Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Trao đổi chất bao gồm những quá trình nào. Nêu khái niệm các quá trình đó.

Trả lời:

Trao đổi chất gồm: Trao đổi chất qua màng sinh chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Trao đổi chất qua màng sinh chất: là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường. Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất gồm vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất, nhập bào. - Trao đổi chất qua màng sinh chất: là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường. Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất gồm vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất, nhập bào.

- Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào: là tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong tế bào, gồm 2 mặt là đồng hóa và dị hóa. - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào: là tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong tế bào, gồm 2 mặt là đồng hóa và dị hóa.

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng. + Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.

+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng. + Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

Câu 2: Nêu khái niệm của sự chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

- Sự chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. - Sự chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

- Trong tế bào, sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng. - Trong tế bào, sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng.

Câu 3: Trình bày khái niệm và vai trò của quá trình quang hợp.

Trả lời:

- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố quang hợp. - Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố quang hợp.

- Quang hợp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của sinh giới: - Quang hợp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của sinh giới:

+ Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng nuôi sống gần như toàn bộ sinh giới. + Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng nuôi sống gần như toàn bộ sinh giới.

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và y học. + Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và y học.

+ Điều hòa hàm lượng O + Điều hòa hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.

Câu 4: Trình bày khái niệm, đặc điểm của quá trình phân giải hiếu khí.

Trả lời:

- Khái niệm: Phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) là quá trình phân giải các chất hữu cơ khi có oxygen thành sản phẩm cuối cùng là CO - Khái niệm: Phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) là quá trình phân giải các chất hữu cơ khi có oxygen thành sản phẩm cuối cùng là COvà H2O, đồng thời giải phóng năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành dạng năng lượng dễ sử dụng cho tế bào có trong phân tử ATP.

- Đặc điểm: - Đặc điểm:

+ Trong phân giải hiếu khí, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. + Trong phân giải hiếu khí, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.

+ Tùy vào nhu cầu năng lượng của cơ thể mà tốc độ của quá trình phân giải hiếu khí có thể diễn ra nhanh hay chậm. + Tùy vào nhu cầu năng lượng của cơ thể mà tốc độ của quá trình phân giải hiếu khí có thể diễn ra nhanh hay chậm.

Câu 5: Nêu khái niệm và vai trò của thông tin giữa các tế bào.

Trả lời:

- Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. - Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

- Vai trò: Nhờ thông tin giữa các tế bào mà các tế bào có thể liên hệ với nhau, đảm bảo thực hiện các hoạt động sống của cơ thể một cách chính xác. - Vai trò: Nhờ thông tin giữa các tế bào mà các tế bào có thể liên hệ với nhau, đảm bảo thực hiện các hoạt động sống của cơ thể một cách chính xác.

Câu 6: Trong môi trường ưu trương, tế bào xảy ra hiện tượng gì?

Trả lời:

Trong môi trường ưu trương, tế bào bị mất nước làm xuất hiện hiện tượng co nguyên sinh (đối với tế bào động vật, hiện tượng co nguyên sinh làm biến đổi hình dạng tế bào còn đối với tế bào thực vật, hiện tượng co nguyên sinh không làm biến đổi hình dạng tế bào).

Câu 7: Vì sao enzyme có tính đặc hiệu?

Trả lời:

Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động, là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất. Trung tâm hoạt động phải có cấu hình không gian phù hợp với cơ chất → Mỗi enzyme chỉ có thể tác động lên một hay một số chất có cấu hình không gian tương ứng (tính đặc hiệu của enzyme).

Câu 8: Pha sáng và pha tối cần nguyên liệu gì và tạo ra sản phẩm nào?

Trả lời:

- Pha sáng: - Pha sáng:

+ Nguyên liệu: H + Nguyên liệu: H2O, ADP, Pi, NADP +, năng lượng ánh sáng.

+ Sản phẩm: ATP, NADPH, H + Sản phẩm: ATP, NADPH, H +, O2.

- Pha tối: - Pha tối:

+ Nguyên liệu: CO + Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH.

+ Sản phẩm: C + Sản phẩm: C6H12O6, ADP, Pi, NADP +.

Câu 9: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình phân giải kị khí với quá trình phân giải hiếu khí.

Trả lời:

Quá trình phân giải kị khí chỉ tạo được 2 ATP, mức năng lượng này rất ít so với phân giải hiếu khí.

Câu 10: Các tế bào trong cơ thể đa bào truyền tin cho nhau bằng cách nào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.

Câu 11: Vì sao khi ngâm nước quá lâu thì tay sẽ bị nhăn nheo?

Trả lời:

Khi tay ngâm nước quá lâu, nước ở môi trường sẽ đi vào các tế bào da tay thông qua màng sinh chất, làm da tay nổi lên thành các nếp, khiến da trở nên nhăn nheo.

Câu 12: Vì sao khi gia tăng về nồng độ cơ chất đến mức nhất định cũng không làm tăng hoạt tính của enzyme?

Trả lời:

Với một lượng enzyme không đổi, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzyme tăng dần, nhưng đến một lúc đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzyme do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa.

Câu 13: Vi khuẩn oxi hoá nitrogen có vai trò gì trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Trả lời:

Các vi khuẩn oxi hóa nitrogen biến đổi nitơ trong đất và không khí thành các dạng mà thực vật có thể hấp thu được → cung cấp đạm cho các hoạt động trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Câu 14: Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

- Miệng: nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn. - Miệng: nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.

- Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. - Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động.

- Dạ dày: khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. - Dạ dày: khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp.

- Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu.  - Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu.

- Ruột già: tạo phân. - Ruột già: tạo phân.

- Trực tràng: nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện. - Trực tràng: nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện.

- Hậu môn: đựng và đào thải phân. - Hậu môn: đựng và đào thải phân.

Câu 15: Tại sao mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định?

Trả lời:

Mỗi loại tế bào sẽ có cấu tạo, kích thước, hình dạng khác nhau và có một cách tiếp nhận và xử lý thông tin khác nhau → mỗi loại tế bào thường chỉ đảm nhận một chức năng nhất định.

Câu 16: Vì sao enzyme bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác? Khi tế bào không sản xuất một enzyme nào đó hoặc enzyme đó bị bất hoạt thì sinh vật sẽ gặp phải vấn đề gì?

Trả lời:

- Khi enzyme bị biến tính, chúng mất cấu trúc không gian, do đó enzyem không còn trung tâm hoạt tính. Vì vậy, chúng không thể liên kết với cơ chất để tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất. - Khi enzyme bị biến tính, chúng mất cấu trúc không gian, do đó enzyem không còn trung tâm hoạt tính. Vì vậy, chúng không thể liên kết với cơ chất để tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất.

- Khi tế bào không sản xuất một enzyme nào đó hoặc enzyme đó bị bất hoạt thì các sản phẩm cần thiết cho hoạt động sống của tế bào không được tổng hợp. Mặt khác, cơ chất của enzyme đó được tích lũy lại và gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc cho tế bào. Khi đó, sinh vật sẽ rối loạn chuyển hóa và mắc bệnh. - Khi tế bào không sản xuất một enzyme nào đó hoặc enzyme đó bị bất hoạt thì các sản phẩm cần thiết cho hoạt động sống của tế bào không được tổng hợp. Mặt khác, cơ chất của enzyme đó được tích lũy lại và gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc cho tế bào. Khi đó, sinh vật sẽ rối loạn chuyển hóa và mắc bệnh.

Câu 17: Nêu ứng dụng của quá trình tổng hợp các chất trong thực tiễn

Trả lời:

- Ngành dược phẩm: Tổng hợp các chất dược phẩm để sản xuất thuốc mới hoặc cải tiến thuốc đã có. - Ngành dược phẩm: Tổng hợp các chất dược phẩm để sản xuất thuốc mới hoặc cải tiến thuốc đã có.

- Công nghệ hóa học: Sản xuất các hợp chất hữu cơ và vô cơ thông qua quá trình tổng hợp hóa học. - Công nghệ hóa học: Sản xuất các hợp chất hữu cơ và vô cơ thông qua quá trình tổng hợp hóa học.

- Công nghiệp: Tạo ra các sản phẩm cho ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, chất phụ gia... - Công nghiệp: Tạo ra các sản phẩm cho ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, chất phụ gia...

- Công nghiệp thực phẩm: Sản xuất các hợp chất, chất béo, hương liệu và màu sắc cho ngành công nghiệp thực phẩm. - Công nghiệp thực phẩm: Sản xuất các hợp chất, chất béo, hương liệu và màu sắc cho ngành công nghiệp thực phẩm.

- Công nghiệp dầu khí: Tổng hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ được sử dụng trong quá trình tinh lọc và chế biến dầu khí. - Công nghiệp dầu khí: Tổng hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ được sử dụng trong quá trình tinh lọc và chế biến dầu khí.

- Nghiên cứu khoa học: Tổng hợp các hợp chất để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới trong khoa học và công nghệ. - Nghiên cứu khoa học: Tổng hợp các hợp chất để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới trong khoa học và công nghệ.

Câu 18: Tại sao quá trình phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào cần sự điều chỉnh chặt chẽ để duy trì sự cân bằng sinh học?

Trả lời:

- Duy trì năng lượng cần thiết: Quá trình phân giải và tổng hợp các chất cung cấp năng lượng và nguyên liệu cần thiết cho các hoạt động tế bào và cơ thể, giúp duy trì sự cân bằng năng lượng cho tế bào và cơ thể. - Duy trì năng lượng cần thiết: Quá trình phân giải và tổng hợp các chất cung cấp năng lượng và nguyên liệu cần thiết cho các hoạt động tế bào và cơ thể, giúp duy trì sự cân bằng năng lượng cho tế bào và cơ thể.

- Duy trì ổn định nội bào: Việc phân giải và tổng hợp các chất cũng đóng vai trò trong việc duy trì sự ổn định nội bào của tế bào, giúp giữ cho môi trường nội bào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tế bào cần được duy trì trong khoảng giới hạn nhất định. - Duy trì ổn định nội bào: Việc phân giải và tổng hợp các chất cũng đóng vai trò trong việc duy trì sự ổn định nội bào của tế bào, giúp giữ cho môi trường nội bào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tế bào cần được duy trì trong khoảng giới hạn nhất định.

- Đảm bảo sản xuất và duy trì các cấu trúc tế bào: Phân giải và tổng hợp các chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cấu trúc tế bào cần thiết, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, acid nucleic, và các phân tử khác. Sự điều chỉnh chặt chẽ của quá trình này giúp tế bào duy trì cấu trúc và chức năng cần thiết - Đảm bảo sản xuất và duy trì các cấu trúc tế bào: Phân giải và tổng hợp các chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cấu trúc tế bào cần thiết, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, acid nucleic, và các phân tử khác. Sự điều chỉnh chặt chẽ của quá trình này giúp tế bào duy trì cấu trúc và chức năng cần thiết

- Đảm bảo sự hoạt động chính xác của tế bào: Việc phân giải và tổng hợp các chất cũng liên quan đến việc sản xuất enzym và các chất điều hòa khác, cần thiết cho các quá trình hoạt động trong tế bào, đảm bảo rằng các phản ứng trong tế bào diễn ra chính xác. - Đảm bảo sự hoạt động chính xác của tế bào: Việc phân giải và tổng hợp các chất cũng liên quan đến việc sản xuất enzym và các chất điều hòa khác, cần thiết cho các quá trình hoạt động trong tế bào, đảm bảo rằng các phản ứng trong tế bào diễn ra chính xác.

Câu 19: Oxygen được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được sinh ra, oxygen phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?

Trả lời:

- Oxygen được sinh ra trong quá trình quang phân li nước tại xoang thylakoid. - Oxygen được sinh ra trong quá trình quang phân li nước tại xoang thylakoid.

- Để ra khỏi tế bào, oxygen phải đi qua bốn lớp màng: màng thylakoid, màng trong và màng ngoài của lục lạp, màng sinh chất của tế bào. - Để ra khỏi tế bào, oxygen phải đi qua bốn lớp màng: màng thylakoid, màng trong và màng ngoài của lục lạp, màng sinh chất của tế bào.

Câu 20: Nếu tế bào không diễn ra quá trình đáp ứng sau khi đã được truyền tin thì nguyên nhân có thể là do đâu?

Trả lời:

Có thể có các nguyên nhân sau:

- Tế bào không tạo được phân tử tín hiệu. - Tế bào không tạo được phân tử tín hiệu.

- Phân tử tín hiệu được tạo ra nhưng không có tác dụng với tế bào đích. - Phân tử tín hiệu được tạo ra nhưng không có tác dụng với tế bào đích.

- Sai hỏng cấu trúc thụ thể dẫn đến phân tử tín hiệu không thể bám vào. - Sai hỏng cấu trúc thụ thể dẫn đến phân tử tín hiệu không thể bám vào.

- Sai hỏng một cấu trúc nào đó của tế bào đích dẫn đến không xảy ra được giai đoạn truyền tin hoặc giai đoạn đáp ứng. - Sai hỏng một cấu trúc nào đó của tế bào đích dẫn đến không xảy ra được giai đoạn truyền tin hoặc giai đoạn đáp ứng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay