Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 15 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau - Dấu gạch ngang
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 15 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau - Dấu gạch ngang . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 15: VÒNG TAY BÈ BẠNBÀI 3: ĐÔI BẠNA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Tác giả của bài thơ "Đôi bạn" là ai?
A. Thanh Thảo
B. Xuân Quỳnh
C. Hoàng Tá
D. Nam Cao
Câu 2: Ở khổ thơ thứ 1 Mưa được so sánh với gì?
A. Khách lạ
B. Khách quen
C. Hàng xóm
D. Người thân
Câu 3: Ở khổ thơ thứ 1 Gió được so sánh với gì?
A. Khách lạ
B. Khách quen
C. Hàng xóm
D. Người thân
Câu 4: Trong khổ thơ thứ 2 bức mành reo như nào?
A. Reo vang
B. Reo khe khẽ
C. Reo lớn
D. Reo nhỏ
Câu 5: Bức mành đón ai vào trong nhà?
A. Mưa
B. Nắng
C. Mây
D. Gió
Câu 6: Gió mở túi hương ra để làm gì?
A. Làm lạnh căn phòng
B. Cho không khí dễ chịu hơn
C. Tỏa đầy nôi bé ngủ
D. Tất cả phương án trên đều sai
Câu 7: Sau khi vào nhà gió lại có hành động gì?
A. Đi chẳng kịp chào ai
B. Đi chào mọi người
C. Ở mãi trong căn phòng
D. Tất cả phương án trên đều sai
Câu 8: Gió đi không chào ai làm cho vườn cây như thế nào?
A. Lặng nhìn theo ngơ ngác
B. Tức giận
C. Dỗi
D. Cáu gắt
Câu 9: Ở khổ thơ thứ 4 tác giả miêu tả mưa như thế nào?
A. Đủng đỉnh dạo qoanh nhà
B. Chạy nhảy quanh nhà
C. Bay quanh nhà
D. Đi dạo quanh nhà
Câu 10: Mưa đeo nhẫn cho ai?
A. Lá
B. gió
C. Hoa
D. Lá
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói mưa và gió hai tính tình khác nhau?
A. Vì tác giả muốn tạo sự gay cấn cho bài đọc
B. Vì gió và mưa có những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng không thể tách rời nhau
C. Đáp án A và B đúng
D. Đáp án A và B sai
Câu 2: Bài thơ "Đôi bạn" có mấy khổ?
A. 2 khổ
B. 3 khổ
C. 4 khổ
D. 5 khổ
Câu 3: Mưa xâu cườm cho ai?
A. Lá
B. gió
C. Hoa
D. Lá
Câu 4: Theo em, mưa và gió có chung nhau ước mơ gì?
A. Ước mơ bay nhảy
B. Được đi đến nhiều nơi
C. Giúp cho cây cối và sinh vật phát triển
D. Đáp án B và C đều đúng
Câu 5: Em trong khổ thơ thứ hai đang làm gì?
A. Đang chạy
B. Đang ngồi
C. Đang khóc
D. Đang ngủ
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hình ảnh nào miêu tả những việc làm của mưa?
A. Mưa đủng đỉnh dạo quanh nhà
B. Đeo nhẫn cho hoa
C. Xâu cườm cho lá
D. Cả A, B, C
Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính tình của bạn bè?
A. Hồng rất xinh xắn, lại dễ thương.
B. Bạn không chỉ là một cô gái thông minh mà còn vô cùng tốt bụng.
C. Chúng em thường giúp đỡ nhau trong học tập và cũng hay tâm sự với nhau.
D. Có một lần, em bị ốm, Hồng đã đến thăm em hàng ngày và giảng lại bài trên lớp cho em.
Câu 3: Bức tranh nào sau đây minh họa cho bài thơ “Đôi bạn” của tác giả Hoàng Tá?
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết sự gắn bó giữa các sự vật trong bức tranh dưới đây
A. Cầu vồng – đám mây luôn đi kèm với nhau, có sự gắn bó thân thiết không thể tách rời.
B. Con sóc – cây luôn đi kèm với nhau, có sự gắn bó thân thiết không thể tách rời.
C. Cây lúa – đồng ruộng luôn đi kèm với nhau, có sự gắn bó thân thiết không thể tách rời.
D. Cả B, C đều đúng
Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa các sự vật được nhắc đến trong câu thơ dưới đây?
“Bầu trời xanh bao la
Những đám mây bồng bềnh
Trôi mau đi, trôi mau
Cùng vui đùa với gió
Gió ơi, tôi gọi gió
Cùng với đám mây trôi.”
(Vũ Thị Diệu Linh)
A. Mây và gió
B. Cầu vồng và mây
C. Cầu vồng và gió
D. Cả A, B, C đều sai
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 3: Đôi bạn (tiết 8)