Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm của chu kì tế bào và thời gian của chu kì tế bào.

Trả lời:

- Khái niệm: Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chất chu kỳ diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuần tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu. - Khái niệm: Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chất chu kỳ diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuần tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu.

- Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào. - Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.

Câu 2: Trình bày diễn biến của quá trình nguyên phân.

Trả lời:

Nguyên phân gồm 2 quá trình là quá trình phân chia nhân và quá trình phân chia tế bào chất.

- Quá trình phân chia nhân gồm 4 kì: - Quá trình phân chia nhân gồm 4 kì:

+ Kì đầu:  + Kì đầu:

+) Nhiễm sắc thể kép ở dạng sợi mảnh. +) Nhiễm sắc thể kép ở dạng sợi mảnh.

+) Ở cuối kỳ đầu, các nhiễm sắc thể co xoắn, màng nhân và nhân con biến mất. +) Ở cuối kỳ đầu, các nhiễm sắc thể co xoắn, màng nhân và nhân con biến mất.

+) Thoi phân bào được hình thành. +) Thoi phân bào được hình thành.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và có hình dạng đặc trưng cho loài. + Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và có hình dạng đặc trưng cho loài.

+ Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. + Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối:  + Kì cuối:

+) Nhiễm sắc thể dãn xoắn. +) Nhiễm sắc thể dãn xoắn.

+) Thoi phân bào tiêu biến. +) Thoi phân bào tiêu biến.

+) Màng nhân xuất hiện. +) Màng nhân xuất hiện.

+ Phân chia tế bào chất: Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối, tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào (tạo eo thắt). Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. + Phân chia tế bào chất: Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối, tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào (tạo eo thắt). Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.

- Kết quả: Qua nguyên phân, từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ. - Kết quả: Qua nguyên phân, từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.

Câu 3: Công nghệ tế bào thực vật dựa trên cơ sở nào? Trình bày quy trình và mục đích của nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật.

Trả lời:

- Công nghệ tế bào thực vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng của tế bào để tạo ra các mô tế bào, các cơ quan hay các cơ thể mới. - Công nghệ tế bào thực vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng của tế bào để tạo ra các mô tế bào, các cơ quan hay các cơ thể mới.

- Quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật: - Quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật:

+ Bước 1: Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật. + Bước 1: Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.

+ Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo. + Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.

+ Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con. + Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.

+ Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành. + Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.

+ Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa. + Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa.

- Mục đích: - Mục đích:

+ Cung cấp đủ số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn và đồng nhất về đặc tính di truyền nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. + Cung cấp đủ số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn và đồng nhất về đặc tính di truyền nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

+ Bảo tồn được một số nguồn gene thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. + Bảo tồn được một số nguồn gene thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 4: Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Trả lời:

Trước khi bước vào kỳ sau các NST cần co xoắn tối đa để dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong chúng phải dãn xoắn để các gen thực hiện phiên mã.

Câu 5: Trình bày vai trò quá trình kiểm soát chu kì tế bào.

Trả lời:

Vai trò: Các điểm kiểm soát chu kì tế bào có vai trò đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực:

- Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc bên ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kỳ tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong. - Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc bên ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kỳ tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.

- Nếu các sai hỏng không được khắc phục thì điểm kiểm soát sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy tế bào theo chương trình hay chết tế bào theo chương trình. - Nếu các sai hỏng không được khắc phục thì điểm kiểm soát sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy tế bào theo chương trình hay chết tế bào theo chương trình.

Câu 6: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

Trả lời:

- Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của: - Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của:

+ Điều kiện vật lí, hóa học và môi trường sống: Các chất phóng xạ, sóng điện thoại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiều dung môi hữu cơ, chất dioxin, một số kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân), một số thuốc điều trị nội tiết,… đều có thể tác động đến quá trình giảm phân, làm giảm số lượng và chất lượng giao tử và gây vô sinh tạm thời hoặc vô sinh không hồi phục. + Điều kiện vật lí, hóa học và môi trường sống: Các chất phóng xạ, sóng điện thoại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiều dung môi hữu cơ, chất dioxin, một số kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân), một số thuốc điều trị nội tiết,… đều có thể tác động đến quá trình giảm phân, làm giảm số lượng và chất lượng giao tử và gây vô sinh tạm thời hoặc vô sinh không hồi phục.

+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất (thiếu vitamin, một số acid béo, amino acid, kẽm), hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm số lượng giao tử. + Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất (thiếu vitamin, một số acid béo, amino acid, kẽm), hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm số lượng giao tử.

- Các yếu tố khác: - Các yếu tố khác:

+ Di truyền: Yếu tố di truyền tác động lên tất cả các giai đoạn của hệ thống sinh sản. Sự bất thường về di truyền (đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể, tiền sử sản khoa phức tạp, bất thường di truyền dẫn đến rối loạn nội tiết) làm tăng khả năng vô sinh. + Di truyền: Yếu tố di truyền tác động lên tất cả các giai đoạn của hệ thống sinh sản. Sự bất thường về di truyền (đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể, tiền sử sản khoa phức tạp, bất thường di truyền dẫn đến rối loạn nội tiết) làm tăng khả năng vô sinh.

+ Một số bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, bệnh nội tiết,… làm giảm lượng giao tử tạo thành. + Một số bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, bệnh nội tiết,… làm giảm lượng giao tử tạo thành.

- Các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh giao tử hoặc làm ngừng hoàn toàn giảm phân. - Các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh giao tử hoặc làm ngừng hoàn toàn giảm phân.

Câu 7: Quy trình cấy truyền phôi động vật diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quy trình cấy truyền phôi động vật:

- Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi. - Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.

- Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận. - Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận.

- Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con. - Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.

Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Trả lời:

Nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế bào tứ bội 4n.

Câu 9: Phân biệt việc phân chia tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Trả lời:

- Ở tế bào bình thường khi phân chia tạo ra tế bào lỗi thì tế bào lỗi bị phát hiện bởi sự kiểm soát chu kì tế bào và chết theo chương trình. - Ở tế bào bình thường khi phân chia tạo ra tế bào lỗi thì tế bào lỗi bị phát hiện bởi sự kiểm soát chu kì tế bào và chết theo chương trình.

- Ở tế bào ung thư, khi xuất hiện tế bào lỗi  - Ở tế bào ung thư, khi xuất hiện tế bào lỗi → mất kiểm soát, không chết theo chương trình mà tiếp tục phân chia tạo ra nhiều tế bào lỗi.

Câu 10: Vì sao người mẹ càng lớn tuổi thì khi sinh con, tỷ lệ mắc những bệnh liên quan rối loạn nhiễm sắc thể càng cao?

Trả lời:

Nguyên nhân là mẹ càng lớn tuổi, khả năng các nhiễm sắc thể ở trứng dính vào nhau càng cao, dẫn đến những bệnh liên quan rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards... Nghiên cứu cho thấy người mẹ 25 tuổi, tỷ lệ sinh con mắc bệnh Down chỉ 1/1.250 ca; 1/952 ở mẹ tuổi 30; 1/378 ở mẹ tuổi 35; 1/30 ở mẹ trên 45,...

Câu 11: Liệu pháp gene và nuôi cấy mô tế bào được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân. - Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

- Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào: - Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào:

+ Nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác. + Nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác.

+ Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền tạo ra giống cây biến đổi gene hay cây chuyển gen nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. + Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền tạo ra giống cây biến đổi gene hay cây chuyển gen nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Câu 12: Tại sao nói ung thư là bệnh về điều hoà phân bào? Vì sao lại dễ nuôi cấy tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm hơn các tế bào khác?

Trả lời:

- -  Ung thư là sư tăng sinh các tế bào một cách không kiểm soát, do sự sai sót của hệ thống điều khiển. khi các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng hoặc trục trặc tế bào sẽ bị phân chia vô tổ chức tạo thành các khối u.

- Tế bào ung thư nuôi cấy dễ hơn do các tế bào ung thư đã thoát khỏi sự điều khiển của hệ thống điều hòa nên nó có thể phân chia liên tục. - Tế bào ung thư nuôi cấy dễ hơn do các tế bào ung thư đã thoát khỏi sự điều khiển của hệ thống điều hòa nên nó có thể phân chia liên tục.

Câu 13: Nêu vai trò của chu kì tế bào.

Trả lời:

Trong chu kì tế bào các thành phần của tế bào được nhân đôi và phân chia đề hình thành 2 tế bào con:

- Đối với các sinh vật đơn bào (vi khuẩn, nấm men), sau mỗi chu kì tế bào, hai cơ thể mới được tạo thành từ một cơ thể mẹ. - Đối với các sinh vật đơn bào (vi khuẩn, nấm men), sau mỗi chu kì tế bào, hai cơ thể mới được tạo thành từ một cơ thể mẹ.

- Đối với các sinh vật đa bào, chu kì tế bào là một quá trình quan trọng: - Đối với các sinh vật đa bào, chu kì tế bào là một quá trình quan trọng:

+ Giúp cơ thể tăng số lượng tế bào tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Từ một hợp tử ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh. + Giúp cơ thể tăng số lượng tế bào tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Từ một hợp tử ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh.

+ Tạo ra những tế bào mới bổ sung cho những tế bào bị tổn thương, tế bào già bị phân hủy. + Tạo ra những tế bào mới bổ sung cho những tế bào bị tổn thương, tế bào già bị phân hủy.

Câu 14: Giảm phân được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Trả lời:

- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. - Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

- Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. - Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.

Câu 15: Công nghệ tế bào động vật dựa trên cơ sở nào? Công nghệ tế bào động vật gồm mấy kĩ thuật chính?

Trả lời:

- Công nghệ tế bào động vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng và khả năng biệt hóa của tế bào gốc. Tùy theo sự thay đổi về điều kiện và thành phần môi trường nuôi cấy tế bào gốc, nhất là thành phần hormone sinh trưởng, và nhờ quá trình phân bào đã tạo ra các mô, cơ quan hay cơ thể mới. - Công nghệ tế bào động vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng và khả năng biệt hóa của tế bào gốc. Tùy theo sự thay đổi về điều kiện và thành phần môi trường nuôi cấy tế bào gốc, nhất là thành phần hormone sinh trưởng, và nhờ quá trình phân bào đã tạo ra các mô, cơ quan hay cơ thể mới.

- Công nghệ tế bào động vật gồm hai kĩ thuật chính là: nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. - Công nghệ tế bào động vật gồm hai kĩ thuật chính là: nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.

Câu 16: Nêu khái niệm ung thư và khối u.

Trả lời:

- Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. - Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát. - Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.

Câu 17: Quá trình giảm phân I diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Các kì
Diễn biến
Kì đầu I - Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi (tiếp hợp) với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau.  - Các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn lại.  - Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào được hình thành.
Kì giữa I - Các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng.  - Dây tơ phân bào từ các cực tế bào chỉ đính vào tâm động ở một nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Kì sau IMỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào (phân li về hai cực tế bào).
Kì cuối I - Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến.  - Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép (n kép).

 

Câu 18: Trình bày quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly.

Trả lời:

Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly:

- Bước 1: Tách tế bào tuyến vú của con (A) và nuôi trong phòng thí nghiệm. - Bước 1: Tách tế bào tuyến vú của con (A) và nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Bước 2: Tách tế bào trứng của con (B), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này. - Bước 2: Tách tế bào trứng của con (B), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

- Bước 3: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo nên tế bào lai. - Bước 3: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo nên tế bào lai.

- Bước 4: Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi. - Bước 4: Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi.

- Bước 5: Cấy phôi vào tử cung của con cừu cái C để “mang thai hộ”. - Bước 5: Cấy phôi vào tử cung của con cừu cái C để “mang thai hộ”.

- Bước 6: Phôi phát triển thành cơ thể mới tạo ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền hầu như giống con cừu A. - Bước 6: Phôi phát triển thành cơ thể mới tạo ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền hầu như giống con cừu A.

Câu 19: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa các giai đoạn của chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

Câu 20: So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

Trả lời:

Giống nhau:

- Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào. - Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào.

- Đều nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào. - Đều nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào.

- Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu. - Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân. - Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

- Đều là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật. - Đều là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật.

Khác nhau:

Nội dung so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Diễn ra ở loại tế bào
Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín.Tế bào sinh dục chín.
Số lần phân bào1 lần.2 lần.
Các giai đoạnKì trung gian, phân chia nhân và phân chia tế bào chất.Kì trung gian, giảm phân I, giảm phân II.
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéoKhông có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo.Có hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I.
Sắp xếp nhiễm sắc thể trên thoi phân bàoỞ kì giữa, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

−        Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

−        Ở kì sau II, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

NST tách nhau ở tâm độngXảy ra ở kì sau.Không xảy ra ở kì sau I nhưng xảy ra ở kì sau II.
Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầuTế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể 2n đơn giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể n đơn giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.
Kết quảTừ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ.Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay