Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày cơ chế tổng hợp lipid và nucleic acid.

Trả lời:

- Tổng hợp lipid: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết glycerol và các acid béo. - Tổng hợp lipid: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết glycerol và các acid béo.

- Tổng hợp nucleic acid: Các phân tử acid nucleic được tạo ra nhờ sự liên kết của các nucleotide. - Tổng hợp nucleic acid: Các phân tử acid nucleic được tạo ra nhờ sự liên kết của các nucleotide.

Câu 2: Vi sinh vật nhân thực sinh sản bằng cách nào?

Trả lời:

- Gồm sinh sản vô tính và hữu tính. - Gồm sinh sản vô tính và hữu tính.

- Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: - Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực:

+ Sinh sản vô tính gồm: phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính. + Sinh sản vô tính gồm: phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính.

+ Sinh sản hữu tính: tiếp hợp. + Sinh sản hữu tính: tiếp hợp.

- Một số động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi,... tồn tại cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính trong vòng đời. - Một số động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi,... tồn tại cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính trong vòng đời.

- Sinh sản vô tính:  - Sinh sản vô tính:

+ Phân đôi: Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi và phân đôi thành hai tế bào con, mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm sắc thể 2n như tế bào mẹ. + Phân đôi: Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi và phân đôi thành hai tế bào con, mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm sắc thể 2n như tế bào mẹ.

+ Nảy chồi: Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới. + Nảy chồi: Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.

+ Bào tử: Tế bào sinh sản trên cơ thể mẹ tiến hành nguyên phân tạo thành bào tử, bào tử nảy mầm và phát triển thành cơ thể mới. + Bào tử: Tế bào sinh sản trên cơ thể mẹ tiến hành nguyên phân tạo thành bào tử, bào tử nảy mầm và phát triển thành cơ thể mới.

- Sinh sản hữu tính: - Sinh sản hữu tính:

+ Tiếp hợp hai tế bào mẹ. + Tiếp hợp hai tế bào mẹ.

+ Tiếp hợp các bào tử đơn bội tạo thành hợp tử. + Tiếp hợp các bào tử đơn bội tạo thành hợp tử.

+ Tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương. + Tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương.

Câu 3: Trình bày một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật trong y học.

Trả lời:

- Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật. Khoảng 90 % kháng sinh tự nhiên đều được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm. - Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật. Khoảng 90 % kháng sinh tự nhiên đều được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm.

- Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất hormone hoặc vaccine. - Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất hormone hoặc vaccine.

Câu 4: Trình bày quy trình sản xuất tương.

Trả lời:

- Bước 1: - Bước 1:  Tạo chế phẩm enzym từ nấm mốc: Ngâm gạo nếp 4 – 8 tiếng → Nấu xôi, để nguội, dàn mỏng lên nong → Cho nhiễm nấm tự nhiên hoặc dùng mốc trong phòng thí nghiệm để tạo mốc → Chọn mốc có màu vàng, nâu vàng lục, loại bỏ những chỗ có mốc xanh, đen, hồng → Khi bào tử mốc đã mọc đều, đem phơi hoặc sấy khô, đóng gói, dán kín, cách ẩm để dùng dần.

- Bước 2: Chuẩn bị đậu tương: Đậu tương rửa sạch để ráo, sấy hoặc rang vàng → Nghiền hạt đậu tương bể làm đôi, làm sạch vỏ, đun sôi, để nguội → Cho vào chum ngâm nước khoảng 7 ngày. - Bước 2: Chuẩn bị đậu tương: Đậu tương rửa sạch để ráo, sấy hoặc rang vàng → Nghiền hạt đậu tương bể làm đôi, làm sạch vỏ, đun sôi, để nguội → Cho vào chum ngâm nước khoảng 7 ngày.

- Bước 3: Ủ tương (ngả tương): Cho chế phẩm enzyme từ nấm mốc vào chum chứa đậu tương, cho thêm muối ăn (khoảng 15 % lượng nước trong chum) để tương không bị thối → Để chum nơi có ánh nắng, khấy đều mỗi buổi sáng, ủ trong thời gian thích hợp. - Bước 3: Ủ tương (ngả tương): Cho chế phẩm enzyme từ nấm mốc vào chum chứa đậu tương, cho thêm muối ăn (khoảng 15 % lượng nước trong chum) để tương không bị thối → Để chum nơi có ánh nắng, khấy đều mỗi buổi sáng, ủ trong thời gian thích hợp.

Câu 5: Có thể nghiên cứu vi sinh vật bằng kỹ thuật nào?

Trả lời:

- Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật. - Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.

- Kĩ thuật siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào. - Kĩ thuật siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào.

- Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử. - Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Câu 6: Xì dầu khác tương ở điểm nào? Để sản xuất xì dầu có cần vi sinh vật không?

Trả lời:

So với tương, xì dầu có hàm lượng đạm cao, ít đường và không chứa phần tử rắn. Xì dầu được sản xuất bằng cách thuỷ phân protein của khô đậu tương hoặc khô lạc (bã đậu tương hoặc lạc sau khi ép dầu, phơi khô) nhờ proteaza của nấm mốc thu được dịch chưa acid amin và polipeptit.

Câu 7: Vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra tác hại gì?

Trả lời:

- Vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. - Vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được.

- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. - Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.

Câu 8: Kháng sinh có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng: Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ thấp → Con người sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra cho cơ thể người và vật nuôi, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tỉ lệ tử vong cho con ngưởi và phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,...

Câu 9: Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Trả lời:

- Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lý chất thải. - Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lý chất thải.

- Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da. - Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da.

Câu 10: Quá trình xử lý nước thải chủ yếu nhờ vào vi sinh vật nào?

Trả lời:

Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

Câu 11: Có mấy kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?

Trả lời:

Dựa vào nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng, vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng gồm: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.

Câu 12: Làm giấm: Pha rượu loãng (khoảng 5%) cho vào lọ, thêm chút đường và một mẩu màng giấm. Đậy vải màn, sau 1 tuần sẽ được giấm ăn. Đây có phải là quá trình lên men giấm không?

Trả lời:

Không. Acetic acid tạo thành trong sản xuất giấm cổ truyền từ rượu ethylic là sản phẩm của quá trình oxy hóa với sự tham gia của oxy trong không khí:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Gọi lên men giấm là do thói quen, coi mọi sự chuyển hóa nhờ vi sinh vật đều là lên men. Ở đây quá trình chuyển hoá được thực hiện bởi vi khuẩn acetic – một loại vi khuẩn hiếu khí có trong màng giấm.

Câu 13: Nêu khái niệm và vai trò của quá trình phân giải ở vi sinh vật.

Trả lời:

- Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thàn những chất đơn giản. - Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thàn những chất đơn giản.

- Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.  - Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.

Câu 14: Nêu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật. - Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc vào quá trình nuôi cấy. - Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc vào quá trình nuôi cấy.

Câu 15: Trình bày cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật.

Trả lời:

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật dựa trên các đặc điểm của vi sinh vật:

- Vi sinh vật có kích thước hiển vi, tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, có hình thức dinh dưỡng đa dạng. - Vi sinh vật có kích thước hiển vi, tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, có hình thức dinh dưỡng đa dạng.

- Một số loài vi sinh vật có thể sống ở những môi trường cực đoan. - Một số loài vi sinh vật có thể sống ở những môi trường cực đoan.

- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật tạo ra nguồn sản phẩm giá trị cho con người. - Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật tạo ra nguồn sản phẩm giá trị cho con người.

Câu 16: Phomat được làm từ nguyên liệu nào và ứng dụng quá trình nào?

Trả lời:

Phomat là sản phẩm được làm từ sữa (bò, dê, cừu,...) nhờ ứng dụng quá trình phân giải của Lactococcus lactis.

Câu 17: Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng Mặt Trời để sinh trưởng. Em hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.

Trả lời:

- Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng - Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng

- Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO - Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước lấy từ không khí.

Câu 18: Nem chua: Thịt nạc tươi giã nhuyễn, thêm gia vị và bì lợn luộc thái chỉ, trộn đều, gói lá ổi, sau bọc lá chuối. Sau 2 ngày sẽ được nem chua. Quá trình vi sinh vật nào xảy ra trong làm nem chua? Tại sao thịt sống để vài ngày mà không bị hỏng?

Trả lời:

Vi khuẩn lactic tự nhiên tiến hành lên men lactic, làm chua thịt, pH thấp sẽ ức chế vi khuẩn gây hư hỏng thịt.

 Câu 19: Quá trình tổng hợp protein được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Trả lời:

Ứng dụng:

- Sản xuất enzyme phục vụ cho đời sống của con người: Hầu hết các enzyme từ thực vật hoặc động vật đều có thể sản xuất từ vi sinh vật. - Sản xuất enzyme phục vụ cho đời sống của con người: Hầu hết các enzyme từ thực vật hoặc động vật đều có thể sản xuất từ vi sinh vật.

- Sản xuất sinh khối (protein đơn bào): Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng, tảo Chlorella được dùng làm nguồn protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì. - Sản xuất sinh khối (protein đơn bào): Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng, tảo Chlorella được dùng làm nguồn protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì.

- Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm: Chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các amino acid như glutamic acid, lysine, valine,... - Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm: Chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các amino acid như glutamic acid, lysine, valine,...

- Sản xuất glutamic acid dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngon ngọt của các món ăn. - Sản xuất glutamic acid dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngon ngọt của các món ăn.

Câu 20: Vì sao sự sinh trưởng ở vi sinh vật cần được xem xét trên phạm vi quần thể?

Trả lời:

Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự gia tăng về kích thước và khối lượng, bởi vậy, sự sinh trưởng ở vi sinh vật cần được xem xét trên phạm vi quần thể.

 

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài : Ôn tập chương 5 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay