Bài tập file word Hóa học 11 cánh diều Chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ (P3)

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 cánh diều Chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

 (PHẦN 3 - 20 CÂU)

Câu 1: Hãy nêu các nhóm chức của một số hợp chất hữu cơ?

Trả lời:

Hợp chấtNhóm chức
Alcohol -OH
Andehyde -CHO
Carboxylic acid -COOH

 

Câu 2: Trình bày cách tính công thức đơn giản của hợp chất hữu cơ A có công thức đơn giản nhất là CxHyOz.

Trả lời:

Với hợp chất hữu cơ A có công thức đơn giản nhất là CxHyOz, ta có:

Tỉ lệ x:y:z dưới dạng tỉ lệ các số nguyên dương tối giản

Với %C, %H, %O tương ứng là phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O có trong phân tử hợp chất hữu cơ A, được xác định từ phân tích nguyên tố.

Câu 3: Trình bày thuyết cấu tạo hóa học.

Trả lời:

1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một trật tự nhất định. Trật tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi trật tự liên kết, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

2. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hoá trị IV. Không chỉ liên kết với các nguyên tử nguyên tố khác, các nguyên tử carbon còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon: mạch hở (mạch hở không nhánh, mạch hở phân nhánh) hoặc mạch vòng.

3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (loại nguyên tố, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hoá học (trật tự liên kết của các nguyên tử với nhau).

Câu 4: Ethanol và dimethyl ether có cùng công thức phân tử là C2H6O. Tuy nhiên, dimethyl ether hầu như không tan trong nước và sôi ở -24 °C, còn ethanol tan vô hạn trong nước và sôi ở 78 °C; dimethyl ether không tác dụng với sodium, trong khi ethanol tác dụng với sodium giải phóng hydrogen,... Điều gì gây ra sự khác biệt về tính chất của hai hợp chất có cùng công thức phân tử này?

Trả lời:

Điều gây ra sự khác biệt về tính chất của hai hợp chất có cùng công thức phân tử này là do công thức cấu tạo hóa học của chúng khác nhau.

+ Ethanol: CH + Ethanol: CH3CH2OH

+ Dimethyl ether: CH3OCH3

Câu 5: Công thức phân tử và công thức thực nghiệm có liên quan gì với nhau? Cần thông tin gì để xác định được công thức phân tử sau khi đã biết công thức thực nghiệm? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Công thức thực nghiệm còn được gọi là công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ. - Công thức thực nghiệm còn được gọi là công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng nguyên lần số nguyên tử mỗi nguyên tố tương ứng trong công thức đơn giản nhất. Hay công thức đơn giản nhất là CxHyOz thì công thức phân tử là (CxHyOz)n, với n nguyên, dương.

- Cần thông tin về phân tử khối để xác định được công thức phân tử sau khi đã biết công thức thực nghiệm. - Cần thông tin về phân tử khối để xác định được công thức phân tử sau khi đã biết công thức thực nghiệm.

Ví dụ propene có công thức đơn giản nhất là CH2, phân tử khối là 42.

=> Công thức phân tử của propene là C3H6.

Câu 6: Người ta thường dùng chất gì để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo? Chất đó là chất vô cơ hay chất hữu cơ? Có thể dùng nước để rửa các vết màu này không? Vì sao?  

Trả lời:

Người ta thường dùng các chất hữu cơ (hexane, acetone, ethalnol, chloroform,...) để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo. Không thể dùng nước để rửA, vì chúng không tan nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 7: Cho các chất có công thức cấu tạo: CH3CHO (A), CH3COOH (B), CH3CH2OCH3 (C), CH3CH2CHO (D), CH3COCH3 (E) và CH3CH2COOH (F). Những chất nào trong các chất trên có tính chất hoá học tương tự nhau? Vì sao?

Trả lời:

Những chất có tính chất hoá học tương tự nhau: 

+ A và D: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH + A và D: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH2, có công thức chung CnH2n+1CHO.

+ B và F: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH2, có công thức chung C + B và F: thuộc cùng dãy đồng đẳng vì hơn kém nhau nhóm CH2, có công thức chung CnH2n+1COOH.

Câu 8: Hãy xác định công thức đơn giản nhất của các hợp chất có công thức dưới đây

a) butane

b) ethane-1,2-diol

c) benzene

d) dichloroethanoic acid

Trả lời:

 

Hợp chấtCông thức đơn giản nhất
a) C4H10 (butane).C2H5
b) HOCH2CH2OH (ethane-1,2-diol).CH3O
c) C6H6 (benzene).CH
d) CHCl2COOH (dichloroethanoic acid).CHOCl

 

Câu 9: Ethane (C2H6) và methanal (CH2O) đều có phân tử khối là 30. Hai chất này có là đồng phân của nhau không? Vì sao?

Trả lời:

Hai chất Ethane (C2H6) và methanal (CH2O) không là đồng phân của nhau. Vì chúng không có cùng công thức phân tử.

Câu 10: Trong thực tế, có thể có những chất màu tan trong dung môi và bám vào sản phẩm khi kết tinh. Để loại bỏ chất màu, người ta thường làm gì?

Trả lời:

Để loại bỏ những chất màu, người ta thường cho thêm một chất khử màu (ví dụ như than hoạt tính) vào dung dịch kết tinh. Chất khử màu thường là chất rắn không tan trong dung môi, có khả năng hấp phụ mạnh chất màu. Lọc bỏ chất khử màu sẽ loại được chất màu khỏi dung dịch.

Câu 11: Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi –88,5°C, 100°C và 1676°C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.

Trả lời:

ChấtNhiệt độ sôi
H2O100 °C
LiF1 676 °C
C2H6–88,5 °C

Các hợp chất hữu cơ thường nhiệt độ sôi thấp => C2H6 có nhiệt độ sôi thấp.

Liên kết LiF là liên kết ion => LiF có nhiệt độ sôi cao.

Câu 12: Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau

a) Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.

b) Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxygen (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).

Trả lời:

a) Vì Mkhông khí = 29 nên ta có: dA/kk = MA/Mkk = 2,07

⇒ Khối lượng mol phân tử của A là: MA = 2,07.29 = 60 (g/mol).

b) Vì cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ thể tích chính là tỉ lệ mol nên ta có:

– Khối lượng mol phân tử của X là: 

Câu 13: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2 (ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).

Trả lời:

CTCT của các chất :

CH2Cl2 : Сl-СН2 -Cl

C2H4O2 : CH3- COOH ; HO-CH - COOH ; HO-CH2 - CHO ; H - COO - CH3

C2H4Cl2 : CH3 -CHCl2 ; Сl-СН2 -CH2 -Cl 

Câu 14: Ethyl iodide có khối lượng riêng là 1,94 g mL−1 và có nhiệt độ sôi là 72°C. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g mL−1 và có nhiệt độ sôi là 78°C. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường bị lẫn ethanol. Đề xuất phương pháp tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol.

Trả lời:

Sử dụng phương pháp chiết.

Chiết ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol với dung môi là nước (nước hòa tan ethanol và không hòa tan ethyl iodide). Vì ethanol và nước có khối lượng riêng nhỏ hơn ethyl iodide nên khi dùng phễu chiết, ethyl iodide là lớp phía dưới sẽ tách ra trước.

Câu 15: Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của alcohol có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.

Trả lời:

CTCT của C3H8O: CH3-CH -CH2-CH -CH2-OH ; CH -OH ; CH3 -CH(CH3)-OH.

CTCT của C4H10O: CH3-CH -CH2-CH -CH2-CH -CH2-OH ;  -OH ;          CH3-CHOH-CH -CHOH-CH2-CH -CH3 ;

CH3 -CH(CH3)-CH2 - ОН ;        CH3 -C(CH3)2OH.

Câu 16: Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thuộc vào loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm vải, sợi.

b) Nấu rượu uống

c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn

d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.

Trả lời:

a) Phương pháp chiết

b) Phương pháp chưng cất

c) Phương pháp chiết

d) Phương pháp kết tinh

Câu 17: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hydrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Hãy tìm công thức phân tử của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.

Trả lời:

Gọi công thức của limonen là CxHy

Ta có: %C = 100 - %H = 100 – 11,765 = 88,235%

Dlimonen/kk = 4,69 => Mlimonen = 4,69.29 = 136 g/mol

x : y =

Vậy công thức đơn giản nhất của limonen là (C5H8)n

Vì Mlimonen = 136 => n(12.5+8.1) = 136 => n = 2

Vậy công thức phân tử của limonen là C10H16

Câu 18: Vì sao không dùng nước để dập đám cháy do xăng dầu gây ra?

Trả lời:

Vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nếu ta dập đám cháy gây ra bởi xăng dầu bằng nước thì nước lan tỏa đến đâu xăng dầu lan tỏa đến đó khiến cho đám cháy càng lan tỏa rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta thường hay dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách ly ngọn lửa với oxy.

Câu 19: Các chất hữu cơ eugenol, chavibetol và methyl eugenol được thấy trong thành phần của nhiều loại tinh dầu. Eugenol và isoeugenol là nguyên liệu quan trọng dùng sản xuất vanillin (chất tạo hương cho thực phẩm); chavibetol có tác dụng sát khuẩn, kháng oxi hoá; methyl eugenol là chất có tác dụng dẫn dụ côn trùng. Sử dụng methyl eugenol có thể "lôi kéo" một số loại côn trùng có hại tập trung lại một khu vực rồi tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Eugenol, chavibetol và methyl eugenol có công thức cấu tạo như sau:

a) Chất nào trong số các chất trên là đồng phân của nhau? Chúng thuộc loại đồng phân gì (đồng phân nhóm chức, đồng phân vị trí nhóm chức hay đồng phân mạch carbon)?

b) Eugenol và methyl eugenol có thuộc cùng dãy đồng đẳng không? Vì sao? 

Trả lời:

a) Eugenol và chavibetol là đồng phân vị trí nhóm chức.

b) Eugenol và methyl eugenol có thuộc cùng dãy đồng đẳng. Vì chúng hơn kém nhau một nhóm CH2.

Câu 20: Quan sát hình sau và cho biết trong điều kiện thí nghiệm đó

a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn?

b) Chất màu đỏ hay chất màu xanh được hòa tan tốt hơn trong dung môi?

Trả lời:

a) Chất màu đỏ bị hấp phụ mạnh hơn.

b) Chất màu xanh được hòa tan tốt hơn trong dung môi.

Vì chất được hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi sẽ đi ra khỏi cột sắc ký trước, còn chất được hấp phụ mạnh trên bề mặt pha tĩnh và kém tan trong dung môi đi ra sau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay