Bài tập file word Toán 6 Cánh diều Bài 5: Góc
Bộ câu hỏi tự luận Toán 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Góc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 6 Cánh diều.
Xem: => Giáo án Toán 6 sách cánh diều
BÀI 5. GÓC (20 BÀI)
1. NHẬN BIẾT (6 BÀI)
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ ….
Số đo góc vuông bằng …….
Đáp án:
Số đo góc vuông bằng 900.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ ….
……. < số đo góc nhọn < ……..
Đáp án:
00< số đo góc nhọn <900
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ ….
……. < số đo góc tù < ……..
Đáp án:
900< số đo góc tù < 1800
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ ….
Số đo góc bẹt bằng …….
Đáp án:
Số đo góc bẹt bằng 1800
Bài 5: Cho hình vẽ sau:
Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình trên. Có tất cả bao nhiêu góc?
Đáp án:
Các góc có trong hình trên là
mOn; nOp; pOq; mOp; mOq; nOq.
Có tất cả 6 góc.
Bài 6: Cho hình vẽ:
Kể tên các đỉnh, các cạnh
Đáp án:
Góc BAC có đỉnh là A, cạnh AB, AC.
2. THÔNG HIỂU (6 BÀI)
Bài 1: Quan sát hình vẽ và hoàn thành bảng sau :
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Đáp án:
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Góc xOy | xOy | O | Ox,Oy |
Bài 2: Quan sát hình vẽ và hoàn thành bảng sau :
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Đáp án:
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Góc MTP | MTP | T | TM, TP |
Góc TMP | TMP | M | MT, MP |
Góc TPM | TPM | P | PT, PM |
Bài 3: Quan sát hình vẽ và hoàn thành bảng sau :
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Đáp án:
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Góc xPy | xPy | P | Px, Py |
Góc ySz | ySz | S | Sy, Sz |
Bài 4: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ góc có đỉnh A, hai cạnh AB, AC. Điểm M nằm trong góc đó.
Đáp án:
Bài 5: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ góc xOy không phải góc bẹt.
Đáp án:
Bài 6: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Vẽ ba góc xOy , yOz , zOt sao cho tia Oz nằm trong góc xOy , tia Oy nằm trong góc zOt và góc xOt là góc bẹt
Đáp án:
3. VẬN DỤNG (4 BÀI)
Bài 1: Trên đường thẳng xy lấy điểm A. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xy, vẽ hai tia Am, An. Kể tên tất cả các góc tạo thành.
Đáp án:
Các góc tạo thành là: xAn; xAm; xAy; nAm ; nAy; mAy.
Bài 2: Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình dưới đây. Có bao nhiêu góc?
Đáp án:
Các góc: xOy, yOa, xOa, xMb, aMb, xMa.
Có tất cả 6 góc.
Bài 3: Đọc tên và viết kí hiệu các góc có trong hình vẽ sau:
Đáp án:
Các góc: xEz, xEF, zEF, yDz, yDE, Edz.
Bài 4: Cho góc bẹt xOy. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy, vẽ các tia Om, On, Ot. Kể tên tất cả các góc có trong hình vẽ.
Đáp án:
Các góc xOn, xOt, xOm, xOy, nOt, nOm, nOy, tOm, tOy, mOy.
4. VẬN DỤNG CAO (4 BÀI)
Bài 1: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng AB, AC, BC. Gọi M là điểm nằm trong góc ABC và góc ACB.
a) Chứng tỏ rằng M cũng nằm trong góc BAC.
b) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng AM và BC. Hỏi điểm I nằm trong góc nào trong số các góc sau: BAC, BMC?
Đáp án:
- a) Điểm M nằm trong góc ABC nên điểm M cùng phía với C so với AB.
Điểm M nằm trong góc ACB nên điểm M cùng phía với B so với AC.
Từ đó, tia AM nằm giữa hai tia AB và AC, nên M nằm trong góc BAC.
b) I nằm trên tia AM nên tia AI nằm giữa hai tia AB và AC. Do đó, điểm I nằm trong góc BAC. Điểm I cũng nằm trong góc BMC.
Bài 2: Cho 3 điểm M, N, P không thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Trên đoạn thẳng NP lấy hai điểm Avà B sao cho A nằm giữa N và B. Vẽ đoạn thẳng MA,MB.
- Có tất cả bao nhiêu góc được tạo thành?
- Đọc tên các góc, viết kí hiệu và xác định đỉnh và các cạnh của các góc đó (Chú ý : mỗi góc chỉ đọc 1 lần).
Đáp án:
Các góc tạo thành là: xAn; xAm; xAy; nAm; nAy; mAy
- Có tất cả 14 góc.
Tên góc | Kí hiệu góc | Đỉnh | Hai cạnh |
Góc NMA | NMA | M | MN, MA |
Góc NMB | NMB | M | MN,MB |
Góc NMP | NMP | M | MN,MP |
Góc AMB | AMB | M | MA,MB |
Góc AMP | AMP | M | MA,MP |
Góc BMP | BMP | M | MB,MP |
Góc MNA | MNA | N | NM,NA |
Góc MPB | MPB | P | PM,PB |
Góc NAM | NAM | A | AN,AM |
Góc NAB | NAB | A | AN,AB |
Góc MAB | MAB | A | AM,AB |
Góc ABM | ABM | B | BA,BM |
Góc ABP | ABP | B | BA,BP |
Góc MBP | MBP | B | BM,BP |
Bài 3: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Chứng tỏ rằng nếu điểm M đồng thời nằm trong hai góc BAC và ABC thì M nằm trong góc BCA.
Đáp án:
Điểm M nằm trong góc BAC nên tia AM cắt đoạn thẳng BC tại điểm E là điểm nằm giữa hai điểm B và C.
Điểm A thuộc cạnh BA, điểm E thuộc cạnh BC của góc ABC, vì M nằm trong góc ABC nên tia BM cắt đoạn thẳng AE tại M. Suy ra M phải nằm giữa hai điểm A và E.
Do A thuộc cạnh CA và E thuộc cạnh CB của góc BCA mà tia CM cắt đoạn thẳng AE tại điểm M nằm giữa hai điểm A và E nên tia CM nằm giữa hai tia CB và CA
Do vậy điểm M nằm trong góc BCA.
Bài 4: Gọi O là giao điểm của ba đường thẳng xy, zt và uv
a, Có bao nhiêu góc bẹt đỉnh O? Kể tên các góc đó?
b, Kể tên tất cả các góc có chung đỉnh O.
Đáp án:
a, Có 3 góc bẹt đỉnh O. Đó là các góc xOy, zOt và uOv
b, Có 15 góc có chung đỉnh O. Đó là các góc xOz, xOu, xOy, xOt, xOv, Ou, zOy, zOt, zOv, uOy, uOt, uOv, yOt, yOv, tOv