Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 32 - Bài 26 - Luyện từ và câu - Dấu hai chấm, dấu phẩy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 32 - Bài 26 - Luyện từ và câu - Dấu hai chấm, dấu phẩy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 32: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH

BÀI 26: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU HAI CHẤM, DẤU PHẨY;  ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Ở bên kia sông một nhà máy mới đang được xây dựng.”

A. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.

B. Ở bên kia sông một nhà máy mới, đang được xây dựng.

C. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.

D. Ở bên kia, sông một nhà máy mới đang được xây dựng.

Câu 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.”

A.  Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say, thu hoạch lúa.

B.  Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

C.  Ngoài đồng, bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

D.  Ngoài đồng bà con, nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

Câu 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.”

A.  Trên sườn đồi đàn cò béo, mập đang ung dung gặm cỏ.

B.  Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.

C.  Trên sườn đồi, đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.

D.  Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung, gặm cỏ.

Câu 4: Em hãy đặt câu hỏi dạng “Để làm gì?” cho câu trả lời sau đây

“ Chúng ta tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.”

A. Chúng ta tập thể dục, thể thao để làm gì?

B. Vì sao chúng ta cần tập thể dục, thể thao?

C. Ai cần tập thể dục, thể thao?

D. Nâng cao sức khỏe để làm gì?

Câu 5: Em hãy đặt câu hỏi dạng “Để làm gì?” cho câu trả lời sau đây

“ Rô-bốt được tạo ra để thực hiện những công việc khó, nguy hiểm thay con người.”

A. Rô-bốt được tạo ra để làm gì?

B. Vì sao Ro-bốt có thể thực hiện những công việc khó, nguy hiểm thay con người?

C. Cái gì được tạo ra để thực hiện những công việc khó, nguy hiểm thay con người?

D. Đáp án khác

Câu 6: Em hãy đặt câu hỏi dạng “Để làm gì?” cho câu trả lời sau đây

“ Chúng ta cần học ngoại ngữ để có thể giao tiếp được với bạn bè quốc tế.”

A. Vì sao chúng ta cần học ngoại ngữ?

B. Ai cần học ngoại ngữ?

C. Chúng ta cần học ngoại ngữ để làm gì?

D. Đáp án khác

Câu 7: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………"

A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.

B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.

C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch đầu dòng.

D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.

Câu 8: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong câu:

"Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

A. Mãi sau này, : “khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

B. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”.

C. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp: “thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”.

D. Mãi sau này, khi đã lớn, : “em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

Câu 9: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau:

“Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

A. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

B. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.

C. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

D. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”

Câu 10: Em hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu dưới đây

“Người tứ xứ đổ về như nước chảy để xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.”

A. Người tứ xứ

B. Xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ

C. Đổ về như nước chảy

D. Cả A, B đều đúng

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trong câu thơ dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

“Cá vui: mưa trên sông

Sông vui: đò vào bến

Bến vui: ở cạnh trường

Trường vui: đông bé đến...”

                                         (Phạm Hổ)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Trong câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

“Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.”

                                                                                  (Nguyễn Thế Hội)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Trong câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

“Đảo hiện lên rực rỡ vào lúc vầng đông bắt đầu tỏa ánh sáng. Sắc xanh nhô lên mịn màng. Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung: nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc,...”

                                                                                  (Võ Văn Trực)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Đọc đoạn văn sau

“Trong kháng chiến họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

Em hãy đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu trên

A. “Trong kháng chiến, họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào, ta cũng có rất nhiều người như thế.”

B. “Trong kháng chiến họ, là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù họ, lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

C. “Trong kháng chiến, họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng, và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào, ta cũng có rất nhiều người như thế.”

D. “Trong kháng chiến họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

Câu 5: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.”

A. Trong phòng thí nghiệm, các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

B. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

C. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

D. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài, nghiên cứu.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

A. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

B. Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

C. Cả A và D đều đúng

D. Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 2: Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

A. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra.

B. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

C. Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước:

“Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”.

D. Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau

"Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi."

                                                                          (Theo Nguyễn Thế Hội)

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy điền dấu thích hợp vào ô vuông trong đoạn trích sau

“Mèo Mun có sở thích đặc biệt  ăn cá. Thế là mèo mẹ mua về cho Mun ít cá tươi   1 con rô, 2 con diếc,... Mẹ nướng cá lên. Mun vui lắm. Vừa ăn, chú vừa luôn miệng khen: “Cá giòn  thơm và ngọt quá!”. Và chú cũng không quên một việc quen thuộc  nói lời cảm ơn mẹ.”

                                                                                  (Theo Nguyễn Hữu Đạt)

A. Dấu hai chấm; Dấu phẩy; Dấu phẩy; Dấu phẩy

B. Dấu phẩy; Dấu hai chấm; Dấu phẩy; Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm; Dấu hai chấm; Dấu phẩy; Dấu phẩy

D. Dấu hai chấm; Dấu hai chấm; Dấu hai chấm; Dấu phẩy

Câu 2:  Đọc đoạn văn sau

"Tôi thở dài:

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi:

“Sao trò không chịu làm bài?”

                                                                                     (Theo Nguyễn Quang Sáng)

Dấu hai chấm trong đoạn văn báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay