Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 16 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 16 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

TUẦN 16: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ GIA ĐÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Từ ngữ nào sau đây chỉ họ hàng trong gia đình?

A. Xoong, nồi, bếp, rổ, giá, đũa, thìa, bát, muỗng

B. Thầy cô, bạn bè, hiệu trưởng, bàn ghế, lớp học

C. Y tá, bác sĩ, bệnh nhân

D. Ông bà, cha mẹ, cô chú, cậu mợ, bác cháu, dì cháu

Câu 2: Nhóm từ nào sau đây thuộc nhóm từ “mong đợi”?

A. Yêu thương, yêu quý, thương mến

B. Mong chờ, chờ đợi, trông mong

C. Chăm chút, chăm nom, săn sóc

D. Đáp án khác

Câu 3: Nhóm từ nào sau đây thuộc nhóm từ “thương yêu”?

A. Yêu thương, yêu quý, thương mến

B. Mong chờ, chờ đợi, trông mong

C. Chăm chút, chăm nom, săn sóc

D. Đáp án khác

Câu 4: Nhóm từ nào sau đây thuộc nhóm từ “Chăm sóc”?

A. Yêu thương, yêu quý, thương mến

B. Mong chờ, chờ đợi, trông mong

C. Chăm chút, chăm nom, săn sóc

D. Đáp án khác

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “Cậu mợ luôn quan tâm ... chúng tôi.”

A. Thương mến

B. Trông mong

C. Chăm sóc

D. Đáp án khác

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “Bà rất ...... các cháu.”

A. Thương mến

B. Trông mong

C. Chăm sóc

D. Thương yêu

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “Bà rất ...... các cháu.”

A. Thương mến

B. Chăm nom

C. Chăm sóc

D. Thương yêu

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “Chúng tôi ..... ngày về thăm quê.”

A. Mong đợi

B. Chăm nom

C. Chăm sóc

D. Thương yêu

Câu 9: Câu “ Lan ngồi quạt cho bà ngủ” thuộc loại câu gì?

A. Ai thế nào?

B. Ai là gì?

C. Ai làm gì?

D. Đáp án khác

Câu 10: Câu “ Minh là cô bé rất yêu thương bà.” thuộc loại câu gì?

A. Ai thế nào?

B. Ai là gì?

C. Ai làm gì?

D. Đáp án khác

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “Rách lành ..., dở hay đỡ đần”

A. mong chờ

B. quý mến

C. yêu thương

D. đùm bọc

 Câu 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi chỗ trống

Hằng ngày, ……… đi làm, còn ……… tôi đi học. Cuối tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm ………. Cả nhà quây quần vui vẻ.

A. Bố mẹ/ chị em/ông bà

B. Chị em/ ông bà/ bố mẹ

C. Ông bà/ chị em/ bố mẹ

D. Đáp án khác

Câu 3: Loang lổ có nghĩa là gì?

A. Được phủ kín màu

B. Nhẵn mịn, đẹp đẽ

C. Có nhiều mảng màu, đan xem lộn xộn

D. Rất đều màu

Câu 4: Ngắt đoạn văn sau thàng 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả

“Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi ông thường kể cho anh em tôi những câu chuyện thú vị chúng tôi rất yêu quý ông.”

A. Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông thường kể cho anh em tôi những câu chuyện thú vị. Chúng tôi rất yêu quý ông

B. Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi ông thường kể cho anh em tôi. Những câu chuyện thú vị. Chúng tôi rất yêu quý ông

C. Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông thường kể cho anh em tôi những câu chuyện thú vị chúng. Tôi rất yêu quý ông

D. Đáp án khác

Câu 5: Những từ ngữ nào sau đây chỉ những người thân ở họ nội?

A. Ông ngoại, bà ngoại, bác

B. Ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em

C. Ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em

D. Chú, thím, cô

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Con hãy lựa chọn các cụm từ thích hợp ở cột phải và điền vào chỗ trống ở cột trái để tạo thành câu hoàn chỉnh

1. Những cơn gió nóng mùa hè …..
2. Trời xanh ngắt trên cao, …..

a. xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

b. đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.

A. 1 – a; 2 – b

B. 1 – b; 2 – a

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Chọn từ ngữ ở cột trái phù hợp với từ ngữ ở cột phải để tạo thành câu

1. Vì được chăm sóc thường xuyên

a) Vì được về quê thăm ông bà.

2. Những con tò he được làm ra

b) Mảnh vường của bà luôn xanh tốt

3. Tôi thích nhất mùa hè

c) Nhờ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân

A. 1 – c; 2 – b; 3 – a

B. 1 – b; 2 – a; 3 – c

C. 1 – b; 2 – c; 3 – a

D. 1 – c; 2 – a; 3 – b

Câu 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và điền dấu câu phù hợp vào ô chỗ trống

“Hà chạy ù vào nhà lấy quạt, rối rít hỏi

- Mẹ có mệt lắm không □ Sao mẹ gánh nặng thế □  Mẹ ngồi xuống đây con quạt cho mẹ □

Phượng lễ mễ hai tay bưng bát chè xanh nóng

- Con mời mẹ uống nước ạ □

Mẹ cầm bát nước nhìn hai con, lòng tràn đầy yêu thương □”

                                                                        (Theo Nguyễn Văn Chương)

A. ?/ ?/ ./ !/ .

B. !/ ?/./ !/ .

C. ?/ ?/./ !/ ,

D. !/ ?/./ ?/ .

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Thành ngữ, tục ngữ sau đây thuộc nhóm thích hợp nào?

“Con có cha như nhà có nóc”

A. Cha mẹ đối với con cái

B. Con cháu đối với ông bà, cha mẹ

C. Anh chị em đối với nhau

D. Đáp án khác

Câu 2: Thành ngữ, tục ngữ sau đây thuộc nhóm thích hợp nào?

“Anh em như thể chân tay”

A. Cha mẹ đối với con cái

B. Con cháu đối với ông bà, cha mẹ

C. Anh chị em đối với nhau

D. Đáp án khác

=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 1: Ông ngoại (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay