Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Bài 43: Quần xã sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 43: Quần xã sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 KNTT.

Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức

 

BÀI 43. QUẦN XÃ SINH VẬT

(21 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Quần xã sinh vật là gì? Hãy kể tên một số quần thể có trong hình sau

Trả lời:

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng số trong một lhoong gian và thời gian nhất định.

- Một số quần thể trong hình là: Vịt, cá, cua, súng, ếch, cỏ, rong tảo, ốc, chuồn chuồn, bươm bướm, nấm, …

Câu 2: Hãy trình bày đặc trưng của quần xã.

Trả lời:

Mỗi quần xã có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần xã này với quần xã khác. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã như độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 3:
Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng gì?

Trả lời:

- Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi lời trong quần xã.

- Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã đó có độ đa dạng càng cao.

Câu 4: Loài ưu thế, loài đặc trưng là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng cho quần xã.

Ví dụ: Lúa là loài chiếm ưu thế trong quần xã ruộng lúa.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có hiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Cá cóc là loài đặc trưng của Vường Quốc gia Tam Đảo.

Câu 5: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Trả lời:

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là

+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học

+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật

+ Nghiêm cấm sắn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vât có nguy cơ tuyệt chủng,…

Câu 6: Hãy trình bày về hệ sinh thái nhân tạo.

Trả lời:

 - Các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành nhờ hoạt động của con người. Một số hệ sinh thái như đồng ruộng, hệ sinh thai rừng trồng, hệ sinh thái khu dân cư, hệ sinh thái khu đô thị, hệ sinh thái ao nuôi cá,…

Câu 7: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái là gì?

Trả lời:

- Chuỗi thức ăn là một chuỗi gòm nhiều loài có quan hệ sinh dưỡng với nhau.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Tháp sinh thái là sơ đồ dạng tháp dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Câu 8: Chúng ta cần phải đặc biệt trú trọng bảo vệ các hệ sinh thái nào?

Trả lời:

Toàn bộ các hệ sinh thái luôn cần được bảo vệ, đặc biệt cần trú tringj bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và hệ sinh thái ven biển cũng như hệ sinh thái nông nghiệp.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

Trả lời:

- Loài ưu thế trong quần xã là loài có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh.

Tóm lại loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã là vì chúng có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

.

Câu 2: Hãy phân biệt quần thể với quần xã.

Trả lời:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

Tập hợp nhiều quần thể khác loài

Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

Không gian sống gọi là sinh cảnh.

Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

 

Câu 3: Theo em những nguyên nhân nào gây ra suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam?

Trả lời:

 - Những nguyên nhân nào gây ra suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam là:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Phá rừng.

+ Buôn bán trái phép các loài động vật.

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

+ Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự di dân.

 

 VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Cho các loài  sinh vật: Hải cẩu, xương rồng, bần, cáo tuyết, bò cạp, đước

Em hãy xác định các loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật : bắc cực, sa mạc, rừng nập mặn.

Trả lời:

+ Quần xã sinh vật bắc cực: Hải cẩu, cáo tuyết.

+ Quần xã sinhh vật sa mạc: xương rồng, bò cạp.

+ Quần xã sinh vật rừng ngập mặn: bần, đước.

Câu 2: Hãy sắp xếp quần xã trong các hình sau theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

   

  1. Rừng mưa nhiệt đới Sa mạc

  

  1. Đồng cỏ 4. Savan

Trả lời:

- Thứ tự giảm dần về độ đa dạng của các quần xã trong các hình trên là:

 1→ 4 → 3 →2

- Có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này chủ yếu là do điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng: Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao. Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có độ đa dạng thấp.

Câu 3: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Trả lời:

Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Trả lời:

Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

Câu 2: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Trồng rừng ngập mặn ven biển và phòng chống cháy rừng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Trả lời:

-  Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

- Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 43: Quần xã sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay