Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 14 - Bài 1 - Chú dẻ và bông hoa bằng lăng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 14 - Bài 1 - Chú dẻ và bông hoa bằng lăng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 14 - Bài 1 - Chú dẻ và bông hoa bằng lăng
Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 14 - Bài 1 - Chú dẻ và bông hoa bằng lăng

TUẦN 14: VÒNG TAY BÈ BẠN

BÀI 1: CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Vị trí của cây bằng lăng ở đâu?

A. Gần tổ của một chú sẻ non

B. Ngay sát cửa sổ phòng của bạn Thơ

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Câu “Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ” được hiểu như thế nào?

A. Bông hoa chúi thấp xuống, lọt vào khuôn cửa sổ

B. Bông hoa bị héo

C. Bông hoa bị gãy

D. Đáp án khác

Câu 3: Câu “Ôi, đẹp quá!” trong bài đọc thuộc kiểu câu nào?

A. Câu khiến

B. Câu cảm

C. Câu hỏi

D. Không thuộc kiểu câu nào?

Câu 4: Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

A. Cho bé Lan

B. Cho mùa hoa

C. Cho bé Thơ

D. Cho chim sẻ

Câu 5: Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

A. Để tặng cho sẻ non.

B. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Chuyện gì xảy ra với bé Thơ?

A. Bé Thơ phải về quê

B. Bé Thơ bận đi du lịch

C. Bé Thơ phải đi học

D. Bé Thơ phải nằm viện

Câu 7: Vì sao mùa hoa này, bằng lăng không vui?

A. Bằng lăng không vui vì bé Thơ bạn của cây phải nằm viện

B. Vì mùa này, hoa bằng lăng không nở

C. Vì thời tiết khắc nghiệt

D. Cả A, B, C

 Câu 8: Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

A. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.

B. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.

C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Sẻ non yêu quý những ai?

A. Bằng lăng và bé Thơ

B. Cây bằng lăng trong vườn

C. Gia đình bé Thơ

D. Bé Thơ và gia đình của bé

Câu 10: Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn mình?

A. Hót se sẻ để bé Thơ chú ý và nhìn ra ngoài cửa sổ.

B. Đáp xuống cửa sổ và cất tiếng gọi bé Thơ đến bên bậu cửa sổ.

C. Đậu trên cành hoa làm cho bông hoa chúc xuống để bé Thơ nhìn thấy.

D. Ngắt những cánh bằng lăng tha vào phòng cho bé Thơ.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nội dung của câu chuyện "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng" là gì?

A. Bé Thơ phải đi viện và chỉ có Chim Sẻ và bằng lăng làm bạn

B. Bé Thơ phải đi viện và chỉ có chim sẻ và bằng lăng nhớ nhung, mong ngóng

C. Tình cảm ngưỡng mộ mà bằng lăng và chim sẻ đã dành cho bé Thơ

D. Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bằng lăng và chim sẻ dành cho bé Thơ

Câu 2: Vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa đã qua?

A. Vì bông hoa cuối cùng của mùa hoa đã tàn, những cánh hoa héo rũ, rơi rụng

B. Vì bông hoa cuối cùng nở cao hơn cửa sổ, bé không nhìn thấy nó

C. Vì chim sẻ chuyền cành khiến bông bằng lăng cuối cùng đã rơi xuống

D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy chim sẻ non giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng?

A. Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống.

B. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.

C. Bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn cửa sổ để bé Thơ có thể ngắm nhìn bông hoa bằng lăng cuối.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tình cảm mà bằng lăng và chim sẻ dành cho bé Thơ là gì?

A. rất muốn bé chú ý

B. rất căm hận bé

C. rất quý mến bé

D. rất muốn được bé yêu thương

Câu 5: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong truyện?

A. Bé Thơ và bông hoa bằng lăng

B. Chú sẻ, bằng lăng và bé Thơ

C. Bé Thơ và chú sẻ

D. Chú sẻ và bằng lăng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đâu là hình ảnh của cây bằng lăng có trong câu chuyện

Câu 2: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng minh họa cho câu chuyện trên?

Câu 3: Câu chuyện trên có thể được đặt một tên khác là gì?

A. Bông hoa bằng lăng cuối cùng

B. Chú Sẻ non tốt bụng

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hoa bằng lăng được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng áo tím

B. Nữ hoàng của các loài hoa

C. Nữ hoàng của mùa hạ

D. Đáp án khác.

Câu 2: Hoa bằng lăng đẹp nhất khi nào?

A. Khi khoe sắc tím trên cây cùng lá xanh

B. Khi màu tím chuyển sang nhạt dần

C. Khi bằng lăng chuyển hẳn sang màu trắng

D. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay