Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 17 - Bài 4 -Thuyền giấy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 17 - Bài 4 -Thuyền giấy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 17 - Bài 4 -Thuyền giấy
Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 17 - Bài 4 -Thuyền giấy

TUẦN 17: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 4: THUYỀN GIẤY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc là ai?

A. Thanh Thảo

B. Trương Huỳnh Như Chân

C. Tố Hữu

D. Nam Cao

Câu 2: Trong đoạn đầu bài đọc thời gian sảy ra sự việc trên là lúc nào?

A. Buổi sáng

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều

D. Buổi tối

Câu 3: Khi cơn mưa trút xuống cô bé đã làm gì?

A. Gấp giấy

B. Nghịch nước

C. Tắm mưa

D. Hứng nước mưa

Câu 4: Cô bé đã gấp giấy hình con gì ?

A. Con ếch

B. Con hổ

C. Con thuyền

D. Con trâu

Câu 5: Gấp xong cô bé thả con thuyền đi đâu?

A. Ra hồ

B. Ra sông

C. Ra suối

D. Thả xuống dòng nước trước sân nhà

Câu 6:  Khi thấy con thuyền dập dềnh trôi cậu bé có biểu cảm như thế nào?

A. Cười vui thích thú

B. Buồn bã

C. Phấn khởi

D. Ngạc nhiên

Câu 7: Cô bé đang mơ điều gì khi theo dõi từng con thuyền giấy đang lênh đênh trên sóng nước?

A. ước được làm cô gíao

B. ước được làm thuyền trưởng

C. ước làm con thuyền

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 8: Cô bé quên mất điều gì?

A. Quên mất cuộc đi chơi đã định

B. Quên cả nỗi buồn chán vì trời mưa

C. Quên làm bài tập

D. Đáp án A và B đều đúng

Câu 9: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng mưa?

A.Quên mất cuộc đi chơi đã định, quên cả cái buồn chán vì trời mưa.

B. Con thích thú xoè bàn tay ra hứng mưa.

C. Những giọt nước mưa trong veo vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn, bắn ra những tia nước mát lạnh bám trên đầu tóc khiến con cười vang.

D. Tất cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Người mẹ nghĩ và mong muốn điều gì khi ngắm con vui chơi?

A.  Muốn con bớt nghịch ngợm

B. Muốn con gấp nhiều thuyền hơn

C. Muốn con khám phá trời mưa

D. Hãy để trí tưởng tượng của con mãi bay xa.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ?

A. Vì mẹ đoán ngày bé mẹ cũng chơi như vậy

B. Mẹ nhớ lại ngày xưa

C. Vì tiếng cười của con gái va lanh canh vào mưa làm rộn nhịp tim của người mẹ nên người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ.

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 2: " Lênh đênh" được hiểu là?

A. Bằng phẳng

B. Tĩnh lặng

C. Trôi bập bềnh trên mặt nước không có hướng

D. Chuyển động lên xuống một cách nhịp nhàng

Câu 3: "Dập dềnh" được hiểu là?

A. Bằng phẳng

B. Tĩnh lặng

C. Âm u

D. Chuyển động lên xuống một cách nhịp nhàng

Câu 4: “Lanh canh” được hiểu là?

A. Âm thanh trong và giòn, gợi niềm vui

B. Tĩnh lặng

C. Âm u

D. Chuyển động lên xuống một cách nhịp nhàng

Câu 5: Khi mưa trút xuống, bạn nhỏ làm những gì?

A. Khi mưa trút xuống bạn nhỏ gấp những chiếc máy bay giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.

B. Khi mưa trút xuống bạn nhỏ gấp những con hạc giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.

C. Khi mưa trút xuống bạn nhỏ gấp những chiếc thuyền giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.

D. Khi mưa trút xuống bạn nhỏ gấp những ngôi sao giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết tên của đồ chơi được gấp bằng giấy trong hình dưới đây?

A. Con ếch giấy

B. Con hạc giấy

C. Đông Nam Tây Bắc

D. Ngôi sao giấy

Câu 2: Bức tranh nào sau đây minh họa cho bài thơ trên?

Câu 3: Bài hát nào sau đây nói về tình cảm gia đình?

A. Cả Nhà Thương Nhau (Phan Văn Minh)

B. Gia Đình Nhỏ, Hạnh Phúc To (Nguyễn Văn Chung)

C. Ba Ngọn Nến Lung Linh (Phương Thảo – Ngọc Lễ)

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm gia đình?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

B. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

C. Ngó lên luộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Câu 2: Em hãy sắp xếp thứ tự các câu sau để hoàn thành đoạn hội thoại của một bạn nhỏ gọi điện cho ông bà để hỏi thăm sức khỏe và kể một niềm vui ở trường.

(1) Ôi! Chào cháu dạo này cháu học hành thế nào? Bố mẹ và em Na có khỏe không?

(2) Alô, cháu chào ông cháu là Minh Châu con bố Cường, mẹ Nụ đây ạ.

(3) Dạ, cháu học bình thường, cả nhà cháu khỏe ông ạ? Tình hình sức khỏe ông bà thế nào ạ? Bà có còn bị đau chân không ạ?

(4) Ông bà vẫn khỏe cháu ạ.

(5) Ôi ông bà vui quá cả nhà nhớ về sớm nhé.

(6) Dạ vâng, cháu gọi điện hỏi thăm ông bà và báo với ông bà 26 Tết này cả nhà cháu sẽ về ông bà ăn Tết ạ.

(7) Vâng ạ, thôi cháu dừng máy đây ạ, cháu chào ông.

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) – (6) – (7)

B. (2) – (3) – (1) – (4) – (6) – (5) – (7)

C. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7)

D. (2) – (1) – (3) – (6) – (4) – (5) – (7)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay