Bài tập file word Hóa học 11 cánh diều bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted - lowry về acid - base

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 cánh diều bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted - lowry về acid - base. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 cánh diều. 

CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

BÀI 2. SỰ ĐIỆN LI TRONG DUNG DỊCH NƯỚC.

THUYẾT BRØNSTED-LOWRY VỀ ACID-BASE.

(20 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của nước trong sự điện li.

Giải:

Nước đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của một chất nhờ tính chất phân cực của phân tử nước (các nguyên tử H mang một phần điện tích dương và nguyên tử O mang một phần điện tích âm). Khi hòa tan một chất điện li vào nước, xuất hiện tương tác của nước với các ion, tương tác này sẽ bứt các ion khỏi tinh thể (hoặc phân tử) để tan vào nước

Câu 2: Sự điện li là gì? Nêu khái niệm của chất điện li và chất không điện li.

Giải:

  • Quá trình phân li của các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li.
  • Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion.
  • Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Cho các chất NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ethyl alcohol; CH3COOH; AgNO3; glucose; glycerol; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.

Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly? Viết phương trình điện ly của các chất (nếu có).

Giải:

- Chất điện ly mạnh: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.

Phương trình điện ly:

NaCl → Na+ + Cl- 

CuSO4 → Cu2+ + SO42-

NaOH → Na+ + OH- 

Mg(NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-

(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43- 

AgNO3 → Ag+ + NO3-

HNO3 → H+ + NO3-

- Chất điện ly yếu: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2.

Phương trình điện ly:

HF ⇔ H+ + F- 

CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+

H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4- 

Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-

H2PO4- ⇔ H+ + HPO42- 

H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-

HPO42- ⇔ H+ + PO43- 

HCO3- ⇔ H+ + CO32-

Fe(OH)2 ⇔ Fe2+ + OH-

- Chất không điện ly: glucose; glycerol; ethyl alcohol.

Câu 2: Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.

Giải:

Axit sunfuric phân li như sau

        H2SO4 → H+ + HSO4-        điện li hoàn toàn.

        HSO4- ⇔ H+ + SO42-         K = 10-2

Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion. Do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.

Câu 3: Theo thuyết acid-base của BrØnsted-Lowry, các chất HSO4-, H2PO4-, PO43-, NH3, S2-, Na+ , Al3+, Cl- , CO32- , NH4+, HS- có tính acid, base, lưỡng tính hay trung tính?

Giải:

  • Acid: NH4+, HSO4-, Al3+

        NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O-

        HSO4- + H2O ⇔ SO42- + H3O-

        Al3+ + H2O ⇔ [Al(OH)]2+ + H+

  • Base: PO43-, NH3, S2-, CO32-

        PO43- + H2O ⇔ HPO4- + OH-

        NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

        S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

        CO32- + H2O ⇔ HCO3- + OH-

  • Lưỡng tính: H2PO4-, HS-

        H2PO4- + H2O ⇔ H3PO4 + OH-

        H2PO4- + H2O ⇔ HPO42- + H3O+

        HS- + H2O ⇔ H2S + OH-

        HS- + H2O ⇔ S2- + H3O+

  • Trung tính: Na+, Cl-

Câu 4: Từ quan điểm acid-base của BrØnsted-Lowry, hãy cho biết tính axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính của các dung dịch NaCl, Na2S, NaHCO3, Cu(NO3)2, NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3.

Giải:

- Dung dịch có tính axit: Cu(NO3)2, NH4Cl.

        Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

        Cu2+ + H2O ⇔ [Cu(OH)]+ + H+

        NH4Cl → NH4+ + Cl-

        NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

- Dung dịch có tính bazơ: Na2S, CH3COOK.

        Na2S → 2Na+ + S2-

        S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

        CH3COOK → CH3COO- + K+

        CH3COO- + H2O ⇔ CH3COOH + OH-

- Dung dịch có tính lưỡng tính: NaHCO3.

        NaHCO3 → Na+ + HCO3-

        HCO3- + H2O ⇔ H2CO3 + OH-

        HCO3- + H2O ⇔ CO32- + H3O+

- Dung dịch trung tính: NaCl, Ba(NO3)2

        NaCl → Na+ + Cl-

        Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

 

Câu 5: Giải thích vì sao dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ.

Giải:

Trong dung dịch, các phân tử HCl phân li hoàn toàn thành các ion, còn CH3COOH chỉ phân li một phần nên dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ.

HCl → H+ + Cl

CH3COOH ⇌ CH3COO + H+

Câu 6: Dựa vào cân bằng (4) và (5), hãy giải thích vì sao H2O được cho là chất có tính lưỡng tính (là chất vừa có tính acid, vừa có tính base).

NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH                      (4)

CH3COOH + H2O ⇌ H3O+ + CH3COO  (5)

Giải:

NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH                      (4)

CH3COOH + H2O ⇌ H3O+ + CH3COO  (5)

Ở cân bằng (4), H2O đóng vai trò là acid vì là chất cho H+; còn ở cân bằng (5) H2O đóng vai trò là base vì là chất nhận H+.

Câu 7: Cho các chất HBr, HI, H2S, KOH. Hãy phân loại chúng thành acid mạnh, base mạnh, acid yếu và base yếu.

Giải:

Phương trình điện li

Phân loại

HBr → H+ + Br

acid mạnh

HI → H+ + I

acid mạnh

H2S ⇌ 2H+ + S2−

acid yếu

KOH → K+ + OH

base mạnh

 

Câu 8: Trong các cân bằng (1), (2a) và (2b), xác định các acid và các base.

Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3H+               (1)

CO32 + H2O ⇌ HCO3 + OH              (2a)

HCO3 + H2O ⇌ H2CO3 + OH               (2b)

Giải:

Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3H+               (1)

acid        base       base       acid

CO32 + H2O ⇌ HCO3 + OH              (2a)

 base      acid       acid         base

HCO3 + H2O ⇌ H2CO3 + OH               (2b)

base         acid        acid        base

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là?

Giải:

Ta có  = .V = 0,2.0,4 = 0,08 mol

Tương tự   = 0,03 mol

⇒  = 2.  +

⇒  = 2.0,08 + 0,03 = 0,19 mol

⇒ [Fe3+] =  =  = 0,38 M

 

Câu 2: Một dung dịch chứa các Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là?

Giải:

Áp dụng bảo toàn điện tích, ta có:

 +  =  + 2

⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x

⇒ x = 0,045 mol

Câu 3: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSOvới 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là?

Giải:

Theo bài ra, ta có  =  =  = 0,1 mol

Tương tự,  = 0,1 mol

⇒  =  + 3 = 0,1 + 3.0,1

⇒  = 0,4 mol

⇒ [ =  =  = 0,8 M

Câu 4: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl-, 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Tính giá trị của a và b.

Giải:

Áp dụng bảo toàn điện tích, ta có:

 +  =  +

⇒ 0,04 + 3a = 0,09 + 2b (1)

Khối lượng muối khan chính là tổng khối lượng của kim loại và gốc acid

⇒ 0,09.35,5 + 0,04.23 + 56a + 96b = 7,715 (2)

Từ (1) và (2)

Câu 5: Dựa vào kiến thức hóa học, hãy giải thích câu ca dao sau

“Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

Giải:

Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2.12H2O, phân li hoàn toàn trong nước theo phương trình:

KAl(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2SO42 + 12H2O

Ion bị thủy phân tạo thành Al(OH)3 theo phương trình:

Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3H+

Phèn chua thường được dùng để làm trong nước bởi ion Al3+ bị thủy phân tạo ra Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo, có khả năng hấp phụ các chất rồi lắng xuống đáy bể, làm trong nước.

Câu 6: Trong 2 lít dung dịch hydroflouric acid có chứa 4 gam HF nguyên chất. Độ điện li của acid này là 8%. Tính hằng số phân li của acid HF.

Giải:

Ta có  =  = 0,2 (mol)

⇒ [HF] =  =  = 0,1 (M)

HF     ⇌       H+      +        F-

Ban đầu:                0,1              

Phân li:                  x                 x                 x

Cân bằng:              0,1-x            x                 x        (M)

Ta có:  = 8% ⇒  = 8%

⇒ x = 8.10-3 (M)

 =  = 6,96.10-4

Câu 7: Cho dung dịch HCOOH 0,1M có độ điện li là 4,3%. Tính hằng số phân li của HCOOH.

Giải:

Ta có:

                   HCOOH            HCOO-        +        H+

Ban đầu:      0,1

Phân li:        0,1                      0,1                      0,1

Cân bằng:     0,1.(1 -)             0,1                      0,1

 =

 = 1,932.10-4

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Tìm điện tích của ion Z và giá trị của y, biết y  0,02 mol

Giải:

Tổng số mol điện tích của cation là:

 +  = 2.0,02 + 0,03 =0,07 mol  

⇒ Z là anion.

Giả sử Z có điện tích là a-

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

 +  =  +

⇒ 0,07 = 0,04 + ay

⇒ ay = 0,03

Nếu a =1 → y = 0,03 mol (thỏa mãn y  0,02 mol)

Nếu a =2 → y = 0,015 mol (loại)

Vậy số mol của ion Z- trong dung dịch trên là 0,03 mol


Câu 2: Tính nồng độ mol ion OH- có trong dung dịch NH3 0,1M, biết hằng số phân li bazơ Kb = 1,8.10-5?

Giải:

Ta có phương trình

                   NH3 + H2O   + OH-

Ban đầu:       0,1                                           (M)

Phân li:          x               x        x                (M)

Cân bằng:     0,1 -  x        x        x                (M)

Kb =  = 1,8.10-5

⇒ 1,8.10-5 =

Vì x  0,1 ⇒ 0,1 – x  0,1

1,8.10-5 =  ⇒

Vậy [OH-] =

Câu 3: Tính nồng độ ion H+ của dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số phân li của acid là Ka = 1,75.10-5

Giải:

Ta có:

CH3COOH            ⇌       CH3COO-     +        H+

Ban đầu:                0,1                                           0                   0

Phân li:                  x                                              x                    x

Cân bằng:              0,1-x                                        x                    x

⇒ 1,75.10-5 =

Vì CH3COOH là acid yếu ⇒ x 0,1  0,1 – x  0,1

⇒ 1,75.10-5 =  

Vậy [H+] =

=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước, Thuyết Brønsted – Lowry về acid – base

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay