Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 31 - Bài 24 - Cùng Bác qua suối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 31 - Bài 24 - Cùng Bác qua suối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

BÀI 24: ĐỌC: CÙNG BÁC QUA SUỐI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?

A. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước.

B. Khi Bác gần qua được suối, Bác bị trượt chân, suýt ngã.

C. Bác cúi xuống, nhặt hòn đá, đặt lên bờ

D. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, rồi ân cần hỏi

Câu 2: Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu?

A. Đi công tác

B. Đi leo núi

C. Đi thuyền

D. Đi sang nước ngoài

Câu 3: Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau như thế nào?

A. Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận!

B. Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Khi bị trượt chân, Bác đã làm gì?

A. Xem lại chỗ vừa trượt chân

B. Cúi xuống, nhặt hòn đá, đặt lên bờ

C. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ tới

D. Cả A, B

Câu 5: Hòn đá chỗ Bác bị trượt chân được miêu tả như thế nào?

A. Hòn đá phẳng, trơn bóng

B. Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn

C. Hòn đá nằm ở chỗ sắp đến bờ, người ta thường chủ quan nên rất dễ ngã

D. Cả A, B

Câu 6: Lần khác, bác cháu lại đi qua một con suối như thế nào?

A. Có những hòn đá bắc thành lối đi

B. Có nước chảy xiết

C. Có dòng nước chảy êm ả

D. Có dòng nước trong vắt, xanh mát

Câu 7: Khi anh chiến sĩ bị sẩy chân ngã, Bác đã làm gì?

A. Bác tiếp tục đi sang tới bờ bên kia

B. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới rồi ân cần hỏi han

C. Cả A, B đều sai

D. Đáp án khác

Câu 8: Những cảm xúc nào thường thấy trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới?

A. Lo lắng

B. Hồi hộp

C. Hào hứng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Bác đã nói gì khi anh chiến sĩ đi tới?

A. Chú ngã có đau không?

B. Lý do vì sao anh chiến sĩ bị ngã?

C. Phê bình vì sự bất cẩn của anh chiến sĩ

D. Cả A và B

Câu 10: Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?

A. Bảo anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn để người khác qua suối không bị ngã nữa.

B. Bảo anh chiến sĩ tiếp tục hành quân

C. Tiếp tục cuộc hành trình

D. Cả A, B

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các sự việc sau cho đúng với trình tự trong câu chuyện

(1) Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ

(2) Bác cháu tiếp tục lên đường.

(3) Anh chiến sĩ quay lại kê hoàn đá cho chắc.

(4) Một chiến sĩ sẩy chân ngã

A. (4) – (1) – (3) – (2)

B. (1) – (4) – (3) – (2)

C. (4) – (3) – (1) – (2)

D. (4) – (2) – (3) – (1)

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?

A. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước.

B. Thỉnh thoảng nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần đó!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cần thận!”.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?

A. Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã cúi xuống nhặt và đặt hòn đá lên bờ. Bác làm vậy để tránh cho người đi sau khỏi bị ngã.

B. Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã cúi xuống nhặt và vứt hòn đá đó đi. Bác làm vậy để tránh cho người đi sau khỏi bị ngã.

C. Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã dặn mọi người đi cẩn thận kẻo ngã

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Đâu là những phẩm chất của Bác được thể hiện trong câu chuyện trên?

A. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

B. Tư duy nhạy bén, suy nghĩ sâu sắc, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng

C. Cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, biết suy nghĩ cho người khác

D. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

Câu 5: Từ “chủ quan” có trong bài được hiểu như thế nào?

A. không để ý, thiếu thận trọng

B. thận trọng

C. Tinh tế

D. Cẩn thận, tỉ mỉ

Câu 6: Từ “kênh” trong bài được hiểu là gì?

A. lệch

B. méo

C. không cân, không phẳng

D. Cả A, C

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Bức tranh nào sau đây là bức tranh về Bác Hồ?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Em hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết quê hương của Bác Hồ ở đâu?

Về thăm nhà Bác

“Về thăm nhà Bác, làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Có con bướm trắng lượn vòng

Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.”

A. Làng sen (hay Kim Liên), xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

B. Làng Lam Giang (hay Lam Sơn) huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

C. Làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

D. Đáp án khác.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào sau đây nói về Bác Hồ?

A. Viếng Lăng Bác

B. Về Thăm Nhà Bác

C. Em vẽ Bác Hồ

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây mô tả đặc điểm về ngoại hình của Bác Hồ?

Đoạn 1:

Đêm nay bên bến Ô Lâu

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ

Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu

Mắt hiền sáng rực như sao

Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Đoạn 2:

Khi em ra đời

Đã không còn Bác

Chỉ còn tiếng hát

Chỉ còn lời ca

Chỉ còn câu chuyện

Chỉ còn bài thơ

Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần

Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân

Đoạn 3:

Em vẽ Bác Hồ

Trên tờ giấy trắng

Em vẽ vầng trán

Trán Bác Hồ cao

Em vẽ tóc râu

Chì vờn nhè nhẹ

A. Đoạn 1

B. Đoạn 2

C. Đoạn 3

D. Đoạn 1 và Đoạn 3

=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 24: Cùng Bác qua suối

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay