Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 14 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ bạn bè

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 14 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ bạn bè. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

TUẦN 14: VÒNG TAY BÈ BẠN

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ BẠN BÈ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Câu văn có hình ảnh so sánh trong bài đọc “Chú sẻ và và bông hoa bằng lăng” là?

A. Bé thơ cười tươi như một bông hoa.

B. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé thơ.

C. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.

D. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở.

Câu 2: Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống sau “ nắm…ôi”

A. x

B. s

C. l

D. m

Câu 3: Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống sau “ nước …ôi”

A. s

B. x

C. k

D. r

Câu 4: Điền vần thích hợp vào chỗ trống sau “đôi m…”

A. ắt

B. ặt

C. ác

D. át

Câu 5: Điền vần thích hợp vào chỗ trống sau “thắc m...”

A. ắt

B. ắc

C. ác

D. át

Câu 6: Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

“Bằng lăng và sẻ non .......................................................................................”

A. là đôi bạn thân

B. rất thân thiết với nhau

C. thương yêu nhau rất nhiều

D. Cả A, B, C

Câu 7: Ghép các tiếng sau thành từ ngữ “bạn”, “học”, “đôi”?

A. Bạn học

B. Đôi bạn

C. Học đôi

D. Cả A, B

Câu 8: Ghép các tiếng sau thành từ ngữ “bạn”, “bè”, “thân”, “đường”?

A. Bạn bè

B. Bạn thân

C. Bạn đường

D. Cả A, B

Câu 9: Từ ngữ nào sau đây chỉ tình cảm bạn bè?

A. thân thiết

B. trốn tìm

C. nhảy dây

D. học nhóm

Câu 10: Từ ngữ nào sau đây chỉ hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn?

A. đọc sách

B. yêu mến

C. yêu quý

D. thân mật

Câu 11: Câu “Mai, Minh và Châu là những người bạn thân thiết của em” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

D. Đáp án khác

Câu 12: Câu “Giờ ra chơi, chúng em chơi trốn tìm rất vui” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

D. Đáp án khác

Câu 13: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu Ai thế nào?

A. Em rất yêu quý Hằng, bạn ấy thật tốt bụng và luôn giúp đỡ em.

B. Vào những ngày nghỉ, chúng em thường học nhóm cùng nhau.

C. Em và bạn Minh đều là học sinh giỏi của lớp 3A

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 14: Điền vào chỗ trống sau

“An và Bích là đôi .... Cuối tuần, hai bạn thường chạy bộ quanh công viên. Mùa hè, hai bạn cùng tham gia câu lạc bộ bơi lội.”

A. bạn thân

B. bạn bè

C. bạn học

C. Đáp án khác

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh được so sánh với nhau trong câu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” là gì?

A. Tiếng suối

B. Tiếng hát xa

C. Trong

D. Tiếng suối và tiếng hát

 Câu 2: Từ ngữ chỉ các âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ sau là gì?

“Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.”

                                                   (Nguyễn Viết Bình)

A. ào ào

B. tiếng thác

C. tiếng mưa

D. rừng cọ

Câu 3: Từ ngữ chỉ các âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ sau là gì?

“Tiếng mưa ròn rọt

Như là đuổi nhau

Tiếng mưa rào rào

Như đang đổ thóc.

                                                                                  (Trần Lan Vinh)

A. Ròn rọt, rào rào

B. Đổ thóc

C. Tiếng mưa

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau

“bạn học”, “bạn bè”, “kết bạn”, “bạn thân”

A. kết bạn

B. bạn học

C. bạn bè

D. bạn thân

Câu 5: Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau

“chạy bộ”, “bơi lội”, “tốt bụng” , “múa hát”

A. chạy bộ

B. bơi lội

C. tốt bụng

D. múa hát

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói về đặc điểm hình dáng của con người?

A. Hồng là người bạn cùng lớp của em.

B. Em và bạn quen nhau vào đầu năm học lớp một.

C. Chúng em thường giúp đỡ nhau trong học tập và cũng hay tâm sự với nhau.

D. Hồng rất xinh xắn, lại dễ thương.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính tình của bạn bè?

A. Hồng rất xinh xắn, lại dễ thương.

B. Bạn không chỉ là một cô gái thông minh mà còn vô cùng tốt bụng.

C. Chúng em thường giúp đỡ nhau trong học tập và cũng hay tâm sự với nhau.

D. Có một lần, em bị ốm, Hồng đã đến thăm em hàng ngày và giảng lại bài trên lớp cho em.

Câu 3: Câu nào sau đây nói về tình cảm của em dành cho bạn bè?

A. Hồng là người bạn cùng lớp của em.

B. Em yêu quý Hồng rất nhiều.

C. Chúng em thường giúp đỡ nhau trong học tập và cũng hay tâm sự với nhau.

D. Có một lần, em bị ốm, Hồng đã đến thăm em hàng ngày và giảng lại bài trên lớp cho em.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong câu thơ sau, chữ cái nào cần phải viết hoa?

“em về hội với tản viên

bức tranh vẽ núi chiều êm tây hồ.”

                                                                                  (Nguyễn Hoàng Sơn)

A. Hội

B. Tản Viên, Tây Hồ

C. Em, Bức

D. Cả B, C đều đúng

Câu 2: Giả sử em là bé Thơ, câu nào sau đây thể hiện lời cảm ơn của bé Thơ tới những người bạn của mình là chú sẻ và bằng lăng?

A. Tớ cảm ơn và yêu hai bạn rất nhiều – những người bạn tốt của tớ!

B. Tớ vô cùng xúc động vì bằng lăng và chim sẻ đã giúp tớ được ngắm bông hoa bằng lăng cuối mùa.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay