Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 7 (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 7 (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
(PHẦN 4 – 20 CÂU)

Câu 1: Virus là gì? Virus có kích thước như thế nào? Virus có mấy dạng? Nêu cấu tạo của virus.

Trả lời:

- Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống. - Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống.

- Hầu hết virus đều có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử. - Hầu hết virus đều có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.

- Virus có ba dạng chính: dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...). dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...), dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...).  - Virus có ba dạng chính: dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...). dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...), dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...).

- Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein. - Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein.

Câu 2: Kể tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Trả lời:

- Bệnh sốt rét: Bệnh do trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Bệnh truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi Anophen. Khi muỗi mang trùng sốt rét đốt người thì mầm bệnh trong nước bọt của muỗi đi vào mạch máu, chui vào tế bào gan và bắt đầu nhân lên rất nhanh. Khi số lượng mầm bệnh đủ lớn, chúng xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu của người để tiếp tục sinh sản, sau đó phá vỡ hồng cầu, chui ra ngoài rồi lại chui vào hồng cầu khác để kí sinh. Cứ như vậy, chúng phá huỷ hàng loạt hồng cầu. Một số biểu hiện của bệnh sốt rét như rét run, sốt và đổ mồ hôi.  - Bệnh sốt rét: Bệnh do trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Bệnh truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi Anophen. Khi muỗi mang trùng sốt rét đốt người thì mầm bệnh trong nước bọt của muỗi đi vào mạch máu, chui vào tế bào gan và bắt đầu nhân lên rất nhanh. Khi số lượng mầm bệnh đủ lớn, chúng xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu của người để tiếp tục sinh sản, sau đó phá vỡ hồng cầu, chui ra ngoài rồi lại chui vào hồng cầu khác để kí sinh. Cứ như vậy, chúng phá huỷ hàng loạt hồng cầu. Một số biểu hiện của bệnh sốt rét như rét run, sốt và đổ mồ hôi.

- Bệnh kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ do nguyên sinh vật là amip lỵ Entamoeba gây nên. Amip lị kí sinh trong thành ruột của người, chúng ăn hồng cầu và có thể theo máu vào gan gây sưng gan. Amip lỵ có khả năng hình thành bào xác, bào xác của chúng theo phân của người bị bệnh ra ngoài. Nếu ăn phải thức ăn, nước uống có chứa bào xác của amip lỵ thì sau khi vào ruột người, amip lỵ sẽ chui ra khỏi bào xác tiếp tục gây bệnh. Người mắc bệnh kiết lị có các biểu hiện: đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói,... - Bệnh kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ do nguyên sinh vật là amip lỵ Entamoeba gây nên. Amip lị kí sinh trong thành ruột của người, chúng ăn hồng cầu và có thể theo máu vào gan gây sưng gan. Amip lỵ có khả năng hình thành bào xác, bào xác của chúng theo phân của người bị bệnh ra ngoài. Nếu ăn phải thức ăn, nước uống có chứa bào xác của amip lỵ thì sau khi vào ruột người, amip lỵ sẽ chui ra khỏi bào xác tiếp tục gây bệnh. Người mắc bệnh kiết lị có các biểu hiện: đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói,...

Câu 3: Nêu vai trò của nấm. Nêu một số biện pháp phòng bệnh do nấm gây ra.

Trả lời:

- Vai trò: - Vai trò:

+ Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường. + Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

+ Nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.  + Nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

+ Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,...; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương,... + Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,...; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương,...

- Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. - Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.

Câu 4: Thực vật nào được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu?

Trả lời:

- Một trong những loài thực vật được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là "kelp" (tảo bẹ). Tảo bẹ được coi là một loài thực vật quan trọng trong hệ sinh thái biển, đặc biệt là trong các kelp forest (rừng tảo bẹ). Chúng là một loài "keystone species" (loài chủ chốt) trong môi trường sống của chúng. - Một trong những loài thực vật được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là "kelp" (tảo bẹ). Tảo bẹ được coi là một loài thực vật quan trọng trong hệ sinh thái biển, đặc biệt là trong các kelp forest (rừng tảo bẹ). Chúng là một loài "keystone species" (loài chủ chốt) trong môi trường sống của chúng.

- Tảo bẹ là một loại rong biển mọc ở các khu rừng dưới nước được gọi là rừng tảo bẹ. Những khu rừng này được tìm thấy ở các vùng ôn đới và địa cực trên khắp thế giới. Sinh vật này là một phần quan trọng của hệ sinh thái đại dương, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn các sinh vật biển, giúp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển. - Tảo bẹ là một loại rong biển mọc ở các khu rừng dưới nước được gọi là rừng tảo bẹ. Những khu rừng này được tìm thấy ở các vùng ôn đới và địa cực trên khắp thế giới. Sinh vật này là một phần quan trọng của hệ sinh thái đại dương, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn các sinh vật biển, giúp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển.

- Rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất và ít được biết đến nhất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các đại dương và Trái Đất. Chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển và hỗ trợ chuỗi thức ăn cả trên cạn và dưới nước. - Rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất và ít được biết đến nhất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các đại dương và Trái Đất. Chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển và hỗ trợ chuỗi thức ăn cả trên cạn và dưới nước.

Câu 5: Hiện nay, tàu thuyền đi biển thường bị hàu bám vào khiến cho lực ma sát tăng lên, làm tàu giảm tốc độ, gây lãng phí nhiên liệu. Có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Trả lời:

- Sử dụng sơn chống hàu. - Sử dụng sơn chống hàu.

- Phát triển một loại vỏ bọc tổng hợp với những đặc tính của trai sò, chứa nhiều chất kháng khuẩn phổ rộng để ngăn quá trình gỉ trên tàu. - Phát triển một loại vỏ bọc tổng hợp với những đặc tính của trai sò, chứa nhiều chất kháng khuẩn phổ rộng để ngăn quá trình gỉ trên tàu.

Câu 6: Tại sao việc thiết lập khu bảo tồn và vườn quốc gia rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học?

Trả lời:

Việc thiết lập khu bảo tồn và vườn quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học vì:

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên: cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài động vật và thực vật.  - Bảo tồn môi trường sống tự nhiên: cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài động vật và thực vật.

- Bảo tồn loài đặc hữu: Nhiều khu bảo tồn và vườn quốc gia được tạo ra để bảo tồn các loài động vật và thực vật đặc hữu, có nguy cơ bị tuyệt chủng.  - Bảo tồn loài đặc hữu: Nhiều khu bảo tồn và vườn quốc gia được tạo ra để bảo tồn các loài động vật và thực vật đặc hữu, có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Nghiên cứu khoa học và giáo dục: cung cấp cơ hội cho các nhà nghiên cứu và giáo viên nghiên cứu và giảng dạy về đa dạng sinh học, giúp tăng cường hiểu biết về các loài và môi trường sống. - Nghiên cứu khoa học và giáo dục: cung cấp cơ hội cho các nhà nghiên cứu và giáo viên nghiên cứu và giảng dạy về đa dạng sinh học, giúp tăng cường hiểu biết về các loài và môi trường sống.

- Bảo tồn di truyền: Khu vực bảo tồn và vườn quốc gia có thể chứa đựng các gen và loài quý hiếm, từ đó đảm bảo rằng các tài nguyên gen của các loài cũng được bảo tồn và duy trì. - Bảo tồn di truyền: Khu vực bảo tồn và vườn quốc gia có thể chứa đựng các gen và loài quý hiếm, từ đó đảm bảo rằng các tài nguyên gen của các loài cũng được bảo tồn và duy trì.

- Du lịch và môi trường: Khu bảo tồn và vườn quốc gia cũng có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, từ đó tạo nguồn thu nhập địa phương và tăng cường nhận thức về bảo tồn môi trường. - Du lịch và môi trường: Khu bảo tồn và vườn quốc gia cũng có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, từ đó tạo nguồn thu nhập địa phương và tăng cường nhận thức về bảo tồn môi trường.

Câu 7: Loại quả trong hình ở miền Bắc nước ta gọi là quả quất, miền Nam gọi là quả tắc. Vậy hai quả đó có phải cùng một loại không? Dựa vào đâu để xác định điều đó?

Trả lời:

- Quả quất và quả tắc đều là một loại quả - Quả quất và quả tắc đều là một loại quả

- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó. - Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.

- Tên khoa học của quả quất là: Fortunella japonica  - Tên khoa học của quả quất là: Fortunella japonica

Câu 8: Cho các loài sau: Hoa sen, cây chuối, nhặng, bọ ngựa, cá mập, khỉ, rùa cạn, thạch sùng. Em hãy vẽ sơ đồ lưỡng phân để phân loại chúng. 

Trả lời:

 

Câu 9: Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.

Trả lời:

- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay. - Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.

- Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học. - Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học.

- Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín. - Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra. - Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

- Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella. - Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella.

Câu 10: Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước?

Trả lời:

Vì:

+ Trong không khí có rất nhiều bào tử của mốc trắng, nó sẽ rơi vào cơm nguội hoặc bánh mì để phát triển (gặp môi trường thuận lợi). + Trong không khí có rất nhiều bào tử của mốc trắng, nó sẽ rơi vào cơm nguội hoặc bánh mì để phát triển (gặp môi trường thuận lợi).

+ Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc hút nước và chất hữu cơ trong cơm nguội hoặc bánh mì để sống và phát triển. + Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc hút nước và chất hữu cơ trong cơm nguội hoặc bánh mì để sống và phát triển.

Câu 11: Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Trả lời:

- Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.  - Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.

- Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. - Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

- Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền. - Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền.

- Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ, năng suất cao hơn. - Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ, năng suất cao hơn.

- Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác. - Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác.

Câu 12: Vi sinh vật xử lý nước thải như thế nào?

Trả lời:

Vi sinh vật xử lý nước thải có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ có trong nước tổng hợp thành tế bào nguyên sinh chất mới làm chất dinh dưỡng để sinh sống và phát triển. Vi sinh vật xử lý nước thải có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Sau quá trình hấp thụ các chất hữu cơ, nếu các chất này không được đồng hóa thành tế bào nguyên sinh chất mới thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm tới 0. Những chất hữu cơ sau khi được hấp thụ một lượng nhất định được dành cho việc kiến tạo tế bào, lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.

Câu 13: Em hãy cho biết nấm là gì? Nấm có cấu tạo như nào? Sự đa dạng của nấm được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. - Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

- Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm). - Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm).

- Sự đa dạng được thể hiện: - Sự đa dạng được thể hiện:

+ Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,... + Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...

+ Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp. + Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.

Câu 14: Tại sao cần ưu tiên nghiên cứu, bảo tồn thực vật hiếm quý hiếm?

Trả lời:

Việc nghiên cứu và bảo tồn các loài thực vật hiếm quý cần được ưu tiên hàng đầu vì nó có những lợi ích quan trọng sau đây:

- Bảo vệ đa dạng sinh học: giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và duy trì sự cân bằng tự nhiên. - Bảo vệ đa dạng sinh học: giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và duy trì sự cân bằng tự nhiên.

- Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài thực vật hiếm quý có thể chứa đựng những thành phần có tiềm năng đối với y học và dược phẩm  - Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài thực vật hiếm quý có thể chứa đựng những thành phần có tiềm năng đối với y học và dược phẩm →  phát triển các loại thuốc mới và các ứng dụng y học tiềm năng.

- Bảo vệ di truyền: Bảo vệ nguồn gen tự nhiên. - Bảo vệ di truyền: Bảo vệ nguồn gen tự nhiên.

- Văn hóa và môi trường: Một số loài thực vật hiếm quý có giá trị văn hóa và tâm linh đối với cộng đồng địa phương và sự tồn tại của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống tự nhiên. - Văn hóa và môi trường: Một số loài thực vật hiếm quý có giá trị văn hóa và tâm linh đối với cộng đồng địa phương và sự tồn tại của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống tự nhiên.

Câu 15: Tại sao việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất quan trọng?

Trả lời:

Việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất quan trọng vì nó có những tác động quan trọng sau đây:

- Duy trì cân bằng sinh thái: Mỗi loài động vật đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái. Sự mất mát của một loài có thể gây ra rủi ro đối với cân bằng và ổn định của môi trường sống tự nhiên. - Duy trì cân bằng sinh thái: Mỗi loài động vật đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái. Sự mất mát của một loài có thể gây ra rủi ro đối với cân bằng và ổn định của môi trường sống tự nhiên.

- Bảo vệ đa dạng sinh học: Sự tồn tại của loài động vật đồng nghĩa với việc duy trì sự đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen, tài nguyên và dịch vụ sinh thái quan trọng cho con người và hệ sinh thái. - Bảo vệ đa dạng sinh học: Sự tồn tại của loài động vật đồng nghĩa với việc duy trì sự đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen, tài nguyên và dịch vụ sinh thái quan trọng cho con người và hệ sinh thái.

- Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài động vật có thể chứa các hợp chất hóa học có tiềm năng trong lĩnh vực y học và dược phẩm. Việc mất mát loài có thể dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành y học và dược phẩm. - Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài động vật có thể chứa các hợp chất hóa học có tiềm năng trong lĩnh vực y học và dược phẩm. Việc mất mát loài có thể dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành y học và dược phẩm.

- Có giá trị kinh tế và văn hóa: Nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và văn hóa quan trọng đối với cộng đồng địa phương và cả thu nhập của địa phương. - Có giá trị kinh tế và văn hóa: Nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và văn hóa quan trọng đối với cộng đồng địa phương và cả thu nhập của địa phương.

- Bảo vệ môi trường sống của loài khác: Việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cũng như các loài khác trong cùng môi trường sống. - Bảo vệ môi trường sống của loài khác: Việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cũng như các loài khác trong cùng môi trường sống.

- Tạo ra cơ hội cho nghiên cứu và phát triển: Loài động vật có thể cung cấp cơ hội cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho con người. - Tạo ra cơ hội cho nghiên cứu và phát triển: Loài động vật có thể cung cấp cơ hội cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Câu 16: Đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. - Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. - Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

- Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm. - Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. - Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Câu 17: Dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật?

Trả lời:

Các tiêu chí nào để phân loại sinh vật:

- Đặc điểm tế bào - Đặc điểm tế bào

- Mức độ tổ chức cơ thể - Mức độ tổ chức cơ thể

- Môi trường sống - Môi trường sống

Câu 18: Nêu cách vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người.

Trả lời:

Vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người thông qua sự xâm nhập vào các cơ quan và mô trong cơ thể. Chúng có thể sản sinh các chất độc hại hoặc kích thích hệ miễn dịch phản ứng, gây ra các triệu chứng bệnh như sốt, viêm nhiễm và suy giảm chức năng cơ thể.

Câu 19: Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?

Trả lời:

Trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được vì nấm sống dị dưỡng, không như thực vật cần ánh sáng để quang hợp.

Câu 20: Phân biệt vi khuẩn kí sinh với vi khuẩn hoại sinh?

Trả lời:

- Vi khuẩn hoại sinh là những vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ do phân hủy xác động thực vật. - Vi khuẩn hoại sinh là những vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ do phân hủy xác động thực vật.

- Vi khuẩn kí sinh là những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác. - Vi khuẩn kí sinh là những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay