khoản Facebook của bạn bè để xem ảnh.

B. Truy cập vào tài khoản Zalo của bạn bè để đọc tin nhắn.

C. Sử dụng phương tiện điện tử truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

D. Truy cập vào máy tính của bạn bè để xem phim.

Câu 14: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đáp án nào đúng khi nói về hành vi của tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác?

A. Cố ý trèo tường vào nhà người khác.

B. Công khai thông tin hợp pháp của cơ quan trên mạng máy tính.

C. Cố ý phá khóa để vào nhà người khác.

D. Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác.

Câu 15: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?

A. Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

B. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

D.  Các cơ quan thuộc Đảng cộng sản Việt Nam

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi nào sau đây phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác?

A. Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác để lấy cắp dữ liệu quan trọng.

B. Giả danh nhà mạng gọi điện thoại thu thập thông tin cá nhân của khách hàng.

C. Phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

D. Sản xuất phần mềm thu thập thông tin, tài liệu trên máy tính của người dùng.

Câu 2: Cách bảo mật tài khoản Facebook là?

A. Tuyệt đối không ấn vào các link lạ, đặc biệt là các link nhờ bình chọn, các link khi bị gắn thẻ.

B. Đặt mật khẩu phức tạp (mật khẩu trên 8 ký tự, chứa cả chữ và số, cả chữ hoa và chữ thường và bao gồm cả các ký tự đặc biệt).

C. A và B đều đúng

D. A và B sai

Câu 3: Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

A. Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…

B. Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.

C. Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

D. Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

Câu 4: Tình huống: “Bạn nhận được cuộc gọi thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí, nếu đồng ý thì bạn phải nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng”. Đây là thủ đoạn lừa đảo gì?

A. Thông báo nợ cước viễn thông để lừa đảo.

B. Thông báo trúng thưởng để lừa đảo.

C. Đây không phải là thủ đoạn lừa đảo.

D. Thông báo tài khoản ngân hàng khác chuyển tiền nhầm vào tài khoản của bạn để lừa đảo.

Câu 5: Đáp án nào là thủ đoạn của tội phạm lừa đảo thông qua hình thức giả danh cán bộ ngành điện?

A. Gọi điện yêu cầu bạn cung cấp mã OTP để xác thực tài khoản ngân hàng.

B. Gọi điện thông báo bạn nợ cước và yêu cầu chuyển tiền ngay nếu không sẽ cắt điện

C. Gọi điện và thông báo bạn đang có một khoản vay đến hạn thanh toán.

D. Gọi điện và thông báo bạn có liên quan đến một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu bạn chuyển tiền để khắc phục hậu quả nếu không sẽ bị bắt.

Câu 6: Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.

B. Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.

C. Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.

D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Để chủ động phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần làm gì?

A. Không truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn (SMS, Facebook, Zalo…) và không chia sẻ mã OTP cho người khác.

B. Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân cần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngân hàng, nhà mạng để kiểm tra, xác thực hoặc liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

C. A và B đúng

D. chuyển tiền cho những đối tượng quen biết qua mạng xã hội.

Câu 8: Phòng chống tấn công Tấn công từ chối dịch vụ phân bố (DDOS)

A. Có thể hạn chế trong bằng cách lập trình

B. Chỉ có thể dùng tường lửa

C. Hiện nay đã có cách phòng chống hiệu quả

D. Cách hiệu quả duy nhất là lưu trữ và phục hồi (backup và restore)

Câu 9: Biện pháp phòng ngừa để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc quét mã QR là gì?

A. Không đăng nhập vào ứng dụng hay dịch vụ mà bạn không biết rõ thông qua mã QR

B. Không quét mã QR từ các tin nhắn thông báo nhận thưởng bất thường.

C. Không quét mã QR ngẫu nhiên từ các nguồn không rõ ràng.

D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Cơ cấu bảo mật nào sau đây được sử dụng với chuẩn không dây WAP?

A. SSL

B. WTLS

C. HTTPS

D. Mã hóa WEP

Câu 11: Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là

A. mạng.

B. an ninh mạng.

C. viễn thông.

D. truyền thông.

Câu 12: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

A. 07 chương, 43 điều.

B. 07 chương, 34 điều

C. 08 chương, 34 điều.

D. 08 chương, 43 điều.

Câu 13: “Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. mạng.

B. viễn thông

C. An ninh mạng.

D. truyền thông

Câu 14: Bộ luật nào dưới đây quy định những nội dung cơ bản về: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Luật An ninh quốc gia (năm 2004).

B. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

C. Luật Quốc phòng (năm 2018).

D. Luật An ninh mạng (năm 2018).

Câu 15: Audit (kiểm tra, kiểm toán) dùng trong an toàn CSDL nhằm: 

A. Xác thực đó là ai (authetication)? 

B. Ai đã làm gì? 

C. Cấp quyền ai có thể làm gì (authorization)? 

D. Tất cả các mục

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?

A. Đăng tải những thông tin, video clip quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam.

B. Xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

C. Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông.

D. Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Câu 2: Theo Luật An ninh mạng 2018. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là?

A. Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

B. Là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C. Là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

D. Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Câu 3: Mục nào không là tấn công chủ động 

A. Tấn công nghe lén (eavesdropping) 

B. Tấn công từ chối dịch vụ 

C. Tấn công replay 

D. Tấn công giả mạo (masquerade) 

Câu 4: Theo Luật An ninh mạng 2018. Sự cố an ninh mạng là?

A. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

B. Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C. Là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

D. Là tình trạng không gia mạng xuất hiện dấu hiện đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia , gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Câu 5: X800 là một : 

A. Cơ chế an toàn 

B. Dịch vụ an toàn 

C. Là một tiêu chuẩn 

D. Một dịch vụ không đáp ứng yêu cầu không thể từ chối (non-reputation) 

Câu 6: Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

B. Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

C. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

D. Tất cả đáp áp trên

Câu 7: Theo Luật An ninh mạng năm 2018 thì Tài khoản số là thông tin dùng để làm gì?

A. Xác thực để sử dụng thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng, được cơ quan có thẩm quyền số hóa

B. Chứng thực, xác thực, bảo đảm, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

C. Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

D. Phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

Câu 8: Người có hành vi vi phạm được quy định trong  Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

C. Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

D. Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Câu 9: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm?

A. Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng

B. Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái

C. Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Đâu là đối tượng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

A. Thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng

B. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin trước khi phê duyệt; Đề án nâng cấp hệ thống thông tin trước khi phê duyệt

C. Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; Đề án nâng cấp hệ thống thông tin

D. Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

Câu 11: Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương?

A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

B. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức

C. Ủy ban nhân dân cấp huyện

D. Ủy ban nhân dân cấp xã

Câu 12: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trừ thông tin quân sự và thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do ai thẩm định?

A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an

B. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng

C. Ban Cơ yếu Chính phủ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Không gian mạng quốc gia là gì?

A. Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng

B. Là hệ thống thông tin do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát

C. Là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát

D. Là hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia

Câu 14: Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung nào dưới đây

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

C. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất bao nhiêu giờ trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng?

A. 24

B. 12

C. 36

D. 72

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật?

A. 30 ngày

B. 10 ngày

C. 20 ngày

D. 40 ngày

Câu 2: Tội phạm mạng là?

A. Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố

C. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự

D. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính được quy định tại Bộ luật Hình sự

Câu 3: Trường hợp nào được kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

A. Khi đưa phương tiện điện tử, dịch vụ an toàn thông tin mạng vào sử dụng trong hệ thống thông tin

B. Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin

C. Kiểm tra định kỳ hằng năm

D. Các trường hợp trên đều được

Câu 4: Đối tượng có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?

A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có bằng cử nhân công nghệ thông tin

B. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin và có nguyện vọng

C. Công dân Việt Nam được Bộ công an đào tạo nghiệp vụ về an ninh mạng, có hiểu biết về công nghệ thông tin

D. Công dân Việt Nam có đủ sức khỏe, có bằng cử nhân công nghệ thông tin và được đào tạo nghiệp vụ về an ninh mạng

Câu 5: Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm

A. Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng

B. Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng

C. Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng

D. Tất cả đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay