Bài tập file word sinh học 10 chân trời Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Thông tin giữa các tế bào Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG III: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO
BÀI 17 - THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm và vai trò của thông tin giữa các tế bào.
Trả lời:
- Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.
- Vai trò: Nhờ thông tin giữa các tế bào mà các tế bào có thể liên hệ với nhau, đảm bảo thực hiện các hoạt động sống của cơ thể một cách chính xác.
Câu 2: Nêu các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào.
Trả lời:
Các tế bào gần nhau có thể truyền thông tin nhờ:
- Truyền thông tin nhờ các mối nối.
- Kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt.
- Truyền tin cục bộ.
- Các tế bào ở xa nhau sẽ truyền thông tin qua các phân tử tín hiệu được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 3: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn?
Trả lời:
Truyền tin trong tế bào gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu và đáp ứng tín hiệu nhận được.
Câu 4: Trình bày diễn biến ba giai đoạn truyền thông tin giữa các tế bào.
Trả lời:
- Giai đoạn tiếp nhận: Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thay đổi hình dạng thụ thể.
- Giai đoạn truyền tin: Nhờ một chuỗi các phản ứng sinh hóa tạo thành con đường truyền tín hiệu, quá trình truyền tín hiệu được thực hiện từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.
- Giai đoạn đáp ứng: Xảy ra trong nhân hoặc tế bào chất. Tín hiệu đã được truyền tin sẽ hoạt hóa một đáp ứng đặc hiệu của tế bào.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau?
Trả lời:
Cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào khác nhau. Nhờ cơ chế này, các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra các đáp ứng mà chúng còn có khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cũng như mức độ đáp ứng cho phù hợp với nhu cầu tế bào.
Câu 2: Lấy ví dụ về một số tín hiệu truyền tin.
Trả lời:
Ví dụ: amino acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, nucleotide, hormone, thậm chí chất khí như NO.
Câu 3: Các tế bào trong cơ thể đa bào truyền tin cho nhau bằng cách nào?
Trả lời:
Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, tuyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.
Câu 4: Các phân tử tín hiệu có thể đi được qua màng sinh chất thường có đặc điểm gì? Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất
- Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...)
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Hormone insulin và glucagon làm gì để kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hoá đường, qua đó, điều hoà hàm lượng glucose trong máu?
Trả lời:
- Khi nồng độ đường trong máu tăng, tuyến tụy tăng tiết hormone insulin. Insulin kích thích gan và cơ chuyển hóa glucose thành glycogen làm giảm lượng đường.
- Khi nồng độ đường giảm, tuyến tụy tăng tiết hormone glucagon đến các tế bào gan và cơ phân giải glycogen thành glucose, giúp tăng lượng đường.
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa cho truyền tin giữa các tế bào (truyền tin nội tiết).
Trả lời:
Ví dụ: Truyền tin qua hệ thần kinh, tín hiệu điện dọc tế bào thần kinh sau đó được chuyển hóa thành tín hiệu hóa học, khi các phân tử này được tiết ra và đi qua xinap để tới tế bào thần kinh khác. ở đây nó lại được chuyển thành tín hiệu điện. Theo cách đó, 1 tín hiệu thần kinh có thể di chuyển dọc trên chuỗi các tế bào thần kinh và lan nhanh trong khoảng cách xa.
Câu 3: Lấy ví dụ minh họa cho truyền tin trong tế bào (truyền tin cục bộ).
Trả lời:
Ví dụ: Truyền tin qua xinap là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích.
Câu 4: Tại sao mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định?
Trả lời:
Mỗi loại tế bào sẽ có cấu tạo, kích thước, hình dạng khác nhau và có một cách tiếp nhận và xử lý thông tin khác nhau ® mỗi loại tế bào thường chỉ đảm nhận một chức năng nhất định.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cơ chế truyền tin tế bào giữ vai trò như thế nào trong quá trình phân giải và tổng hợp carbohydrate tại tế bào, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự đáp ứng insulin và việc duy trì đường huyết ổn định?
Trả lời:
- Đáp ứng insulin: Khi glucose được hấp thụ vào tế bào, nó kích thích tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Insulin sau đó kích thích quá trình phân giải glucose và glycogen tổng hợp trong tế bào gan và cơ, giúp duy trì đường huyết ổn định.
- Glucagon: Ngoài insulin, glucagon cũng là một hormone quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân giải và tổng hợp carbohydrate. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, tế bào tuyến tụy sản xuất glucagon, kích thích quá trình tổng hợp glucose giúp duy trì đường huyết ổn định.
- Truyền tin nội bào: Các protein truyền tin tế bào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân giải glucose và tổng hợp glycogen trong tế bào. Các tín hiệu truyền tin thông qua các con đường này ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa các phản ứng tế bào cần thiết để duy trì đường huyết ổn định. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống chứa đường và tinh bột, cùng với nạp vào cơ thể lượng glucose quá mức, có thể góp phần vào việc phát triển kháng insulin.
Câu 2: Phương pháp giải mẫn cảm là gì? Nêu tác dụng phụ của phương pháp này. Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
- Giải mẫn cảm là dùng chính loại thuốc mà bệnh nhân đã phản ứng để điều trị cho bệnh nhân. Trong chuyên ngành dị ứng, giải mẫn cảm là phương pháp cuối cùng để xử lý các trường hợp bệnh nhân phản ứng với các chế phẩm là thuốc điều trị duy nhất, không có lựa chọn khác để thay thế.
- Tác dụng phụ:
+ Trong khi điều trị có thể có ngứa nhẹ, nổi sẩn nhỏ trên da gặp trong một số trường hợp.
+ Sau điều trị một tuần có thể có sốt nhẹ, phát ban mày đay và ngứa.
+ Phản ứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bao gồm: Co thắt phế quản gây suy hô hấp, sốc phản vệ.
- Lưu ý:
+ Hạn chế sử dụng ở người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, bệnh thận mạn, người đang mắc cách bệnh lý tự miễn, bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn β.
+ Cần những thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm trong xử trí shock phản vệ; thực hiện tại bệnh viện để có đầy đủ dụng cụ và thuốc để cấp cứu, xử trí shock phản vệ.
+ Cần theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình điều trị về mạch, nhiệt, huyết áp, tri giác để phát hiện và xử trí kịp thời. Thiết lập sẵn đường truyền tĩnh mạch để tiêm adrenalin ngay khi có sốc phản vệ.
+ Phương pháp này không thể điều trị các bệnh thuộc loại dị ứng bán cấp hoặc mạn tính như: Thiếu
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 17: Thông tin giữa các tế bào (1 tiết)