Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều Bài 4: Phân tử. Đơn chất. Hợp chất

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Phân tử. Đơn chất. Hợp chất. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án hóa học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ III: PHÂN TỬ

BÀI 4 - PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về phân tử?

Trả lời:

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Câu 2: Nêu khái niệm và đơn vị đo khối lượng nguyên tử.

Trả lời:

  • Khối lượng phân tử là tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.
  • Đơn vị khối lượng phân tử là amu.

Câu 3: Đơn chất là gì và chúng có đặc điểm gì?

Trả lời:

  • Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.
  • Ở điều kiện thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn.
  • Tên của các đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều chất.

 

Câu 4: Hợp chất là gì?

Trả lời:

Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

Câu 5: Nêu khái niệm và đặc điểm của các dạng thù hình của nguyên tố.

Trả lời:

  • Các dạng đơn chất khác nhau nhưng đều do một nguyên tố tạo thành được gọi là các dạng thù hình khác nhau.
  • Các dạng thù hình khác nhau thì có tính chất khác nhau.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa cho phân tử.

Trả lời:

  • Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử H và một nguyên tử O.
  • Mỗi phân tử iodine gồm hai nguyên tử iodine liên kết với nhau.

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa cho khối lượng phân tử.

Trả lời:

Ví dụ: Phân tử methane gồm 1 nguyên tử C (có khối lượng 12 amu) và 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử có khối lượng 1 amu)

⇒ Khối lượng phân tử methane: Mmethane = 1.12 + 4.1 = 16 (amu).

Câu 3: Lấy ví dụ minh họa cho đơn chất.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Khí chlorine được tạo thành từ nguyên tố Cl
  • Kim loại đồng được tạo thành từ nguyên tố Cu.

 

Câu 4: Lấy ví dụ minh họa cho hợp chất.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Carbon dioxide là hợp chất được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học là C và O.
  • Ethanol là hợp chất được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là C, H, O.

Câu 5: Lấy ví dụ minh họa một số nguyên tố tạo ra nhiều đơn chất khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Carbon tạo ra than muội, than chì, kim cương, fullerene...;
  • Oxygen tạo ra oxygen và ozone;
  • Phosphorus tạo ra phosphorus đỏ, phosphorus trắng,...

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa carbon có các dạng thù hình khác nhau thì có tính chất khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ: Hai dạng thù hình của nguyên tố carbon là kim cương và than chì. Kim cương trong suốt, rất cứng và không dẫn điện; trong khi than chì mềm, có màu đen xám và dẫn được điện.

 

Câu 2: Nước cứng là gì? Vì sao không nên sử dụng nước cứng trong sinh hoạt?

Trả lời:

  • Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít).
  • Khi dùng nước cứng lâu dài, có thể sẽ gặp tình trạng viêm da, khô tóc,... do nước cứng không thể làm xà phòng hòa tan hoặc tạo bọt, dẫn đến người dùng không làm sạch cơ thể hoàn toàn. Bên cạnh đó, nước cứng khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng thêm các nguy cơ mắc phải các bệnh sỏi thận, tắc mạch,... Vì vậy, nên tránh sử dụng nước cứng trong sinh hoạt.

Câu 3: Khi bật nắp lon coca thường thấy có bọt khí trào lên. Bọt khí đó là chất nào? Chất đó là đơn chất hay hợp chất?

Trả lời:

  • Bọt khí đó là carbon dioxide.
  • Carbon dioxide được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và O => Carbon dioxide là hợp chất

Câu 4: Phân tử nước được tạo bởi 2 nguyên tử hydogen và 1 nguyên tử oxygen. Hãy tính khối lượng của phân tử nước theo đơn vị amu.

Trả lời:

Phân tử nitrogen được tạo bởi 2 nguyên tử hydogen (có khối lượng nguyên tử = 1) và 1 nguyên tử oxygen (có khối lượng nguyên tử = 16)

=> Khối lượng phân tử của nước bằng: 1 x 2 + 16 x 1 = 38 (amu).

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Mô tả cấu trúc phân tử và tính chất của cacbon trong hai dạng kim cương và than chì.

Trả lời:

  • Cấu trúc và tính chất của kim cương:
  • Cấu trúc: Các phân tử cacbon trong kim cương được sắp xếp theo cấu trúc tinh thể lập phương đặc trưng, tạo ra các liên kết phân tử cực kỳ cứng và chặt chẽ. Mỗi nguyên tửcacbon kết nối với 4 nguyên tử cacbon khác trong một cấu trúc mạng lưới rất rắn.
  • Tính chất: Do cấu trúc tinh thể đặc biệt, kim cương có độ cứng cao, là vật liệu cứng nhất và có độ dẫn điện kém.
  • Cấu trúc và tính chất của than chì:
  • Cấu trúc: Trong than chì, các phân tử cacbon được xếp theo một cấu trúc lớp và các liên kết giữa các phân tử không mạnh như trong kim cương. Cấu trúc của than chì không phải là tinh thể như kim cương.
  • Tính chất: Than chì có tính chất rất khác nhau so với kim cương, nó mềm, có thể bị uốn cong dễ dàng, và có khả năng dẫn điện tốt hơn.

Câu 2: Phân biệt nguyên tử và phân tử.

Trả lời:

Đặc điểm

Nguyên tử

Phân tử

Khái niệm

Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm

Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

Ví dụ

Nguyên tử oxygen, nguyên tử cacbon

Oxy (O2), nước (H2O)

Hình dạng

Hình cầu

Nhiều hình dáng

Tính chất

Không thể phân đôi nguyên tử

Các nguyên tố trong phân tử có thể tách rời và kết hợp với nhau

Sự tồn tại

Có thể tồn tại hoặc không tồn tại ở trạng thái tự do

Tồn tại trong trạng thái tự do

Quan sát

Không nhìn thấy bằng mắt thường

Không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng nếu có kính hiển vi vẫn có thể quan sát

Phản ứng

Phản ứng cao, có ngoại lệ nhất định

Ít phản ứng

 

Câu 3: Mô tả cấu trúc và tính chất của đại phân tử glucose - một hợp chất quan trọng trong hóa học hữu cơ và sinh học. Glucose được ứng dụng như thế nào

Trả lời:

  • Công thức phân tử: C6H12O6, Phân tử khối là 180.
  • Tính chất vật lý: Glucozơ là chất rắn rất dễ tan trong nước, tinh thể không màu, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Tan tốt trong nước, tăng dần theo chiều tăng của nhiệt độ. Glucôzơ có nhiều trong các loại quả nho, mật ong và trong máu của con người
  • Tính chất hóa học: mang tính chất hóa học đặc trưng của ancol đa chức và andehit.
  • Ứng dụng:
  • Trong công nghiệp: sử dụng làm chất bảo quản, tráng ruột phích
  • Trong y học: sử dụng trong thuốc tăng lực dành cho trẻ em, người già và những người suy nhược cơ thể; pha huyết thanh trong tiêm truyền y tế; là thành phần dùng để sản xuất Vitamin C
  • Với con người: là nguồn năng lượng của cơ thể, tham gia vào cấu trúc tế bào và một số chất khác, tạo ra năng lượng cần thiết cho sự sống.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay