Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 26 - Bài 16 - A lô, tớ đây

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệmTuần 26 - Bài 16 - A lô, tớ đây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 26 - Bài 16 - A lô, tớ đây

TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

BÀI 16: A LÔ, TỚ ĐÂY

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Giờ ra chơi, điều gì khiến Minh rất vui?

A. được bố mẹ cho phép đi chơi với An

B. được bố mẹ mua quà tặng

C. được bố mẹ cho phép mua cuốn truyện tranh

D. được bố mẹ cho phép gọi điện nói chuyện với An.

Câu 2: Lần đầu tiên An gọi điện thoại cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau thế nào?

A. Hai bạn thì thào, nói nhỏ quá nên cứ phải nói đi nói lại

B. Hai bạn chỉ cười mà không nói gì

C. Hai bạn nói chuyện với nhau rất vui, khoái chí và còn nói rất to, rất tự nhiên như nói cả thành phố nghe.

D. Hai bạn hát cho nhau nghe

Câu 3: Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện có gì khác lần một?

A. Các bạn nói chuyện với nhau rất vui, khoái chí và còn nói rất to, rất tự nhiên như nói cả thành phố nghe.

B. Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện nói chuyện nhỏ và rón rén hơn lần đầu.

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B

Câu 4: Khi biết An được phép gọi điện cho bạn bè, nhân vật “tôi” cảm thấy như thế nào?

A. Chán nản

B. Hạnh phúc

C. Vui vẻ

D. Sung sướng

Câu 5: Khi đi học về, nhân vật “tôi” đã làm gì?

A. Vội vàng cất cặp và đi sang nhà An chơi

B. Vội vàng cất cặp và xin phép bố mẹ cho nghe điện thoại

C. Cất cặp và xin phép bố mẹ gọi điện cho An

D. Đáp án khác.

Câu 6: Điền vào chỗ trống sau “Điện thoại reo, cứ như là ...”.

A. tiếng còi xe

B. trái tim tôi đang rung lên

C. trái tim tôi đang đập thình thịch

D. trái tim tôi đang cất tiếng hát

Câu 7: Lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại, hai bạn cảm thấy như thế nào?

A. Khó chịu vì không biết sử dụng điện thoại

D. Hay hơn nói chuyện ở lớp

B. Không hay bằng nói chuyện ở trên lớp

C. Khó chịu vì tiếng quá to

Câu 8: Bố bảo gì với An?

A. Bố An bảo hai cậu bạn nói cho cả thành phố nghe thấy

B. Bô An bảo hai cậu bạn nói cho cả thế giới nghe thấy

C. Không bảo gì

D. Cả A, B đều đúng

Câu 9: Bố của nhân vật “tôi” nói gì?

A. Bố bảo hai cậu bạn nói cho cả thành phố nghe thấy

B. Bố bảo hai cậu bạn nói cho cả thế giới nghe thấy

C. Không bảo gì

D. Cả A, B đều đúng

Câu 10: Từ “khoái chí” trong câu chuyện được hiểu như thế nào?

A. Thích thú vì được như ý

B. Thể hiện thái động đồng tình, tán thưởng

C. Cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây ra tiếng động

D. Cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hành động gật gù của ông bố trong câu chuyện thể hiện điều gì?

A. Thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng

B. Thẻ hiện thái độ hài lòng

C. Thể hiện không đồng tình

D. Đáp án khác

Câu 2: Cụm từ “Là  cái chắc” có trong câu chuyện được hiểu như thế nào?

A. Khẳng định điều gì đó đúng

B. Khẳng định điều gì đó chưa đúng

C. Suy đoán một sự việc

D. Không có ý nghĩa gì

Câu 3: Hành động rón rén được hiểu như thế nào?

A. Thích thú vì được như ý

B. Thể hiện thái động đồng tình, tán thưởng

C. Cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây ra tiếng động

D. Cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú

Câu 4: Từ ngữ nào dưới đây mô tả điệu cười của hai bạn nhỏ trong câu chuyện?

A. Cười rúc rích

B. Cười khà khà

C. Cười phá lên

D. Cười ha hả

Câu 5: Tác giả của câu chuyện trên là ai?

A. Trần Đăng Khoa

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Xuân Diệu

D. Bùi Tuệ Minh

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một số lợi ích của điện thoại là?

A. Liên lạc, nhắn tin, nói chuyện với bạn bè

B. Giải trí hay làm việc trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn với điện thoại thông minh.

C. Thanh toán hóa đơn dễ dàng.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Ai là người đầu tiên phát minh ra điện thoại?

A. Alexandre Gramham Bell

B. Alexandre Yersin

C. Anh x-tanh

D. Thomas Edison

Câu 3: Đâu là hình ảnh của chiếc điện thoại thông minh?

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các câu để hoàn thành đoạn hội thoại sau

(1) Tớ đây. – Tôi cũng gào lên.

(2) A lô...Minh hả? – An gào lên trong máy.

(3) Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ. – An cười to.

(4) Hơn là cái chắc. – Tôi cũng cười to không kém

(5) A lô. – Tôi rón rén.

(6) Đến lượt cậu gọi lại cho tớ nhé. – An hét lên rồi tắt máy.

(7) A lô, bố tớ bảo chúng mình nói cho cả thành phố nghe thấy. – An thì thào.

(8) Thế cậu nói nhỏ hơn tớ đấy. Bố tớ bảo tớ nói cho cả thế giới nghe thấy cơ

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7) – (8)

B. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7) – (8)

C. (2) – (1) – (3) – (6) – (4) – (5) – (7) – (8)

D. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (7) – (5) – (8)

Câu 2: Chúng ta có thể sử dụng thiết bị nào dưới đây để liên lạc với người khác?

A. Tivi

B. Tủ lạnh

C. Máy tính, điện thoại

D. Lò vi sóng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay