Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 26 - Bài 16 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ về giao tiếp, câu kể, câu hỏi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 26 - Bài 16 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ về giao tiếp, câu kể, câu hỏi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

BÀI 16: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP; CÂU KỂ, CÂU HỎI 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ “rán” có nghĩa là gì?

A. Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi

B. Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo,...

C. Loài bọ râu dài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm

D. Đáp án khác

Câu 2: Từ “gián” có nghĩa là gì?

A. Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi

B. Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo,...

C. Loài bọ râu dài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm

D. Đáp án khác

Câu 3: Từ “dán” có nghĩa là gì?

A. Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi

B. Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo,...

C. Loài bọ râu dài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm

D. Đáp án khác

Câu 4: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau

“ Trong khu rừng ... có một cây sồi to, cành lá xum xuê che ... cả một góc ... Cây sồi ... kiêu ngạo về vóc ... và sức mạnh của mình. Trong ... có nhiều loài chim nhưng cây sồi chỉ thích kết bạn với các loại chim xinh đẹp và hót hay như họa mi, sơn ca,...”                                                                      

A. già/ rợp/ rừng/ rất/ dáng/ rừng

B. dà/ rợp/ rừng/ rất/ dáng/ rừng

C. già/ dợp/ rừng/ rất/ dáng/ rừng

D. già/ rợp/ rừng/ rất/ ráng/ rừng

Câu 5: Câu kể là những câu được dùng để làm gì?

A. Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

B. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

C. Nêu yêu cầu, mong muốn hoặc nguyện vọng của mình.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 6: Cuối câu kể thường có dấu gì?

A. dấu chấm

B. dấu hỏi

C. dấu chấm than

D. dấu phẩy

Câu 7: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể?

A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm.

B. Răng em đau, phải không?

C. Ôi, răng đau quá!

D. Em về nhà đi.

Câu 8: Đâu là câu kể lại các việc con làm hằng ngày sau khi đi học về?

A. Hằng ngày, sau khi đi học về, em lại giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

B. Ở lớp học, chúng em lúc nào cũng hăng say và nỗ lực học tập.

C. Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường làm gì?

D. Cả A, B

Câu 9: Đâu là câu kể tả chiếc bút con đang dùng?

A. Vào dịp sinh nhật vừa rồi, mẹ đã tặng cho em một chiếc bút máy rất đẹp.

B. Chiếc bút máy đẹp quá!

C. Chiếc bút máy này viết rất trơn, mực ra đều, nét thanh nét đậm rõ ràng.

D. Cả A, C

Câu 10: Đâu là câu kể để trình bày ý kiến của con về tình bạn?

A. Bạn thân nhất của cậu là ai?

B. Bạn là người mà ta có thể sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.

C. Nếu là bạn bè thì sẽ không bỏ rơi nhau mỗi khi gặp khó khăn.

D. Cả B, C

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “Sông Bạch Đằng đã đi vào ... sử ... giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ai đã đi qua nơi này cũng cảm thấy tự hào về ... thống giữ nước của  ... ông ta.”

                                                                                            (Theo Đoàn Minh Tuấn)

A. trang/ chống/ truyền/ cha

B. chang/ trống/ chuyền/ tra

C. chang/ chống/ chuyền/ cha

D. trang/ trống/ chuyền/ cha

Câu 2: Đâu không phải là câu kể để nói lên niềm vui của con khi nhận điểm tốt?

A. A! Mẹ ơi con được 10 điểm Toán ạ!

B. Ngày mai, em bước vào kì thi học sinh giỏi.

C. Giờ trả bài kiểm tra, em rất vui và có chút xúc động vì được cô giáo tuyên dương trước lớp.

D. Cả A, B

Câu 3: Câu dưới đây thuộc loại câu gì?

“ Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra.”

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Câu 4: Câu dưới đây thuộc loại câu gì?

“ Cháu ơi, cảm ơn cháu!

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm thán

D. Câu khiến

Câu 5: Câu dưới đây thuộc loại câu gì?

“ Cháu ơi, cảm ơn cháu!

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm thán

D. Câu khiến

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy quan sát và cho biết từ ngữ chứa dấu hỏi trong tranh dưới đây

A. Con khỉ

B. Con hươu cao cổ

C. Con hổ

D. Cả A, B, C

Câu 2: Câu nào dưới đây thuộc loại câu hỏi?

A. Chao ôi, đôi giàu mới đẹp làm sao!

B. Hãy xem những trái cây mình trồng này!

C. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

D. Trăng đêm nay sáng quá!

Câu 3: Câu nào dưới đây thuộc loại câu kể?

A. Thưa bác, xin bác nhường đường giúp cháu ạ!

B. Từ trong bụi rậm, con gấu nhào ra, vồ vào những người khách đến thăm quan

C. Những đám mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời.

D. Cả B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy đọc đoạn văn sau và nối mỗi câu ở cột A với chức năng ở cột B

Cột A

Cột B

1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

a. Nêu ý kiến nhận định.

2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

b. Kể sự việc.

3. Chúng tôi vui sướng như phát dại nhìn lên trời.

c. Tả cánh diều

4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

d. Tả tiếng sáo diều

5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

e. Kể sự việc và nói lên tình cảm.

A. 1 – b; 2 – c; 3 – e; 4 – d; 5 – a

B. 1 – c; 2 – b; 3 – e; 4 – d; 5 – a

C. 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – e; 5 – a

D. 1 – b; 2 – c; 3 – e; 4 – a; 5 – d

Câu 2: Em hãy xác định câu kể trong đoạn văn sau

“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ."

A. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

B. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ.

C. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

D. Tất cả các câu trong đoạn văn trên đều là câu kể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay