Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 cánh diều.

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

BÀI 3 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trình bày nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

Bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố hóa học và được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử

Câu 2: Bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

  • Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử (Z), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử. Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hành theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Số thứ tự chu kì = số lớp electron nguyên tử.
  • Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7.
  • Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
  • Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử.
  • Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A (được đánh số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA) và 10 cột là nhóm B (còn gọi là nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp)

Câu 3: Trình bày vị trí của các nguyên tố kim loại.

Trả lời:

  • Hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là kim loại.
  • Chúng nằm ở phía bên phải và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố màu xanh).
  • Các nguyên tố nhóm IA (trừ hydrogen) đều là kim loại điển hình (kim loại hoạt động mạnh).

Câu 4: Trình bày vị trí của các nguyên tố phi kim.

Trả lời:

  • Nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố màu hồng).
  • Các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên.
  • Các nguyên tố nhóm VIIA hầu hết là những phi kim điển hình, fluorine ở đầu nhóm là phi kim hoạt động mạnh nhất.

Câu 5: Trình bày vị trí của các nguyên tố khí hiếm.

Trả lời:

Tất cả các nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA được gọi là nguyên tố khí hiếm.

Câu 6: Sử dụng bảng tuần hoàn ta có thể biết các thông tin nào của một nguyên tố hóa học?

Trả lời:

Sử dụng bảng tuần hoàn ta có thể biết các thông tin của một nguyên tố hóa học:

  • Tên nguyên tố
  • Số hiệu nguyên tử
  • Kí hiệu hóa học
  • Khối lượng nguyên tử
  • Vị trí của nguyên tố hóa học (ô, chu kì, nhóm).
  • Nhận ra được tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố (tính kim loại, phi kim, khí hiếm).
  • Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA, IIIA là kim loại (trừ hydrogen và boron).
  • Hầu hết các nguyên tố ở nhóm VA, VIA, VIIA là phi kim.
  • Các nguyên tố ở nhóm VIIIA là khí hiếm.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Ô nguyên tố carbon cho biết điều gì?

Trả lời:

Ô nguyên tố carbon cho biết:

  • Số hiệu nguyên tử Z = 6
  • Kí hiệu hóa học: C
  • Tên nguyên tố: carbon
  • Khối lượng nguyên tử: 12 amu

Câu 2: Chu kì 2 cho biết điều gì?

Trả lời:

  • Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne. Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li là +3 đến Ne là +10.
  • Đầu chu kì 2 là kim loại điển hình Li, cuối chu kì là phi kim điển hình F, kết thúc chu kì là khí hiếm Ne.

Câu 3: Nhóm IA cho biết điều gì?

Trả lời:

Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H). Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân của các nguyên tử kim loại trong nhóm IA tăng dần từ Li (+3) đến Fr (+87).

 

Câu 4: Sử dụng bảng tuần hoàn ta biết được các thông tin nàovề nguyên tố lưu huỳnh?

Trả lời:

  • Tên nguyên tố: sulfur (lưu huỳnh)
  • Số hiệu nguyên tử: 16
  • Kí hiệu hóa học: S
  • Khối lượng nguyên tử: 32 amu.
  • Vị trí: Thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
  • Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nhóm nguyên tố halogen có bao nhiêu nguyên tố và chúng thường gặp trong phản ứng hóa học nào?

Trả lời:

Nhóm nguyên tố halogen bao gồm 5 nguyên tố hóa học: Fluor (F), Clor (Cl), Brom (Br), Iot (I), và Astatin (At). Chúng thường gặp trong các phản ứng hóa học liên quan đến việc tạo các liên kết hóa học, thường được sử dụng trong quá trình khử trùng, sản xuất các hợp chất hữu cơ, và trong lĩnh vực dược học.

Câu 2: Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học nguyên tử số 79 là gì?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học nguyên tử số 79 có tên gọi là vàng, được biểu diễn bằng ký hiệu "Au".

Câu 3: Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học số 6 là gì và nó có thể được tìm thấy ở dạng tự do ở môi trường tự nhiên không?

Trả lời:

Tên gọi và ký hiệu của nguyên tố hóa học nguyên tử số 6 là carbon, được biểu diễn bằng ký hiệu "C". Carbon thường được tìm thấy ở dạng tự do trong môi trường tự nhiên, như trong dạng than hoặc graphite. Nó là nguyên tố cực kỳ phổ biến và quan trọng trong hóa học hữu cơ và các hợp chất hữu cơ.

Câu 4: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy kể tên nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố beri.

Trả lời:

Nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố beri: magie, canxi, stronti, bari, radi.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hãy liệt kê các nguyên tố á kim trên bảng tuần hoàn và giải thích tính chất của chúng.

Trả lời:

  • Các nguyên tố á kim trên bảng tuần hoàn bao gồm boro (B), silic (Si), germani (Ge), arseni (As), antimon (Sb), và teluri (Te). Các nguyên tố này có tính chất của cả kim loại và phi kim.
  • Tính chất của các nguyên tố á kim bao gồm khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và chiều dày của vật liệu. Một số nguyên tố á kim cũng thể hiện tính chất bán dẫn, có nghĩa là chúng dẫn điện tốt ở nhiệt độ cao nhưng không tốt ở nhiệt độ thấp.
  • Mặc dù có tính chất kim loại trong một số môi trường, các nguyên tố á kim cũng có tính chất phi kim trong các khía cạnh khác như tính chất hóa học và vật lý. Điều này giúp chúng có khả năng tương tác với các nguyên tố phi kim khác và tạo ra các hợp chất đa dạng.
  • Tính chất đặc biệt của nguyên tố á kim làm cho chúng có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ bán dẫn, chất lượng gương, và dược học.

Câu 2: Tại sao các nguyên tố kim loại thường có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn so với nguyên tố phi kim?

Trả lời:

  • Các nguyên tố kim loại thường có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn so với nguyên tố phi kim do cấu trúc tinh thể của chúng và cách mà electron tự do di chuyển trong tinh thể.
  • Trong cấu trúc tinh thể của kim loại, electron tự do di chuyển dễ dàng trong môi trường lưới tinh thể của các nguyên tử kim loại mà không phải vượt quá nhiều rào cản. Điều này cho phép electron dễ dàng truyền nhiệt và dẫn điện. Trong khi đó, các nguyên tố phi kim thường có cấu trúc tinh thể không cho phép sự di chuyển tự do của electron, làm giảm khả năng dẫn điện và nhiệt.
  • Thêm vào đó, kết cấu của nguyên tố kim loại cũng tạo điều kiện cho sự linh hoạt của electron, trong khi nguyên tố phi kim có xu hướng giữ chặt electron hơn. Điều này cũng đóng vai trò làm tăng khả năng dẫn điện và nhiệt của nguyên tố kim loại so với nguyên tố phi kim.

 

Câu 3: Tại sao nguyên tố có số nguyên tử lớn nhất trong chu kỳ lại có kích thước nguyên tử nhỏ nhất?

Trả lời:

Nguyên tố có số nguyên tử lớn nhất trong chu kỳ lại có kích thước nguyên tử nhỏ nhất do sự sắp xếp của các electron trong nguyên tử. Khi chúng ta đi từ trái sang phải qua chu kỳ, số lượng proton và electron trong nguyên tử tăng, tạo ra lực hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho kích thước của nguyên tử giảm dần. Tuy nhiên, khi xuống một chu kỳ, các electron ở lớp ngoài cùng lại đc phân bổ đều hơn, các electron mang điện tích âm sẽ đẩy nhau, khiến lớp ngoài cùng giãn ra, khiến kích thước nguyên tử tăng lên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay