Bài tập file word Hóa học 11 cánh diều bài 5: Một số hợp chất quan trọng của Nitrogen
Bộ câu hỏi tự luận hóa học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 cánh diều bài 5: Một số hợp chất quan trọng của Nitrogen. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR BÀI 5. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NITROGEN (20 CÂU)
(20 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Tại sao ammonia tan nhiều trong nước?
Giải:
Các liên kết N-H là liên kết cộng hóa trị phân cực nên các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước. Vì tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia tan nhiều trong nước.
Câu 2: Tại sao dung dịch ammonia lại làm quỳ tím hóa xanh?
Giải:
Cặp electron hóa trị riêng trên nguyên tử nitrogen là nguyên nhân gây nên tính base của ammonia. Khi tan trong nước, ammonia nhận H+ của nước tạo thành ion theo phương trình
NH3(g) + H2O(l) ⇌ (aq) + OH-(aq)
Do vậy, dung dịch ammonia có tính base yếu, làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 3: Vì sao ammonia là một base theo thuyết Brosted-Lowry?
Giải:
Sự hình thành ion ammonium là do sự tạo thành liên kết cho – nhận giữa nguyên tử nitrogen của phân tử ammonia với H+ (proton) của acid.
NH3 + H+ →
Vì vậy, ammonia là một base theo thuyết Brosted-Lowry.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Bạn Nam nói để phân biệt các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn gồm NH4NO3, (NH4)2CO3, ZnCl2, BaCl2, FeCl2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là NaOH. Em hãy nêu các bước tiến hành, hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Giải:
Cho dung dịch NaOH vào các dung dịch trên:
-Dung dịch nào làm xuất hiện chất khí có mùi khai thì đó là NH4NO3 và (NH4)2CO3
NaOH + NH4NO3 → NaNO3+ NH3+ H2O
2NaOH + (NH4)2CO3 → Na2CO3+ 2NH3+ 2H2O
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là ZnCl2
ZnCl2+ 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + 2NaCl
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2+ 2H2O
-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là FeCl2
FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là BaCl2
Lấy dung dịch BaCl2 vừa nhận được ở trên vào NH4NO3 và (NH4)2CO3:
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là (NH4)2CO3
(NH4)2CO3+ BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NH4Cl
-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là NH4NO3
Câu 2: Hãy nêu cách dùng NH3 để nhận biết các dung dịch (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3, CuCl2, ZnCl2?
Giải:
Cho dung dịch NH3 dư lần lượt vào các dung dịch trên ta có:
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AlCl3
AlCl3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì đó là FeCl3
FeCl3+ 3NH3+ 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch xanh thẫm thì đó là CuCl2
CuCl2+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Cu(OH)2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch trong suốt thì đó là ZnCl2
ZnCl2+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2+ 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Câu 3: Dùng dung dịch Ba(OH)2 để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
Giải:
Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 5 dung dịch trên:
-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O
-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O
-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là Al(NO3)3
2Al(NO3)3+ 3Ba(OH)2→ 3Ba(NO3)2+ 2Al(OH)3↓
2Al(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là Cu(NO3)2
Cu(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Cu(OH)2↓
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là Fe(NO3)2
Fe(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Fe(OH)2↓
Câu 4: Cho hỗn hợp khí X gồm N2,Cl2,SO2,CO2,H2 qua dung dịch NaOH dư. Xác định các khí thoát ra, khí bị giữ lại trong dung dịch, viết phương trình phản ứng (nếu có)
Giải:
Các khí bị giữ lại trong dung dịch NaOH là: Cl2,SO2,CO2
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
=> 2 khí thoát ra là N2 và H2
Câu 5: Cho các chất H2SO4 đặc, CaO, P2O5, CuSO4. Chất nào có thể làm khô khí NH3? Giải thích.
Giải:
+ Loại H2SO4 đặc vì H2SO4 đặc phản ứng với NH3
H2SO4+ 2NH3→ (NH4)2SO4
+ Loại P2O5 vì P2O5 phản ứng với NH3
P2O5+ 3H2O → 2H3PO4
3NH3+ H3PO4→ (NH4)3PO4
+ Loại CuSO4 vì tạo Cu(OH)2 sau đó Cu(OH)2 phản ứng với NH3
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Cho 0,05 mol NH3 đi qua bình đựng 16 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Sau phản ứng còn lại chất rắn X (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thể tích HCl 0,5M cần để phản ứng hoàn toàn với X là?
Giải:
nCuO = = = 0,2 mol
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 +3H2O
Ban đầu 0,05 0,2 (mol)
Phản ứng 0,05 0,075 0,075 (mol)
Sau phản ứng 0 0,125 0,075 (mol)
Sau phản ứng, chất rắn gồm:
⇒ Chỉ có CuO tác dụng với HCl
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
0,125 0,25 (mol)
=> VHCl = = 0,5 lít = 500ml
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,02 mol khí N2 và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là bao nhiêu?
Giải:
Bảo toàn nguyên tố Mg ta có : nMg(NO3)2= nMg+ nMgO=0,15 mol
nkhí N2=0,02 mol.
Quá trình cho e:
Mg→ Mg2++ 2e (1)
0,14→ 0,28 mol
Quá trình nhận e:
2NO3-+ 10e+ 12H+ → N2 + 6H2O (2)
0,2 ← 0,02 mol
Nểu chỉ có 1 quá trình nhận e (2) thì số mol e cho khác số mol e nhận
Do đó phải có quá trình nhận e (3) và số mol e nhận ở (3) bằng:
0,28- 0,2=0,08 mol
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4++ 3H2O (3)
0,08 → 0,01 mol
Muối trong X gồm 0,15 mol Mg(NO3)2 và 0,01 mol NH4NO3
→ mmuối= 0,15.148+ 0,01.80=23 gam
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,015 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 7,93 gam hỗn hợp muối nitrate. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X.
Giải:
Quy hỗn hợp X gồm có a mol Fe, b mol Cu và c mol O
Ta có 56a + 64b + 16c= 2,44
Bảo toàn nguyên tố Fe và Cu có nFe(NO3)3= nFe= a mol; nCu(NO3)2= nCu= b mol
Khối lượng muối nitrate là
mmuối= mFe(NO3)3+ mCu(NO3)2=242a + 188b= 7,93 gam
Quá trình cho e:
Fe → Fe3++ 3e
a 3amol
Cu → Cu2++ 2e
b 2b
Quá trình nhận e :
O+ 2e→ O-2
c 2c
N+5 + 3e → NO
0,045← 0,015
Theo định luật bảo toàn electron thì: ne cho= ne nhận
⇒ 3a+ 2b= 2c+ 0,045 (3)
Giải hệ gồm (1), (2) và (3) có a= 0,025; b= 0,01 và c= 0,025
→%mCu= = 26,23%
Câu 4: Khi cho m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg, Cu tan vừa hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được khối lượng muối nitrate tính theo m là bao nhiêu?
Giải:
Ta có nNO= 0,15 mol
Quá trình nhận e:
NO3-+ 3e + 4H+ → NO + 2H2O
Ta có nNO3- trong muối= ne= 3.nNO= 3.0,15= 0,45 mol
→mmuối nitrate= mkim loại+ mNO3-trong muối= m+ 0,45.62= m+27,9 (gam)
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu?
Giải:
Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S trong hỗn hợp (cũng có thể coi x, y là số mol Fe và S đã tham gia phản ứng với nhau tạo ra hỗn hợp trên)
Ta có: 56x + 32y = 3,76
Mặt khác:
ne (cho) = 3x + 6y = 0,48 = ne (nhận) (vì hỗn hợp H bị oxi hóa tạo muối Fe3+ và H2SO4)
Từ đó có: x = 0,03; y = 0,065
Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
⇒ mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)
Câu 6: Thực hiện 2 thí nghiệm như sau
TN 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO.
TN2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thoát b lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là?
Giải:
(*) TN1 :
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O
0,06 0,08 0,02 mol
(*) TN2 :
3Cu + 8H+ + 2NO3-→ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,06 0,16 0,08 0,04 mol
→ b= 2a
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Cu, Fe, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được (m+31) gam muối nitrate. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với oxygen thu được các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3 thì khối lượng oxide là bao nhiêu?
Giải:
Ta có: mNO3-= mmuối nitrate- mkim loại= (m+31)-m= 31 gam
→ nNO3-= 0,5 mol
Ta thấy số oxi hóa của Cu, Fe, Al trong muối nitrate và trong các oxide tương ứng là bằng nhau
→nNO3-= nđiện tích dương của cation= 2.nO2- → nO2-= 0,25 mol
→ moxit= mkim loại+ mO2-= m+ 0,25.16= m+ 4 (gam)
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm NH4NO3, NH4HCO3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 18,625. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thu được 10 gam kết tủa. Hàm lượng % của nguyên tố N trong hỗn hợp X là?
Giải:
Gọi số mol NH4NO3 là x mol
NH4NO3 N2O + 2H2O (1)
X x (mol)
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O (2)
0,1 0,1 0,1 (mol)
Khi cho Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (3)
0,1 ← 0,1 mol
→ = = 0,1 mol
Hỗn hợp Y gồm
Ta có: MY = 18,625.2 = 37,25 g/mol
⇒ mY = nY.MY
⇒ (x + 0,1 + 0,1).37,25 = 44x + 0,1.17 + 0,1.44
⇒ x = 0,2 mol ⇒ mX = 0,2.80 + 0,1.79 = 23,9 (gam)
nN = 2 + = 2.0,2 + 0,1 = 0,5 mol
⇒ mN = 7 (gam)
⇒ %mN =
Câu 2: Lấy V ml dung dịch HNO3 67% (d=1,4 g/ml) pha loãng bằng nước được dung dịch mới hòa tan vừa đủ 4,5 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V bằng bao nhiêu?
Giải:
Ta có: nAl = mol.
Đặt .
Quá trình cho e:
Al → Al3+ +3e
0,5 mol
Quá trình nhận e:
+ 3e + 4H+ → NO + 2H2O
3x 4x ← x mol
2 + 8e + 10H+ → N2O + 5H2O
8y 10y ← y
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 0,5 = 3x + 8y (1)
MX = 16,75.2 = 33,5 =
⇒ 3,5x - 10,5y = 0 (2)
Từ (1) và (2) suy ra
Ta có: mol =
⇒ = gam
⇒ = 60,843 gam
⇒ Vdd = = 43,46 ml.
Câu 3: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,02 mol một khí duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.
Giải:
Đặt số mol Mg là 14x mol và MgO là x mol
→ mhỗn hợp=14x.24 + 40x = 3,76 gam
→ x=0,01 mol
Bảo toàn nguyên tố Mg ta có : nMg(NO3)2= nMg+ nMgO= 14x + x = 0,15 mol
→ mMg(NO3)2=22,2 gam <mT → T phải chứa NH4NO3
→ mNH4NO3 = 23-22,2 = 0,8 gam → nNH4NO3=0,01 mol
nkhí=0,02 mol.
Giả sử số oxi hóa của N trong sản phẩm khí là a
Quá trình cho e:
Mg→ Mg2++ 2e (1)
0,14→ 0,28 mol
Quá trình nhận e:
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (2)
0,08 0,1 0,01 mol
-Nếu khí có 1 nguyên tử N:
N+5 + (5-a) e→ N+a
(5-a).0,02 0,02
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,28= 0,08 + 0,02. (5-a) → a= -5 loại
-Nếu khí có 2 nguyên tử N:
2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a
(5-a).0,04 0,02
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,28= 0,08 + 0,04. (5-a)→ a= 0 → Khí là N2
2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (3)
0,24 0,02
Theo PT (2) và (3):
nH+= 10nNH4++ 12nN2= 0,1+0,24= 0,34 mol= nHNO3 pứ với Mg
MgO + 2HNO3→ Mg(NO3)2+H2O
0,01 0,02
Vậy tổng số mol HNO3 phản ứng là 0,34+ 0,02= 0,36 mol
Câu 4: Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Xác định giá trị của m.
Giải:
nHNO3pu= 0,87 mol
Đặt số mol N2 là x mol; số mol N2O là y mol
→x+y=0,06
mhỗn hợp= 28x+44y= 0,06.20,667.2=2,48 gam
Giải hệ trên được x=0,01 ; y= 0,05
2NO3-+ 8e+ 10H+ → N2O + 5H2O (1)
0,4 0,5 ← 0,05 mol
2NO3-+ 10e + 12H+→ N2+ 6H2O (2)
0,12← 0,01
Theo PT (1), (2): nH+= 0,5+0,12= 0,62 mol= nHNO3
Mà đề cho nHNO3pu= 0,87 mol
→Có phản ứng tiếp :
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)
0,2 0,25 0,025 mol
nH+ pứ 3= 0,87- 0,62= 0,25 mol
bảo toàn nguyên tố H: nH (HNO3) = nH(NH4NO3) + nH(H2O)
→0,87= 0,025.4+ 2.nH2O→ nH2O=0,385 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mkim loại+ mHNO3 = m + mkhí + mH2O
↔ 9,55+ 0,87.63 = m+2,48 + 0,385.18 → m=54,95 gam
Câu 5: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,32 gam chất rắn và có 0,02 mol khí thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là
Giải:
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào dung dịch H2SO4
→ Chất rắn không tan là Cu, mCu= 0,32 gam, nCu=0,005 mol
2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3+ 3H2
Fe+ H2SO4 → FeSO4+ H2
Ta có mFe + mAl = 0,87 - 0,32 = 0,55 gam
Đặt nFe= x mol, nAl= y mol → 56x + 27y= 0,55
nH2= 1,5.x+ y= 0,448/22,4= 0,02 mol
=> x = 0,005; y= 0,01
ta có nH2SO4 ban đầu= 0,3.0,1=0,03 mol, nH2= 0,448/22,4=0,02 mol
nH+ còn lại = nH+ ban đầu- nH+ pứ= 2.nH2SO4- 2.nH2= 2. 0,03- 2.0,02= 0,02 mol
nNO3- =nNaNO3= 0,005 mol
Ta có các bán phản ứng sau
Fe2+ → Fe3+ + 1e
0,005 0,005
Cu0 → Cu2+ + 2e
0,005 0,01
=> ne cho = 0,015 mol= ne nhận
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O (3)
0,02 0,005 0,015 0,005
V = 0,005.24,79 0,124 lít
Theo bán phản ứng (3) thì cả H+ và NO3- đều hết
⇒ Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + mNa+ + mSO4
= 0,87 + 0,005.23 + 0,03.96 = 3,865 gam
=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen