Phiếu trắc nghiệm KHTN 6 Vật lí Kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Vật không sống có đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng trao đổi chất với môi trường
B. Không thể sinh sản
C. Có thể tự di chuyển và lớn lên
D. Có hệ thần kinh phát triển
Câu 2: Đồng hồ nào sau đây có thể đo thời gian với độ chính xác cao nhất?
A. Đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ quả lắc
C. Đồng hồ đeo tay kim
D. Đồng hồ cát
Câu 3: Để đo chính xác chiều dài của một vật, mắt cần đặt:
A. Nhìn từ bên trái sang
B. Nhìn chếch một góc 45°
C. Nhìn vuông góc với vạch đo trên thước
D. Nhìn từ bên phải sang
Câu 4: Để bảo vệ kính lúp khỏi bị trầy xước, ta nên:
A. Lau kính bằng khăn giấy khô
B. Đặt kính trực tiếp lên mặt bàn mà không cần bọc bảo vệ
C. Để kính lúp tiếp xúc với các vật cứng như kim loại, nhựa cứng
D. Lau kính bằng khăn mềm và bảo quản đúng cách
Câu 5: Khi đo khối lượng, vì sao cần kiểm tra kim cân có chỉ vạch 0 trước khi đo?
A. Để đảm bảo cân không bị hỏng
B. Để kết quả đo chính xác, không bị lệch
C. Để dễ dàng đọc kết quả hơn
D. Để cân đo được vật có khối lượng lớn hơn
Câu 6: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh.
B. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
C. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động.
Câu 7: Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?
A. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.
B. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.
C. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.
D. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.
Câu 8: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:
A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.
C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.
D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.
Câu 9: Vì sao không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi?
A. Vì có thể làm hỏng kính và ảnh hưởng đến chất lượng quan sát
B. Vì kính sẽ không hoạt động nếu bị ướt
C. Vì kính có thể bị nóng lên và gây nguy hiểm
D. Vì kính dễ vỡ nếu chạm vào bằng tay ướt
Câu 10: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là gì?
A. Độ Celsius
B. Độ Fahrenheit
C. Độ Delisle
D. Độ Kelvin
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cách đo độ dài?
A. Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất
B. Đặt mắt vuông góc với vạch chia trên thước
C. Ghi kết quả với nhiều số thập phân để tăng độ chính xác
D. Chọn thước đo có ĐCNN phù hợp với yêu cầu đo
Câu 12: Hóa học là ngành khoa học nghiên cứu về:
A. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
B. Cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất
C. Các sinh vật sống và môi trường của chúng
D. Sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất
Câu 13: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
A. Thước dây
B. Thước kẻ
C. Thước kẹp
D. Thước cuộn
Câu 14: Khi đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân, cần kẹp nhiệt kế ở nách trong khoảng thời gian bao lâu?
A. 1 – 2 giây
B. 30 – 40 giây
C. 2 – 3 phút
D. 10 – 15 phút
Câu 15: Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào?
A. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Dãn nở vì nhiệt của các chất
D. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ cơ thể người.
b) Nhiệt kế thủy ngân an toàn khi bị vỡ.
c) Nhiệt kế cặp nhiệt điện dùng để đo nhiệt độ cao.
d) Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Đơn vị đo thể tích thường dùng là m2.
b) Đơn vị m nhỏ hơn đơn vị dm.
c) Milimét (mm) là đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn centimét (cm).
d) Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.