Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P10)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P10). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI -  PHẦN 10

Câu 1: Trình bày một số hoạt động phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể.

Trả lời:

- Hoạt động có vai trò chống nóng: trồng cây xanh, chống nóng cho nhà ở, luận tập thể dục thể thao, sử dụng điều hòa 2 chiếu.

- Hoạt động có vai trò chống lạnh: Mặc áo ấm, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng điều hòa 2 chiều.

 

Câu 2: Nồng độ glucose trong máu quá thấp hoặc quá cao so trong thời gian dài với tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng gì?

Trả lời:

-  Nếu nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

+  Mắc bệnh tiểu đường;

+ Tăng khả năng bị xơ cứng mạch máu, xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về gan thận, tim mạch... như: suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến chứng về võng mạc...

 - Nếu nồng độ glucose trong máu quá thấp có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

+ Hạ đường huyết.

+ Rối loạn hệ thần kinh tự động: chóng mặt, tay chân nặng nề, run tay, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…

+ Rối loạn hệ thần kinh trung ương; hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, vận động,…

Câu 3: Nêu cấu tạo của thận.

Trả lời:

Mỗi quả thận có một triệu đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị chức năng được cấu tạo từ ống thận và cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc, bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ đường kính từ 30 Å đến 40 Å. Bao ngoài cầu thận là một túi gọi là nang cầu thận.

 

Câu 4: Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm cầu thận.

Trả lời:

- Bệnh viêm cầu thận nguyên nhân do liên cầu khuẩn gây nên.

- Triệu chứng:

+ Phù nề

+ Tăng huyết áp

+ Thiếu máu

+ Có lẫn máu trong nước tiểu.

 

Câu 5: Hãy nêu cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.

Trả lời:

- Cơ chế trao đổi khí:

+ Thông khí ở phổi: Sự thông khí ở phổi được diễn ra nhờ cử động hô hấp ( hít vào, thở ra). Khi hít vào hay thở ra, hoạt động của cơ, xương thay đổi sẽ làm tăng hay giảm thể tích lồng ngực.

+ Trao đổi khí ở phổi và tế bào: ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán.

 

Câu 6: Hãy nêu đặc điểm của các cơ quan trong hệ hô hấp phù hợp với chức năng của nó

Trả lời:

- Mũi: có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc giúp ngăn bụi, làm ẩm , làm ấm không khí vào phổi.

- Thanh quản: có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

- Khí quản: có nhiều lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tucj, dẫn khí từ ngoài vào.

- Phế quản và tiểu phế quản dẫn khí vào phổi

- Phế nang: được bao học bở hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng.

 

Câu 7: Kháng nguyên, kháng thể là gì?

Trả lời:

- Kháng nguyên là những chấy khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thức cơ thể tạo ra kháng thể tương ứng.

- Kháng thể là những phân tử protein do một loại bạch cầu (tế bào lympho B) tạo ra để chống lại kháng nguyên.

 

Câu 8: Con người có thể tạo miễn dịch nhân tạo bằng cách nào? Tại sao?

Trả lời:

- Con người tạo ra miễn dịch nhân tạo bằng cách sử dụng vaccine.

- Bởi vì mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu, … trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

 

Câu 9: Nhóm máu là gì? Nêu hệ nhóm máu phổ biến.

Trả lời:

- Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau.

- Hệ nhóm máu phổi biến là ABO goomg bốn nhóm máu A, B, AB, O.

 

Câu 10: Nêu quy tắc truyền máu ?

Trả lời:

  1. Nhóm máu ABO:
  • Nhóm A: Có thể nhận máu từ nhóm A và O.
  • Nhóm B: Có thể nhận máu từ nhóm B và O.
  • Nhóm AB: Có thể nhận máu từ tất cả các nhóm A, B, AB, và O (universal recipient).
  • Nhóm O: Chỉ có thể nhận máu từ nhóm O (universal donor).
  1. Nhóm máu Rh (Rh factor):
  • Rh dương (A+, B+, AB+, O+): Có thể nhận máu từ Rh dương và Rh âm.
  • Rh âm (A-, B-, AB-, O-): Chỉ có thể nhận máu từ Rh âm.
  1. Quy tắc chung:
  • Nguyên tắc "Nhận tất cả, hiến máu cho mọi người": Những người có nhóm máu O được coi là người hiến máu lý tưởng vì máu của họ có thể được truyền cho mọi người.
  • Nguyên tắc "Nhận máu cùng nhóm hoặc thấp hơn": Người nhận máu nên nhận máu từ người có cùng nhóm máu hoặc nhóm máu thấp hơn để tránh phản ứng miễn dịch không mong muốn.

 

Câu 11: Nhóm máu Rh là gì?

Trả lời:

Hệ nhóm máu Rh là một trong 35 hệ thống các nhóm máu đã được phát hiện ở người, có vai trò quan trọng cùng với hệ ABO. Hệ Rh có những đặc điểm rất quan trọng, do đó đặc biệt cần phải chú ý.

Hệ Rh có khoảng 50 loại kháng nguyên, trong đó 5 loại kháng nguyên được biết đến nhiều hơn đó là D, C, c, E và e. Trong 5 loại này, kháng nguyên D có vai trò quan trọng nhất và có ý nghĩa y học, do đó việc xác định nhóm Rh của một người được quy ước phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu người đó có mặt kháng nguyên D hay không.

Nhóm máu của hệ Rh được chia thành 2 loại đó là Rh(+) là có kháng nguyên D và Rh(-) không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu. Khi kết hợp với hệ ABO sẽ cho ra nhóm máu như chúng ta vẫn thường thấy là A(+), B(+), AB(+), O(-),...

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh(+), chỉ có khoảng 0,04 - 0,07% dân số có nhóm Rh(-) và đây được coi là nhóm máu hiếm. Nhóm Rh(-) bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,... thì Rh(-) lại là một yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt chú ý.

 

Câu 12: Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Trả lời:

Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.

- Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.

- Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…

- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…

 

Câu 13: Hãy phân loại các xương vào ba phần của xương.

Trả lời:

- Xương người gồm 3 phần chính

+ Xương đầu: Xương sọ não, Xương sọ mặt.

+ Xương thân: Xương sống, xương ức, xương chậu và các xương sườn.

+ Xương chi: Xương tay, xương chân.

 

Câu 14: Hãy dự đoán trong hình dưới đây, xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Trả lời:

- Hình b dễ giòn và gãy hơn.

- Tác hại của bệnh loãng xương: khi bị chấn thương, người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ bị gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.

 

Câu 15: Hãy sắp xếp các lớp sau theo tứ tự từ ngoài vào trong các lớp bao bọc cơ thể:

Xương, lớp da, lớp mỡ

Trả lời:

Sắp xếp: Lớp da → lớp mỡ  → xương.

 

 

Câu 16: Cho các hình dưới đây, em nãy đưa ra chính xác tên của mỗi hệ.

                

  1. C.

Trả lời:

- Hình A. Hệ hô hấp

- Hình B. Hệ tiêu hóa

- Hình C. Hệ thần kinh

 

Câu 17: Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Trả lời:

- Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Protein nạc: thịt bò, cá, trứng, đậu phụ,… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo.

+ Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác.

+ Bánh mì và ngũ cốc: cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh.

+ Rau:  chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Trái cây: chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp ăn trái cây họ cam quýt gây kích thích trào ngược thì không nên ăn.

+ Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein.

+ Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn thịt gia cầm bỏ da.

- Thực phẩm cần hạn chế

+ Rượu bia: Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cần hạn chế tối đa uống rượu bia vì chúng là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.

+ Caffeine: Người bệnh nên hạn chế hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffein. Chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.

+ Thực phẩm giàu chất béo: Cố gắng tránh một lượng lớn chất béo bổ sung, có thể làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.

+ Thức ăn cay: Thức ăn cay không gây loét. Tuy nhiên, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Thức ăn quá mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP. Vì vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.

+ Socola: Socola có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và một số người nhận thấy rằng nó gây ra các triệu chứng trào ngược.

 

Câu 18: Nêu cấu tạo của mạch máu phù hợp với chức năng của mỗi loại.

Trả lời:

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Giải thích

Động mạch

- Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch;

- Lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch

- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch

- Thành mạch có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

- Lòng rộng hơn của động mạch

- Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực

- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

- Nhỏ và phân nhiều nhánh

- Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

- Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.

Câu 19: Người bị bệnh bướu cổ nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Trả lời:

Người bị bệnh bướu cổ (thường do thiếu hụt i-ốt) cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng sức khỏe của họ. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên sử dụng cho người bị bệnh bướu cổ:

  • Nên Sử Dụng:

Thực phẩm giàu i-ốt:

  • Cá biển: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá mú, v.v.
  • Hải sản: Tảo biển, sò điệp, ốc, mực, v.v.
  • Rau xanh và quả cung cấp i-ốt:
  • Rau củ: Rau cải xanh, rau diếp, cần tây, cà chua.
  • Quả: Dứa, mâm xôi, chuối.

Thực phẩm chứa selen và vitamin E:

  • Hạt giống lanh, hạt bí ngô.
  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D:
  • Sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, thực phẩm bổ sung canxi.
  • Không Nên Sử Dụng:

Thực phẩm chứa chất cản trở hấp thụ i-ốt: Hạt giống hoa cúc (chứa cyanide), sò đen.

Thực phẩm chứa goitrogen:

  • Rau củ: Bắp cải, cải bó xôi, cải xoăn, rau mùi, hạt lanh.
  • Thực phẩm chứa cyanide: Hạt hạch.
  • Thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc tăng tiết dịch tiền liệt tuyến:
  • Caffeine (trong cà phê, trà), thực phẩm cay nồng.

 

Câu 20: Hãy giải thích vì sao hai nửa tim người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim là mất sự đối xứng?

Trả lời:

Cấu tạo hai nửa tim người không đối xứng là do:

+ Vồng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm tất không cao, do đó thành tâm thất phải tương đối nông.

+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này rất dài cần một áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái, do đó thành tâm thất trái rất dày để tăng sự co bóp đẩy máu đi đoạn đường dài.

+ Do cấu tạo của tim không cân xứng giữa 2 nửa của tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm tim vặn sang trái, hiện tượng này càng làm mất sự cân xứng giữa hai phần của tim.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay