Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 3 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO
(PHẦN 3 - 20 CÂU)
Câu 1: Vận chuyển thụ động là gì và được thực hiện bằng con đường nào?
Trả lời:
- - Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng.
- - Thực hiện theo hai con đường:
+ + Khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép: các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không hòa tan trong nước), tan trong lipid.
+ + Kênh protein xuyên màng: các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước. Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển các chất có cấu trúc phù hợp.
+ + Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.
Câu 2: ATP có cấu tạo và chức năng gì? Trình bày quá trình tổng hợp và phân giải ATP.
Trả lời:
- - Cấu tạo: Adenosine triphosphate (ATP) gồm 3 nhóm phosphate, đường ribose và bazo nito Adenine.
- - Chức năng: ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- - Quá trình tổng hợp và phân giải ATP: ATP dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng:
+ + Khi tế bào sử dụng ATP để cung cấp năng lượng, ATP sẽ bị phân giải tạo thành ADP và giải phóng một nhóm phosphate. Nhóm phosphate này sẽ liên kết với chất cần được cung cấp năng lượng.
+ + Sau khi hoạt động chức năng, nhóm phosphate này sẽ liên kết trở lại với ADP để tạo thành ATP.
Câu 3: Nêu khái niệm và vai trò của quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
Trả lời:
- - Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.
- - Trong quá trình tổng hợp, năng lượng có trong liên kết hóa học của các chất phản ứng được tích lũy trong liên kết hóa học của sản phẩm.
- - Vai trò của tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng:
+ + Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
+ + Tích lũy năng lượng cho tế bào.
Câu 4: Trình bày khái niệm, hình thức của quá trình phân giải kị khí.
Trả lời:
- - Khái niệm: Phân giải kị khí là quá trình phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxygen, trong đó, chất cho và nhận electron đều là chất hữu cơ.
- - Có hai hình thức lên men phổ biến là lên men rượu và lên men lactic.
+ + Lên men rượu (có ở đa số vi khuẩn, nấm men):
Pyruvic acid → C2H5OH (rượu ethanol) + 2CO2
+ + Lên men lactic (có ở một số vi khuẩn, nấm, động vật):
Pyruvic acid → C2H5COOH (lactic acid)
Câu 5: Trình bày diễn biến ba giai đoạn truyền thông tin giữa các tế bào.
Trả lời:
- Giai đoạn tiếp nhận: Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thay đổi hình dạng thụ thể. - Giai đoạn tiếp nhận: Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thay đổi hình dạng thụ thể.
- Giai đoạn truyền tin: Nhờ một chuỗi các phản ứng sinh hóa tạo thành con đường truyền tín hiệu, quá trình truyền tín hiệu được thực hiện từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào. - Giai đoạn truyền tin: Nhờ một chuỗi các phản ứng sinh hóa tạo thành con đường truyền tín hiệu, quá trình truyền tín hiệu được thực hiện từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.
- Giai đoạn đáp ứng: Xảy ra trong nhân hoặc tế bào chất. Tín hiệu đã được truyền tin sẽ hoạt hóa một đáp ứng đặc hiệu của tế bào. - Giai đoạn đáp ứng: Xảy ra trong nhân hoặc tế bào chất. Tín hiệu đã được truyền tin sẽ hoạt hóa một đáp ứng đặc hiệu của tế bào.
Câu 6: Trong môi trường nhược trương, tế bào xảy ra hiện tượng gì?
Trả lời:
Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường vào tế bào khiến xuất hiện hiện tượng tan bào (tế bào vỡ ra) đối với tế bào động vật còn đối với tế bào thực vật, nhờ có thành tế bào nên không xuất hiện hiện tượng tan bào mà tế bào chỉ bị trương lên.
Câu 7: Vì sao ATP được coi là hợp chất mang năng lượng?
Trả lời:
ATP là hợp chất mang năng lượng do các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng. Khi các liên kết cao năng là loại liên kết khi bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.
Câu 8: Phân biệt quá trình quang hợp và quá trình quang khử.
Trả lời:
Quá trình quang hợp có tạo ra sản phẩm là O2, còn quá trình quang khử thì không tạo ra O2.
Câu 9: Lấy ví dụ minh họa cho tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Trả lời:
Tốc độ phân giải hiếu khí xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…
Câu 10: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau?
Trả lời:
Cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào khác nhau. Nhờ cơ chế này, các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra các đáp ứng mà chúng còn có khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cũng như mức độ đáp ứng cho phù hợp với nhu cầu tế bào.
Câu 11: Hiện tượng “chết xót” ở cây là gì?
Trả lời:
Hiện tượng trên gọi là "chết xót": Cây bị héo do mất nước. Khi bón phân cho vườn rau, nồng độ chất tan trong đất tăng lên đột ngột và lớn hơn nồng độ chất tan trong cây làm cho nước bị thấm ra ngoài môi trường.
Câu 12: Khi nhiệt độ tăng quá cao thì hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
- - Khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hẳn hoạt tính.
- - Vì mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzyme có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. Ngoài khoảng nhiệt độ đó, hoạt tính enzyme sẽ giảm, thậm chí mất hoàn toàn.
Câu 13: Quá trình quang khử góp phần làm sạch môi trường nước như thế nào?
Trả lời:
Trong môi trường nước thường hay có xác động vật chết, tỏa ra mùi thối là do chứa lưu huỳnh .Vì các nhóm vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh có khả năng phân giải các xác chết chứa nguyên tố lưu huỳnh thành carbohydrate và lưu huỳnh dạng đơn chất. Vậy nên quá trình quang khử ở vi khuẩn có góp phần làm sạch môi trường nước.
Câu 14: Tại sao cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất của tế bào?
Trả lời:
Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây. Trong hô hấp nước vừa là sản phẩm vừa là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào cơ chế hô hấp.
Câu 15: Lấy ví dụ minh họa cho truyền tin trong tế bào (truyền tin cục bộ).
Trả lời:
Ví dụ: Truyền tin qua xinap là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích.
Câu 16: Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để xào rau không bị quắt lại mà vẫn xanh, giòn?
Trả lời:
- - Khi xào rau, chúng ta nêm nếm gia vị (đặc biệt là muối ăn) tạo môi trường ưu trương → nước từ tế bào rau sẽ thẩm thấu ra ngoài - - giảm sức căng bề mặt - - rau sẽ bị quắt lại.
- - Để rau không bị quắt, không bị mất nước, vẫn xanh và giòn khi ăn, thì ta nên xào với lửa to. Vì khi ta để lửa to, nhiệt độ của dầu (mỡ) tăng cao đột ngột - - làm cho lớp tế bào bên ngoài bị cháy - - ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài - - nước vẫn giữ lại trong tế bào rau - - Giữ được độ xanh, ăn vào giòn.
Câu 17: Những hiểu biết về quá trình phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào có thể được ứng dụng trong việc phát triển các phương pháp điều trị và can thiệp y tế mới như thế nào?
Trả lời:
- - Phát triển thuốc mới: Hiểu sâu về cơ chế phân giải và tổng hợp protein, lipid, carbohydrate và acid nucleic trong tế bào có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế các loại thuốc mới nhắm mục tiêu cụ thể của quá trình này, giúp phát triển thuốc trị liệu hiệu quả hơn cho nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh lý di truyền.
- - Can thiệp gen: hỗ trợ phát triển can thiệp gen, sửa chữa các đột biến gen gây bệnh hoặc thay đổi mức độ biểu hiện gen. Liệu pháp gen có tiềm năng lớn trong việc điều trị các bệnh lý di truyền và ung thư.
- - Tạo ra công cụ chẩn đoán tiên tiến: phát triển các công cụ chẩn đoán mới, giúp chẩn đoán bệnh sớm và đồng thời tùy chỉnh điều trị theo từng trường hợp cụ thể.
- - Nghiên cứu về tế bào gốc và tái tạo mô: sự phát triển trong lĩnh vực này giúp phát triển các phương pháp mới trong điều trị chấn thương, bệnh lý và lão hóa.
Câu 18: Cơ chế truyền tin tế bào giữ vai trò như thế nào trong quá trình phân giải và tổng hợp carbohydrate tại tế bào, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự đáp ứng insulin và việc duy trì đường huyết ổn định?
Trả lời:
- - Đáp ứng insulin: Khi glucose được hấp thụ vào tế bào, nó kích thích tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Insulin sau đó kích thích quá trình phân giải glucose và glycogen tổng hợp trong tế bào gan và cơ, giúp duy trì đường huyết ổn định.
- - Glucagon: Ngoài insulin, glucagon cũng là một hormone quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân giải và tổng hợp carbohydrate. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, tế bào tuyến tụy sản xuất glucagon, kích thích quá trình tổng hợp glucose giúp duy trì đường huyết ổn định.
- - Truyền tin nội bào: Các protein truyền tin tế bào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân giải glucose và tổng hợp glycogen trong tế bào. Các tín hiệu truyền tin thông qua các con đường này ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa các phản ứng tế bào cần thiết để duy trì đường huyết ổn định. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống chứa đường và tinh bột, cùng với nạp vào cơ thể lượng glucose quá mức, có thể góp phần vào việc phát triển kháng insulin.
Câu 19: Trong tế bào có hai phân tử dự trữ phần lớn năng lượng từ các phản ứng oxi hóa - - khử của chu trình Krebs, đó là hai phân tử nào? Bằng cách nào mà năng lượng trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP?
Trả lời:
- Hai phân tử đó là NADH và FADH - Hai phân tử đó là NADH và FADH2.
- Năng lượng trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP bằng cách chúng chuyển electron cho chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể, năng lượng được sử dụng để thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP. - Năng lượng trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP bằng cách chúng chuyển electron cho chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể, năng lượng được sử dụng để thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP.
Câu 20: Khi cho một ti thể tinh sạch vào dung dịch đệm có chứa ADP, Pi. Sau đó, lần lượt cho một chất X có thể bị oxi hóa và một phân tử Y vào trong dung dịch. Theo dõi quá trình hô hấp tế bào thông qua lượng O2 được tiêu thụ và lượng ATP được hình thành, người ta vẽ được đồ thị như Hình 16.1. Chất X và Y có thể là chất gì? Giải thích.
Trả lời:
X có thể là cơ chất và Y có thể là cyanide.
- Giải thích: - Giải thích:
+ Khi cho chất X vào dung dịch thì sự tiêu thụ O + Khi cho chất X vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP đều tăng lên, chứng tỏ X là cơ chất có thể bị oxi hóa.
+ Khi cho chất Y vào dung dịch thì sự tiêu thụ O + Khi cho chất Y vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP đều giảm, chứng tỏ chất Y có thể là chất gây ức chế quá trình vận chuyển electron đến O2 → không xảy ra chuỗi chuyền electron → oxygen không được sử dụng và ATP không được tạo ra.