Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 KNTT.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
BÀI 32. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI
(25 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Chất dinh dưỡng và dinh dưỡng là gì?
Trả lời:
- Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoặt động sống.
- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
Câu 2: Nêu các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Trả lời:
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là
+ Carbonhydrat.
+ Protein.
+ Chất béo.
+ Vitamin.
+ Khoáng chất.
Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa
Trả lời:
- Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (tuyến ruột non, tụy, gan, mật,…).
- Hệ tiêu hóa có các chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại các chất thải ra khỏi cơ thể.
Câu 4: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.
Trả lời:
- Thức ăn khi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học và hóa học. Tiêu hóa cơ học thức ăn nhờ hoạt động nhai, nghiền thức ăn nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn của lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp bieenns đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.
Câu 5: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
Trả lời:
- Dạ dày là nơi nhận thức ăn từ thực quản xuống, tiếp tục quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Hoạt động co bóp của dạ dày giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị. Enzyme pepsin giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn.
Câu 6: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non.
Trả lời:
- Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống tá tràng, tại đây dịch tụy, dịch mật đổ vào. Niêm mạc ruột non tiết ra dịch ruột. Ba loại dịch trên chứa các enzyme tiêu hóa giuos biến đổi chất dinh dương trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Sự tiêu hóa các chất được diễn ra dọc theo chiều dài của ống tiêu hóa nhưng chủ yếu ở ruột non do có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được vận chuyển qua thành của các lông ruột, mạch máu và mạch bạch huyết.
Câu 7: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột già và trực tràng.
Trả lời:
- Thức ăn chuyển xuống ruột gìa sẽ hấp thu thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thu lại nước, cô đặc chất bã. Một só vi khuẩn của ruột già phân hủy những chất còn lại của protein, carbonhydrat, lên men tạo thành ohaan đươc thải ra ngoài nhờ nhu động ruột già và theo cơ chế phản xạ.
Câu 8: Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh về đường tiêu hóa như sâu răng và viêm loét dạ dày - tá tràng.
Trả lời:
Bệnh |
Nguyên nhân |
Biện pháp phòng tránh |
Sâu răng |
Tổn thương phần mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. |
- Vệ sinh răng miệng đúng cách |
Viêm loét dạ dày - tá tràng |
- Nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori - Thói quen sử dụng đồ uống có cồn - Ăn uống và sinh hoạt không điều độ |
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lí - Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần thoải mái.. |
Câu 9: Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Giới tính.
+ Độ tuổi.
+ Hình thức lao động.
+ Trạng thái sinh lí của cơ thể.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1
Trả lời:
- Tuyến nước bọt
- Hầu
- Thực quản
- Dạ dày
- Tụy
- Ruột non
- Ruột già
- Hậu môn
- Túi mật
- Gan
- Miệng
Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.
Trả lời:
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng: là khoảng thời gian mà sản phẩm vẫn duy trì được độ an toàn và giá trị dinh dưỡng.
- Giá trị dinh dưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống, người tiêu dùng có thể tính toán các chỉ số dinh dưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng mục đích khác nhau, tránh gây ra các vấn đề không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe.
Câu 3: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
Trả lời:
- Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantoza, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi làm cho ta cả giác ngọt.
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?
Trả lời:
- Diện tích bề mặt bên trong ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông cũng là điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
Câu 5: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Trả lời:
- Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
Câu 6: Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Trả lời:
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.
- Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.
- Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…
Câu 7: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
Trả lời:
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường matozo
- Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”
Trả lời:
Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
Câu 2: Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?
Trả lời:
- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.
Câu 3: Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.
Trả lời:
- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,…
Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống:
+ Giữ sạch.
+ Để riêng thực phẩm sống và chín.
+ Nấu kỹ.
+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
+ Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn.
Câu 4: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Trả lời:
- Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.
- Chất béo lành mạnh vừa giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, vừa cải thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết
- Giữ tinh thần thoải mái: Khi ở trong trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.
- Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kỹ: nhai chậm và tập trung thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
- Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.
- Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và ăn khuya rất có hại. Hút thuốc: Làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit; Rượu khiến acid trong dạ dày tăng sản xuất, có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày; Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu,...
Câu 5: Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích
Trả lời:
- Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:
+ Protein nạc: thịt bò, cá, trứng, đậu phụ,… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo.
+ Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác.
+ Bánh mì và ngũ cốc: cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh.
+ Rau: chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
+ Trái cây: chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp ăn trái cây họ cam quýt gây kích thích trào ngược thì không nên ăn.
+ Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein.
+ Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn thịt gia cầm bỏ da.
- Thực phẩm cần hạn chế
+ Rượu bia: Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cần hạn chế tối đa uống rượu bia vì chúng là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.
+ Caffeine: Người bệnh nên hạn chế hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffein. Chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
+ Thực phẩm giàu chất béo: Cố gắng tránh một lượng lớn chất béo bổ sung, có thể làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.
+ Thức ăn cay: Thức ăn cay không gây loét. Tuy nhiên, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
+ Thức ăn quá mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP. Vì vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.
+ Socola: Socola có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và một số người nhận thấy rằng nó gây ra các triệu chứng trào ngược.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy đưa ra các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến
Trả lời:
Các khâu |
Biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm |
Khâu sản xuất |
- Sử dụng nguồn nước tưới, thức ăn đảm bảo vệ sinh. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh trong sản xuất... |
Khâu vận chuyển và bảo quản |
- Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm; dễ làm sạch; chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;… - Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.… |
Khâu sử dụng và chế biến |
- Rửa tay với nước ấm và xà phòng trước khi nấu ăn tầm 20 phút. - Nếu như tóc bạn dài bạn hãy đeo mũ chùm đầu, băng kín những vết thương ở trên tay. - Giữ cho khu chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ. |
Câu 2: Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó phương pháp nào an toàn? phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao?
Trả lời:
- Các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng:
+ Bảo quản bằng cách phơi khô, làm lạnh, đông lạnh, muối chua,…
+ Chế biến thực phẩm bằng cách: ăn tái, ăn sống (rau sống, tiết canh, gỏi sống,…); làm chín thức ăn (luộc, hấp, nướng, rán…);…
→ Trong các phương pháp trên, phương pháp an toàn là phơi khô, làm lạnh, đông lạnh, làm chín thực phẩm. Chế biến thực phẩm bằng cách ăn tái, sống có thể gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm do chúng có thể chứa vi khuẩn và các kí sinh trùng.
Câu 3: Hãy xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo bảng sau
Trả lời:
Tên thực phẩm |
Khối lượng (g) |
Thành phần dinh dưỡng (g) |
Năng lượng (Kcal) |
Chất khoáng |
Vitamin (mg) |
|||||||||
X |
Y |
Z |
protein |
Lipid |
Carbonhydrat |
Calcium |
Sắt |
A |
B1 |
B2 |
PP |
C |
||
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người