Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Bài 42: Quần thể sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 42: Quần thể sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 KNTT.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
BÀI 42. QUẦN THỂ SINH VẬT
(21 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?
Trả lời:
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sốn trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
Câu 2: Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?
Trả lời:
- Quần thể có những đặc trưng cơ bản là:
- Kích thước của quần thể.
- Mật độ cá thể trong quần thể.
- Tỷ lệ giới tính.
- Nhóm tuổi.
- Phân bố cá thể trong quần thể.
Câu 3: Kích thước của quần thể là gì? Cho ví dụ
Trả lời:
- Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Vd: Trong quần thể bò sữa trong trang trại có 500 cá thể, ta nói kích thước quần thể bò sữa là 500 con.
Câu 4: Mật độ cá thể của quần thể là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể.
Vd: Mật độ cá thể của cải bắp trên đồng ruộng là 4 cây/m2
Câu 5: Tỉ lệ giới tính là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ giới tính.
Trả lời:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính chố thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống.
Câu 6: Nêu nguyên nhân của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
Trả lời:
Kiểu phân bố |
Nguyên nhân |
Đều |
Điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt |
Theo nhóm |
Điều kiện sống phân bố không điều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm. |
Ngẫu nhiên |
Điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. |
Câu 7: Nêu ý nghĩa sinh thái và lấy ví dụ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
Trả lời:
Kiểu phân bố |
Ý nghĩa sinh thái |
Ví dụ |
Đều |
Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể |
Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ. |
Theo nhóm |
Cá thể có thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường |
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng. |
Ngẫu nhiên |
Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường |
Sâu sống trên tán lá cây, gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới. |
Câu 8: Nêu các biện pháp bảo vệ các quần thể.
Trả lời:
- Các biện pháp bảo vệ quần thể là:
+ Thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn.
+ Kiểm soát dịch bệnh.
+ Khai thác tài nguyên sinh vật hợp lý…
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trong nhất của quần thể?
Trả lời:
- Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể .
Câu 2: Cho hình ảnh kích thước của các quần thể voi, hươu, thỏ, chuột cùng sống trong một khu rừng sau
Trả lời các câu hỏi sau:
- Kích thước cơ thể của loài nào lớn nhất và bé nhất?
- Kích thước quần thể nào lớn nhất và bé nhất?
- Chúng ta cố thể kết luận thích thước cơ thể tương ứng với kích thước quần thể không?
Trả lời:
- Kích thước cơ thể của chuột là nhỏ nhất, kích thước cơ thể của voi là lớn nhất.
- Kích thước quần thể của chuột là lớn nhất, kích thước quần thể của voi là nhỏ nhất.
- Vậy chúng ta không thể kết luận rằng kích thước cơ thể tương ứng với kích thước của quần thể được.
Câu 3: Em hãy xác định các kiểu tháp tuổi cho các tháp sau
- C.
Trả lời:
- Tháp suy thoái.
- Tháp ổn định.
- Tháp phát triển.
Câu 4: Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.
Trả lời:
- Bảo vệ môi trường sống của quần thế chính là bảo vệ quần thể vì
+ Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người
+ Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
+ Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở,... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
+ Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguổn thức ăn dổi dào và nơi ở rộng rãi...
- Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể:
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
+Sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện.
+ Giảm sử dụng túi nilon.
+ Tiết kiệm giấy.
+ Ưu tiên sản phẩm tái chế
+ Xây dựng các khu bảo tồn,...
Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.
Trả lời:
- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:
+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cá.
+ Do điều kiện môi trường sống.
+ Do đặc điểm sinh sản của loài.
+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể…
Câu 6: Tại sao đối với quần thể vi sinh vật, kích thước của quần thể được xác định bằng sinh khối của quần thể?
Trả lời:
Đối với quần thể ví sinh vật, do số lượng cá thể tring quần thể rất lớn nên kích thước của quần thể không thể xác định bằng số lượng cá thể mà xác định bằng sinh khối của quần thể.
VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật
Trả lời:
- a) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật.
- Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục cá thể, nguồn thức ăn, điều kiện khí hậu…
- b) Mức độ tử vong của quần thể sinh vật.
- Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
- Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù…
- c) Phát tán cá thể của quần thể sinh vật
- Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình di chuyển đến nơi ở khác. Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt.
Câu 2: Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.
Trả lời:
- Các biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng là
+ Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán quần thể có nguy cơ tuyệt chủng trái phé.p
+ Xóa bỏ nạn tham nhũng.
+ Trừng trị thích đáng nhằm răn đe hiệu quả các đối tượng vi phạm.
+ Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức.
+ Tiêu hủy các kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.
+ Thắt chặt quản lý đối với các cơ sở nuôi hổ tư nhân và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát.
+ Chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.
+ Siết chặt tình trạng cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD.
+ Buộc chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn.
+ Tăng cường đấu tranh với loại hình tội phạm trên Internet.
Câu 3: Em hãy tính mật độ cá thể của mỗi quần thể trong bảng dữ liệu sau đây
Quần thể |
Số lượng cá thể |
Không gian phân bố |
Lim xanh |
10.000 |
20 ha |
Bắp cải |
2.400 |
600 m2 |
Cá chép |
30.0000 |
10.000 m3 |
Trả lời:
Mật độ của các cá thể trong quần thể là:
+ Lim xanh: 10.000:20 =500 cây/ha.
+ Bắp cải: 2.400 :600 = 4 cây/ m2.
+ Cá chép: 30.000: 10.000= 3 con/ m3
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Những biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân gây biến động đó?
Trả lời:
- Những biến động số lượng cá thể của quần thể:
- Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.
- Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.
- Nguyên nhân:
- Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, ...
- Các nhân tố hữu sinh: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể ... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,...
Câu 2: Giải thích sơ sở khoa học theo sinh học của câu ca dao
“ Của không ngon đông con cũng hết”
Trả lời:
“ Của không ngon đông con cũng hết” theo sinh học có thể hiểu rằng một quần thể có số lượng cá thể lớn sẽ cần phải tiêu thụ một lượng thức ăn lớn. Do đó dù thức ăn có không ngon, không hợp khẩu vị nhưng do cạnh tranh lớn nên vẫn sẽ hết. Ngược lại, nếu không “đông con” thì sự cạnh tranh ít hơn, từ đó các cá thể có thể lựa chọn thức ăn hợp khẩu vị hơn.
Câu 3: Giải thích cơ sở khoa học trong sinh học của câu: “Cá lớn nuốt cá bé”
Trả lời:
- “ Cá lớn” là các sinh vật lớn mạnh.
- “Cá bé” Là các sinh vật nhỏ bé và yếu thế hơn.
- Câu nói “ Cá lớn nuốt cá bé” theo sinh học là những sinh vật khỏe mạnh, có khả năng thích nghi với môi trường hơn sẽ chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. Trong một quần thể, cá thể nào to lớn hơn, có sức mạnh hơn sẽ là cá thể đầu đàn có thể chi phối, ảnh hưởng tới các cá thể khác có trong quần thể.
Vd: Khỉ đầu đàn có thể đuổi các con khỉ đực yếu thế hơn ra khỏi đàn và tự do lựa chọn bạn tình.
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 42: Quần thể sinh vật