Bài tập file word Hoá học 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hoá học; 2: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hoá học; 2: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 + 2: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC + SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày cấu tạo nguyên tử.

Trả lời:

Nguyên tử được coi như một quả cầu, gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử

Vỏ nguyên tử

Hạt nhân

Loại hạt

Electron

Proton

Neutron

Kí hiệu

e

p

n

Điện tích

-1

+1

0

Đặc điểm

Chuyển động xung quanh hạt nhân

Nằm ở tâm và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.

 

Câu 2: Trình bày vị trí của các nguyên tố kim loại.

Trả lời:

- Hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là kim loại.

- Chúng nằm ở phía bên phải và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố màu xanh).

- Các nguyên tố nhóm IA (trừ hydrogen) đều là kim loại điển hình (kim loại hoạt động mạnh).

Câu 3: Kể tên các nguyên tố hóa học quen dùng trong đời sống người Việt Nam.

Trả lời:

Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là: Vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nitơ (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mercury). Vì vậy trong thực tế, các nguyên tố này được dùng cả hai tên tiếng Việt và tên tiếng Anh.

Câu 4: Em biết gì về khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

- Khối lượng của electron (là 0,00055 amu) nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton (xấp xỉ 1 amu) và neutron (xấp xỉ 1 amu) nên coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

⇒ Khối lượng của một nguyên tử được coi bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử.

- Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (atomic mass unit).

1 amu = 1,6605.10-24 g

Câu 5: Bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

- Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử (Z), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử. Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Chu kỳ gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hành theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron nguyên tử.

+Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7.

+ Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

- Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

+ Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử.

+ Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A (được đánh số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA) và 10 cột là nhóm B (còn gọi là nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp)

Câu 6: Nêu một số ví dụ về nguyên tử.

Trả lời:

- Đồng tiền vàng được cấu tạo từ nguyên tử vàng (gold)

- Khí oxygen được cấu tạo từ nguyên tử oxygen

- Nước được tạo nên từ các nguyên tử hydrogen và oxygen.

Câu 7: Lấy ví dụ về nguyên tố hóa học.

Trả lời:

Ví dụ: Những nguyên tử khác nhau nhưng có cùng 6 proton trong hạt nhân nguyên tử nên chúng thuộc cùng nguyên tố carbon.

Câu 8: Chu kì 3 cho biết điều gì?

Trả lời:

- Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar. Nguyên tử của các nguyên tố này có 3 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na là +11 đến Ar là +19..

- Đầu chu kì 3 là kim loại kiềm Na, cuối chu kì là phi kim điển hình Cl, kết thúc chu kì là khí hiếm Ar..

Câu 9: Lấy ví dụ minh họa sự sắp xếp các electron trong nguyên tử.

Trả lời:

Ví dụ: Nguyên tử nitrogen có 7 electron, được phân bố thành hai lớp electron

- Lớp thứ nhất có 2 electron

- Lớp thứ hai có 5 electron

Câu 10: Số hiệu nguyên tử Au là 79. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố vàng là bao nhiêu?

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố vàng là 79.

Câu 11: Sử dụng bảng tuần hoàn ta biết được các thông tin nào về nguyên tố lưu huỳnh?

Trả lời:

- Tên nguyên tố: sulfur (lưu huỳnh).

- Số hiệu nguyên tử: 16.

- Kí hiệu hóa học: S.

- Khối lượng nguyên tử: 32 amu.

- Vị trí: Thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.

- Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim.

Câu 12: Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử neon (biết số neutron bằng 10)

Trả lời:

Một nguyên tử Neon (Ne) gồm: 10 proton, 10 electron.

Khối lượng nguyên tử Mg bằng 10 + 10 = 20 amu.

Câu 13: Tại sao nguyên tố kim loại như sắt và kẽm được sử dụng trong việc sản xuất thép?

Trả lời:

Nguyên tố kim loại như sắt và kẽm được sử dụng trong việc sản xuất thép vì tính chất của chúng:

- Sắt: Là thành phần chính của thép. Khi hợp nhất với cacbon và các nguyên tố khác, sắt tạo ra lực đàn hồi và chịu lực cần thiết. Nó cũng có thể tạo ra các hợp kim thép với độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt.

- Kẽm: Thường được sử dụng làm tăng trường cho thép, bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn và oxy hóa. Lớp phủ kẽm cũng giúp tạo ra bề mặt bắt mắt, bóng và chống ăn mòn tốt cho các vật liệu được sản xuất từ thép.

Những tính chất này khiến việc kết hợp sắt và kẽm sẽ tạo ra các loại thép có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, cũng như khả năng chống ăn mòn, làm tăng tuổi thọ và giúp giảm thiểu sự đổ vỡ, tạo ra các sản phẩm thép có chất lượng cao.

Câu 14: Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học nguyên tử số 47 là gì?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học nguyên tử số 79 có tên gọi là silver, được biểu diễn bằng ký hiệu "Ag".

Câu 15: Tại sao nói nguyên tử trung hòa về điện?

Trả lời:

Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1. Mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

⇒ Nguyên tử trung hòa về điện.

Câu 16: Sự hiện diện của chất nào làm cho rượu etylic trở nên độc hại và không thể uống được?

Trả lời:

Sự hiện diện của methanol trong rượu etylic là nguyên nhân khiến nó trở nên độc hại và không thể uống được. Metanol (hay còn gọi là cồn methyl) là một chất độc, và khi được tiêu thụ, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc nhầm lẫn giữa rượu etylic và metanol có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Câu 17: Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học số 6 là gì và nó có thể được tìm thấy ở dạng tự do ở môi trường tự nhiên không?

Trả lời:

Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học nguyên tử số 6 là carbon, được biểu diễn bằng ký hiệu "C". Carbon thường được tìm thấy ở dạng tự do trong môi trường tự nhiên, như trong dạng than hoặc graphite. Nó là nguyên tố cực kỳ phổ biến và quan trọng trong hóa học hữu cơ và các hợp chất hữu cơ.

Câu 18: Người ta sử dụng nguyên tố nào để chế tạo con chip máy tính? Ngoài chip máy tính, nguyên tố đó còn được ứng dụng để tạo nên những sản phẩm nào?

Trả lời:

- Chip máy tính thường được sản xuất ở những nhà máy được gọi là nhà máy sản xuất hay fab. Chip được làm từ silicon, một nguyên tố hóa học phổ biến có trong cát. Silicon là một chất bán dẫn, tức là có khả năng dẫn điện ở mức thấp hơn các kim loại như đồng và cao hơn chất cách điện như thủy tinh.

- Silicon thường chịu nhiệt và đàn hồi như cao su, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện. Một số hình thức phổ biến bao gồm dầu silicon, mỡ silicon, cao su silicon, nhựa silicon.

Câu 19: Tại sao nguyên tố carbon được xem là một trong những nguyên tố quan trọng nhất trong hóa học hữu cơ?

Trả lời:

Nguyên tố carbon được coi là quan trọng trong hóa học hữu cơ vì khả năng tạo các liên kết hóa học mạnh mẽ với chính nó và với các nguyên tố khác. Sự linh hoạt của nó trong việc tạo ra các phân tử phức tạp và đa dạng làm cho carbon trở thành cơ sở của tất cả các hợp chất hóa học tự nhiên và tổng hợp. Nó cũng có khả năng tạo ra nhiều dạng cấu trúc phân tử khác nhau, từ các chuỗi đơn giản đến các phân tử phức tạp, giúp tạo ra sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ. Điều này làm cho carbon trở thành một yếu tố chính trong hóa học hữu cơ và trong sự sống.

Câu 20: Tại sao các nguyên tố kim loại thường có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn so với nguyên tố phi kim?

Trả lời:

- Các nguyên tố kim loại thường có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn so với nguyên tố phi kim do cấu trúc tinh thể của chúng và cách mà electron tự do di chuyển trong tinh thể.

- Trong cấu trúc tinh thể của kim loại, electron tự do di chuyển dễ dàng trong môi trường lưới tinh thể của các nguyên tử kim loại mà không phải vượt quá nhiều rào cản. Điều này cho phép electron dễ dàng truyền nhiệt và dẫn điện. Trong khi đó, các nguyên tố phi kim thường có cấu trúc tinh thể không cho phép sự di chuyển tự do của electron, làm giảm khả năng dẫn điện và nhiệt.

- Thêm vào đó, kết cấu của nguyên tố kim loại cũng tạo điều kiện cho sự linh hoạt của electron, trong khi nguyên tố phi kim có xu hướng giữ chặt electron hơn. Điều này cũng đóng vai trò làm tăng khả năng dẫn điện và nhiệt của nguyên tố kim loại so với nguyên tố phi kim.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay