Phiếu trắc nghiệm KHTN 6 Vật lí Kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Chuyển động nào sau đây là một hiện tượng tự nhiên?
A. Một người đang chạy bộ trong công viên
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
C. Một đầu bếp đang nấu ăn
D. Một họa sĩ đang vẽ tranh
Câu 2: Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng, thao tác nào là SAI?
A. Đặt vật cần đo vào giữa mặt cân
B. Nhìn thẳng vào kim chỉ số trên mặt đồng hồ
C. Kiểm tra kim cân có chỉ vạch 0 trước khi cân
D. Đọc số lớn hơn giá trị kim chỉ để tránh sai số
Câu 3: Dụng cụ nào sau đây không thể đo được thời gian?
A. Đồng hồ cát
B. Đồng hồ điện tử
C. Lịch treo tường
D. Đồng hồ đeo tay
Câu 4: Trên thị kính có các số như 5x, 10x. Số này thể hiện điều gì?
A. Độ phóng đại của kính
B. Độ dày của kính
C. Đường kính của kính
D. Khoảng cách từ kính đến mắt
Câu 5: Khi đo chiều dài bằng thước, vạch số 0 của thước phải đặt:
A. Trùng với một đầu của vật cần đo
B. Ở giữa vật cần đo
C. Ở bất kỳ vị trí nào trên thước
D. Đặt cách đầu của vật một khoảng tùy ý
Câu 6: Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 00C
B. 1000C
C. 2730K
D. 3730K
Câu 7: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (2), (1), (5), (3), (4)
B. (3), (2), (1). (4), (5)
C. (2), (1), (3), (4), (5)
D. (2), (3), (1), (5), (4)
Câu 8: Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 45 phút, ta không nên lựa chọn đồng hồ nào để đo thời gian?
A. Đồng hồ cát
B. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
D. Đồng hồ hẹn giờ
Câu 9: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về vai trò của Khoa học tự nhiên?
A. Giúp con người hiểu và ứng dụng các quy luật tự nhiên
B. Giúp phát triển công nghệ, cải thiện đời sống
C. Luôn tác động tích cực đến môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người.
D. Cung cấp kiến thức nền tảng cho công nghệ phát triển
Câu 10: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm.
B. Nghiên cứu trang phục của các nước.
C. Nghiên cứu xử lí rác thải bảo vệ môi trường.
D. Nghiên cứu cách khắc chữ lên thủy tinh.
Câu 11: Nhận định nào sau đây là sai về nhiệt kế?
A. Nhiệt kế điện tử có thể đo nhiệt độ nhanh hơn nhiệt kế thủy ngân
B. Thủy ngân trong nhiệt kế có thể gây nguy hiểm nếu bị vỡ
C. Tất cả các loại nhiệt kế đều hoạt động dựa trên sự giãn nở của chất lỏng
D. Nhiệt kế y tế điện tử có thể hiển thị kết quả trên màn hình
Câu 12: Khi dùng kính lúp để soi mẫu vải, ta cần làm gì để thấy rõ sợi vải?
A. Đặt kính sát mắt, sau đó dịch vật ra xa
B. Đặt kính sát vật, sau đó dịch kính ra xa cho đến khi thấy rõ sợi vải
C. Đặt kính thật xa vật cần soi
D. Nhìn trực tiếp bằng mắt thường mà không cần kính
Câu 13: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
A. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
B. Mở toang cửa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
D. Gọi cấp cứu y tế.
Câu 14: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng bánh trong hộp.
B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 15: Khi đo chiều dài một bức tường khoảng 5m, dụng cụ nào là phù hợp nhất?
A. Thước kẻ 30 cm
B. Thước dây 10 m
C. Thước cuộn 1 m
D. Thước thẳng 50 cm
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, ý nào đúng, ý nào sai trong các ý a, b, c, d?
a) Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế phổ biến nhất.
b) Nhiệt kế điện tử có độ chính xác cao hơn nhiệt kế thủy ngân.
c) Độ Fahrenheit (°F) là đơn vị đo nhiệt độ phổ biến ở Việt Nam.
d) Để đo nhiệt độ của một ngọn lửa, ta nên dùng nhiệt kế y tế.
Câu 2: Cho các ý sau, ý nào đúng, sai trong các ý a, b, c, d?
a) Để đo chiều dài của một con đường, ta nên dùng thước cuộn.
b) Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng thước dây.
c) Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ bình chứa.
d) Để đo chiều dài của một con kiến, ta nên dùng kính lúp có vạch chia.