Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 33 - Bài 28 - Luyện từ và câu - Ôn tập các dấu câu, các kiểu câu đã học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 33 - Bài 28 - Luyện từ và câu - Ôn tập các dấu câu, các kiểu câu đã học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 33: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH

BÀI 28: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP CÁC DẤU CÂU, CÁC KIỂU CÂU ĐÃ HỌC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Nhận được tin dữ Hai Bà Trưng lập tức kéo về Thành Luy lâu hỏi tội kẻ thù.”

A. Nhận được tin dữ

B. Hai Bà Trưng

C. Thành Luy lâu

D. Hỏi tội kẻ thù

Câu 2: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Mùa thu, bầu trời xanh cao lồng lộng không một hợn mây.”

A. Mùa thu

B. Bầu trời

C. Xanh cao lồng lộng

D. Một hợn mây

Câu 3: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Anh sẽ trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù..”

A. Anh sẽ trở về quê hương

B. Khi đất nước sạch bóng quân thù

C. Đất nước

D. Quê hương

Câu 4: Em hãy chọn dấu phù hợp cho ô vuông dưới đây

“Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: Kẹo bông ngon tuyệt! .”

A. Dấu hỏi

B. Dấu ngoặc kép

C. Dấu gạch ngang

D. Dấu chấm than

Câu 5: Em hãy chuyển câu sau đây thành câu cảm hoặc câu khiến

“ Nước hồ trong xanh”

A. Hồ có nước màu xanh

B. Nước hồ có màu xanh

C. Nước hồ trong xanh quá!

D. Nước màu xanh có trong hồ

Câu 6: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây

“ Vì thương dân, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.”

A. Chử Đồng Tử và Tiên Dung

B. Ánh nắng rực rỡ rồi kìa

C. Vì thương dân

D. Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Câu 7: Em hãy chuyển câu sau đây thành câu cảm hoặc câu khiến

“ Chúng ta hãy cùng bỏ rác đúng nơi quy định”

A. Chúng ta hãy cùng bỏ rác đúng nơi quy định nhé!

B. Bỏ rác đúng nơi quy định!

C. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định!

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu cảm?

A. Trời ơi! Nóng quá!

B. Gió thổi mát quá!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 9: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây

“Vì nhớ ơn Chử Đồng Tử, nhân dân lập đền thờ ông và mỗi dịp mùa xuân lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.”

A. Nhân dân lập đền thờ ông

B. Mỗi dịp mùa xuân

C. Vì nhớ ơn Chử Đồng Tử

D. Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Câu 10: Em hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu dưới đây

“Người tứ xứ đổ về như nước chảy để xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.”

A. Người tứ xứ

B. Xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ

C. Đổ về như nước chảy

D. Cả A, B đều đúng

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau

“Trong kháng chiến họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

Em hãy đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu trên

A. “Trong kháng chiến, họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào, ta cũng có rất nhiều người như thế.”

B. “Trong kháng chiến họ, là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù họ, lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

C. “Trong kháng chiến, họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng, và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào, ta cũng có rất nhiều người như thế.”

D. “Trong kháng chiến họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.”

Câu 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Ở bên kia sông một nhà máy mới đang được xây dựng.”

A. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.

B. Ở bên kia sông một nhà máy mới, đang được xây dựng.

C. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.

D. Ở bên kia, sông một nhà máy mới đang được xây dựng.

Câu 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.”

A. Trong phòng thí nghiệm, các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

B. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

C. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.

D. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài, nghiên cứu.

Câu 4: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.”

A.  Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say, thu hoạch lúa.

B.  Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

C.  Ngoài đồng, bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

D.  Ngoài đồng bà con, nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.

Câu 5: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: “Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.”

A.  Trên sườn đồi đàn cò béo, mập đang ung dung gặm cỏ.

B.  Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.

C.  Trên sườn đồi, đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.

D.  Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung, gặm cỏ.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong câu dưới đây

“Mái nhà của chim được lợp bằng lá biếc, mái nhà của cá được làm bằng những làn sóng xanh.”

A. Mái nhà của chim

B. Lá biếc; những làn sóng xanh

C. Mái nhà của cá

D. Cả A, B, C

Câu 2: Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

A. Được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

B. Được dùng để bộc lộ tình cảm của con đối với mẹ

C. Không để làm gì

D. Cả A, B, C

Câu 3: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong câu dưới đây

“Chị Hiền đã kết thúc màn trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn.”

A. Kết thúc màn trình diễn võ thuật của mình

B. Bằng một động tác tung người hấp dẫn

C. Chị Hiền

D. Màn trình diễn võ thuật

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” sau đây

“Cá thở bằng gì?”

A. Cá thở bằng mang

B. Cá thở bằng da cá

C. Cá thở bằng miệng

D. Cá thở bằng vây

Câu 2: Em hãy viết câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” sau đây

“Voi uống nước bằng gì?

A. Voi uống nước bằng miệng

B. Voi uống nước bằng mũi

C. Voi uống nước bằng vòi

D. Voi uống nước bằng lưỡi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay