Bài tập file word sinh học 10 chân trời Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 22: Khái quát về vi sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG V: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 22 - KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm chung của vi sinh vật.

Trả lời:

-      Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.

-      Một số đặc điểm chung của vi sinh vật:

+      Có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi.

+      Phần lớn có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.

+      Có khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật.

+      Có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Câu 2: Vi sinh vật có thể được phân loại thành mấy nhóm?

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật có thể được phân loại thành 2 nhóm gồm:

-      Nhóm đơn bào nhân sơ: Vi khuẩn cổ và vi khuẩn.

-      Nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực: Vi nấm, vi tảo, nguyên sinh vật.

 

Câu 3: Có mấy kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?

Trả lời: 

Dựa vào nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng, vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng gồm: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.

 

Câu 4: Có thể nghiên cứu vi sinh vật bằng những phương pháp nào?

Trả lời: 

-      Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi

-      Phương pháp nuôi cấy

-      Phương pháp phân lập vi sinh vật

-      Phương pháp định danh vi khuẩn

 

Câu 5: Có thể nghiên cứu vi sinh vật bằng kĩ thuật nào?

Trả lời: 

-      Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.

-      Kĩ thuật siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào.

-      Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số vi sinh vật của từng kiểu dinh dưỡng.

Trả lời:

-      Quang tự dưỡng: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.

-      Hóa tự dưỡng: Vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxi hóa hydrogen, oxi hóa lưu huỳnh.

-      Quang dị dưỡng: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.

-      Hóa dị dưỡng: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

Câu 2: Nguồn năng lượng và nguồn carbon nào làm nguyên liệu để vi sinh vật thuộc từng kiểu dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển?

Trả lời:

Hình thức dinh dưỡng

Nguồn năng lượngNguồn carbon
Quang tự dưỡngÁnh sángChất vô cơ
Hóa tự dưỡngChất vô cơChất vô cơ
Quang dị dưỡngÁnh sángChất hữu cơ
Hóa dị dưỡngChất hữu cơChất hữu cơ

Câu 3: Em hãy kể tên một số phương pháp làm tiêu bản vi sinh vật và cho biết mục đích của các phương đó.

Trả lời:

-      Soi tươi: Dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn.

-      Nhuộm đơn: Dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào.

-      Nhuộm Gram: Dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-.

 

Câu 4: Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc ở các vi sinh vật khác nhau có hình thái đặc trưng như thế nào?

Trả lời:

-      Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

-      Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.

-      Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nêu một số ví dụ về vi sinh vật hóa dị dưỡng được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Ví dụ:

-      Lên men rượu: sản xuất rượu bia

-      Lên men lactic: muối dưa, làm sữa chua

Câu 2: Vì sao vi sinh vật sinh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật?

Trả lời:

Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật bởi vì:

-      Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản.

-      Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật.

Câu 3: Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng Mặt Trời để sinh trưởng. Em hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.

Trả lời:

-      Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng

-      Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước lấy từ không khí.

Câu 4: Vì sao khi để đồ ăn ở ngoài vào mùa hè thì đồ ăn dễ bị hư, hỏng?

Trả lời:

Vì mùa hè ở nước ta là có điều kiện khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, đây là môi trường thích hợp cho các vi sinh vật gây hư, thối thực phẩm phát triển.

Câu 5: Khi bị thương, nên xử lý vế thương như thế nào để tránh bị nhiễm trùng?

Trả lời:

-      Rửa sạch vết thương nhiễm trùng: sử dụng dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương.

-      Loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử: ví dụ như dịch mủ, mô hoại tử,...

-      Dùng thuốc kháng sinh cho vết thương nhiễm trùng mưng mủ.

-      Băng vết thương.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Thủy triều đỏ là hiện tượng gì? Hiện tượng này xảy ra khi nào và gây hại như thế nào đối với con người?

Trả lời:

-      Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt bùng phát tảo biển nở hoa. Hiện tượng này xảy ra khi tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ nhanh chóng trong nước, thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Thủy triều đỏ không liên quan đến chuyển động của thủy triều.

-      Thủy triều đỏ có thể sản xuất các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là "hiện tượng tảo nở hoa độc hại" (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật hay các loài cá, giáp xác, thân mềm sống ở ven biển và các sinh vật khác chết hàng loạt.

-      Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Karenia brevis, loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng mạnh.

Câu 2: Vi sinh vật phân bố như thế nào bên trong cơ thể người?        

Trả lời:

-      Có một quần thể vi sinh vật gọi là vi hệ sống trên cơ thể người khỏe mạnh. Các loại vi sinh vật thường thấy trên cơ thể người có thể được phân chia thành: Vi sinh vật ký sinh có hại cho con người, vi sinh vật cộng sinh có lợi cho cả người và vi sinh vật, loại trung gian là vi sinh vật hội sinh. Dựa trên thời gian vi sinh vật cư trú trên cơ thể, có thể phân chia thành 2 nhóm sau:

+      Nhóm có mặt thường xuyên: Tồn tại trên cơ thể người hằng năm hoặc vĩnh viễn;

+      Nhóm có mặt tạm thời: Không thường xuyên tồn tại trên cơ thể người, thường chỉ thấy trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.

-      Vai trò của hệ vi sinh vật bình thường trên cơ thể người:

+      Vi khuẩn tổng hợp và tiết ra một số enzyme cần thiết cho chúng, đồng thời giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Cụ thể, vi khuẩn đường ruột (E.coli) sản xuất vitamin K, vitamin B12,...;

+      Các vi sinh vật cư trú tại chỗ có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh từ nơi khác tới;

+      Vi sinh vật có khả năng kích thích sinh kháng thể phản ứng chéo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay