Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 26: Rô- bốt ở quanh ta
Giáo án bài 26: Rô- bốt ở quanh ta sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 26: Rô- bốt ở quanh ta
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: RÔ-BỐT Ở QUANH TA
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Hiểu được những thông tin quan trọng được nêu trong VB: sự xuất hiện lẩn đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,...
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu (tìm đọc bài văn, bài thơ về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc), biết ghi vào phiếu đọc sách các thông tin cơ bản được nói đến trong bài đã tìm đọc.
- Hiểu công dụng và biết sử dụng dấu hai chấm. Biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?.
- Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 thông qua viết ứng dụng (viết tên riêng Hội An và câu ứng dụng: Ai về phố cổ Hội An/ Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.). Viết được bản tin ngắn theo mẫu.
- Phẩm chất
- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo (qua việc thể hiện ước muốn về một con rô-bốt cho riêng mình).
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Rô-bốt ở quanh ta.
- Tranh ảnh các đồ vật thông minh trng phần khởi động: máy vi tính, máy giặt, nồi cơm điện.
- Video về rô-bốt.
- Video hướng dẫn viết chữ hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 cỡ nhỏ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Làm việc theo nhóm (2 bàn/nhóm): Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật trong hình. + GV đặt câu hỏi gợi ý: Đồ vật đó tên là gì? Người ta dùng nó để làm gì? So với các đồ vật đơn sơ hơn (có cùng công dụng), nó tiện lợi hơn ở điểm gì?... - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét kết quả hoạt động nhóm, khen ngợi những nhóm trình bày tốt và giới thiệu bài đọc: Máy vi tính giúp lưu giữ thông tin, tạo văn bản, nghe nhạc, xem phim, chơi game,... Máy giặt giúp con người làm sạch quần áo mà không phải dùng đến đôi tay. Nồi cơm điện dùng để nấu cơm, nấu cháo,... mà người nấu không phải mất công canh chừng. Gần đây, chúng ta đã có rô-bốt thông minh thay thế con người trong nhiều việc. Vậy rô-bốt xuất hiện lẩn đầu vào bao giờ? Người ta chế tạo nó để làm gì? Trong tương lai, rô-bốt sẽ phát triển ra sao?... Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng đọc bài Rô-bốt ở quanh ta. Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc cả bài (đọc rõ ràng, không cần diễn cảm). - GV hướng dẫn cả lớp: + GV hướng dẫn đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: rô-bốt, kịch viễn tưởng, nguy hiểm, di chuyển, quét nhà,...). + Cách ngắt giọng ở những câu dài. VD: Rồi/ người ta bắt đầu nghiên cứu,/ chế tạo rô-bốt thật,/ thường có hình dạng như người,/ làm việc chẳng biết mệt mỏi,/ chẳng sợ hiểm nguy. - GV mời 1 HS chia đoạn bài đọc. - GV nhận xét, chốt chia bài đọc thành 2 đoạn và nêu nội dung từng đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến khám phá đại dương (Sự ra đời và khả năng của rô-bốt). + Đoạn 2: phần còn lại (Dự báo vể sự phát triển của rô-bốt trong tương lai). - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, đọc nối tiếp 1 – 2 lượt, (HS 1: đọc đoạn 1. HS 2: đọc đoạn 2 sau đó đổi vai). GV hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi đọc. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp trước lớp (như đã đọc nối tiếp trong nhóm). - GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. - GV hoặc 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
- GV đọc diễn cảm cả bài. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Rô-bốt ở quanh ta. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. - GV nêu câu hỏi 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đẩu tiên khi nào? - GV đặt thêm câu hỏi gợi ý: Đó có phải là rô-bốt thật không? Vì sao?
- GV gợi ý HS xem lại đoạn 1, suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- GV mời 2 HS trình bày. GV tổ chức cho HS hỏi - đáp theo cặp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. VD: + Hỏi: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào? + Đáp: Rô-bốt trong vai nhân vật người máy xuất hiện lẩn đẩu tiên vào năm 1920. + Hỏi: Đó có phải là rô-bốt thật không? + Đáp: Đó chưa phải là rô-bốt thật. + Hỏi: Vì sao đó chưa phải là rô-bốt thật? + Đáp: Vì đó mới chỉ là rô-bốt trong vở kịch viễn tưởng/ chỉ là nhân vật người máy trong kịch viễn tưởng. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung trả lời: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920. Câu 2. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người? - GV gợi ý HS xem lại đoạn 1 của bài đọc để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, thống nhất câu trả lời. - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời theo cách nghĩ, cách nói riêng của mình. - GV ghi nhận những câu trả lời phù hợp. VD: Sự xuất hiện của rô-bốt khiến con người nghĩ tới việc giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt; bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Câu 3. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, thống nhất câu trả lời. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,... - GV mở rộng vấn đề: Di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,... đều là những công việc vất vả, nguy hiểm đến tính mạng của con người. Giờ đây, rô-bốt đã thay con người thực hiện những công việc đó. Rô-bốt ban đầu chỉ là sự tưởng tượng, sẽ có trong tương lai xa xôi. Tuy nhiên nhờ sự sáng tạo của con người, rô-bốt đã xuất hiện trong đời sống của chúng ta. Câu 4. - GV mời 1 HS đọc câu 4: Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống? - GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (2 bàn/nhóm), thống nhất câu trả lời. - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời theo cách hiểu của mình. - GV nhận xét, ghi nhận những cầu trả lời phù hợp. VD: Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ con người có thể chế tạo nhiều loại rô-bốt khác nhau. Rô-bốt có khả năng thay thế con người trong mọi việc, nhất là những việc thường ngày. Câu 5. - GV nêu yêu cầu của câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? - GV đưa thêm những câu hỏi gợi ý: Em muốn rô-bốt có hình dáng thế nào? Rô-bốt sẽ giúp em trong việc gì?... - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thống nhất câu trả lời. - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời sáng tạo theo cách riêng của mình (có thể kết hợp minh hoạ tranh ảnh rô-bốt đã sưu tầm được). - GV nhận xét, ghi nhận những câu trả lời phù hợp, trình chiếu video nói ứng dụng của rô-bốt vào đời sống con người. - GV kết luận: Việc trình bày vể một con rô-bốt theo mong muốn cho thấy các em rất sáng tạo. Trong tương lai, mong muốn ấy rất có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Có bạn Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Rô-bốt ở quanh ta. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc lại bài đọc. - GV mời 1 – 2 HS đọc lại bài trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. |
- HS làm việc nhóm, trao đổi về công dụng của các đồ vật: máy vi tính, máy giặt, nồi cơm điện.
- 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe.
- Cả lớp học thầm theo. - HS lắng nghe GV hướng dẫn và đọc theo GV.
- 1 HS chia đoạn bài đọc. - HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, xem lại đoạn 1, suy nghĩ để tìm câu trả lời. - 2 HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS xem lại đoạn 1 của bài đọc để trả lời câu hỏi. - HS làm việc theo cặp, thống nhất câu trả lời. - Đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc theo cặp, thống nhất câu trả lời. - Đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời. - HS làm việc theo nhóm, thống nhất câu trả lời. - Đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, suy nghĩ.
- HS làm việc theo nhóm, thống nhất câu trả lời. - 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo. - 1 – 2 HS đọc lại bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm theo. |
TIẾT 2: VIẾT | |
Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa a. Mục tiêu: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2. b. Cách thức tiến hành: - GV nêu tên bài học: Tiết này chúng ta sẽ ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2. Chúng ta cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2. - GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 (link viết chữ hoa A: https://www.youtube.com/watch?v=WpbWg2DiBGU, link viết chữ hoa Ă: https://www.youtube.com/watch?v=ZKfJcxOL0uQ từ 1.29 – 1.54s, link viết chữ hoa Â: https://www.youtube.com/watch?v=vn6wrBvGqmY từ 1.33 – 2.07s, link viết chữ hoa Q: https://www.youtube.com/watch?v=Lhbt_ZRs2Oo từ 1.23 – 1.51s). GV hướng dẫn: + Chữ hoa A: § Cấu tạo: Cao 2,5 li. Rộng: 3,75 li. § Cách viết: Ø Nét 1 (như viết chữ hoa O): đặt bút ở điểm trên đường kẻ dọc 2 và giữa đường kẻ ngang 3 và 4, viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Đến giữa đường kẻ ngang 2 và 3 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Ø Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, lia bút thẳng lên điểm trên đường kẻ dọc 3, giữa đường kẻ ngang 3 và 4, rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2, trước đường kẻ dọc 4 một chút. + Chữ hoa Ă: § Viết giống chữ hoa A. § Thêm nét lượn vòng trên đầu chữ A. + Chữ hoa Â: § Viết giống chữ hoa A. § Thêm hai nét xiên nhỏ (dấu mũ) trên đầu chữ A. + Chữ hoa Q: § Cấu tạo: Cao: 2,5 li. Rộng: 2,5 li. § Nét viết chữ viết hoa Q (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trên, cong phải và lượn ngang (tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ). § Cách viết: Đặt bút gần đường kẻ ngang 3, viết nét cong trên (nhỏ) đến giữa đường kẻ ngang 3 và 4, viết tiếp nét cong phải (to), xuống tới đường kẻ 1 thì lượn vòng trở lại viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải), tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; dừng bút ở điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2. - GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2, mỗi chữ 2 dòng vào vở Tập viết. Hoạt động 2: Viết ứng dụng a. Mục tiêu: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2 thông qua viết ứng dụng (viết tên riêng Hội An và câu ứng dụng: Ai về phố cổ Hội An/ Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.). b. Cách thức tiến hành: 1. Viết tên riêng: - GV mời 1 HS đọc tên riêng: Hội An.
- GV trình chiếu tên riêng Hội An và giới thiệu cho HS về địa danh Hội An: Hội An là thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Nơi đây giữ được những con đường, ngôi nhà, đình chùa,... rất cổ; có nhiều món ăn truyền thống đặc sắc... Vì thế, người ta còn gọi Hội An là phổ cổ Hội An. - HS viết tên riêng Hội An vào vở.
2. Viết câu: - GV nêu câu ứng dụng: Ai về phố cổ Hội An Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình. (Việt Dũng) - GV nhắc HS: + Trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa A (kiểu 2), H, T, Q (kiểu 2), N. + Lưu ý viết đúng chính tả và cách viết lùi đầu dòng ở thể thơ lục bát. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.
- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.
- GV lựa chọn một số bài viết của HS chiếu lên màn hình, yêu cầu cả cả lớp nhận xét, sửa chữa. - GV động viên những HS viết đẹp, tiến bộ. |
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ viết hoa A, Ă, Â, Q kiểu 2, mỗi chữ 2 dòng vào vở Tập viết.
- 1 HS đọc tên riêng trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS quan sát và lắng nghe.
- HS viết tên riêng Hội An vào vở.
- HS đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS viết câu ứng dụng vào vở. - HS góp ý cho nhau theo cặp. - Cả lớp quan sát, nhận xét, sửa chữa. - HS lắng nghe. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)