Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 3: Tốc độ (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Tốc độ (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Em hiểu thế nào về tốc độ?

Trả lời:

Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 2: Để tìm các đại lượng liên quan đến chuyển động từ một đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta làm như thế nào?

Trả lời:

- Bước 1: Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s)

- Bước 2: Tìm tốc độ v từ đồ thị

+ Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng.

+ Tính tốc độ của vật bằng công thức v = s/t.

Câu 3: Nêu cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

Trả lời:

- Bố trí thí nghiệm

- Nhấn công tắc RESET để đưa số chỉ của đồng hồ về giá trị 0,000. Chọn thang đo thời gian ở vị trí 9,999 s và để kiểu đo thời gian MODE A ↔ B.

- Giữ xe đứng yên rồi thả nhẹ cho xe chuyển động

- Khi tấm cản quang trên xe chắn cổng quang điện 1 thì đồng hồ bắt đầu đo và khi tấm cảm quang chắn cổng quang điện 2 thì đồng hồ kết thúc đo. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm trên được hiển thị trên mặt hiện số của đồng hồ.

- Đo khoảng cách giữa hai cổng quang điện bằng thước.

- Tính tốc độ của xe trên đoạn đường giữa hai cổng quang điện.

Câu 4: Nêu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Trả lời:

Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.

Câu 5: Lấy ví dụ minh họa cách đổi tốc độ.

Trả lời:

54 km/h = 54 : 3,6 = 15 m/s

3 m/s = 3.3,6 = 10,8 km/s.

Câu 6: Khi đi từ A đến B, người ta có thể dựa vào đâu để dự đoán thời gian sẽ tới điểm B?

Trả lời:

Có thể dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian để dự đoán thời gian sẽ tới được điểm B.

Câu 7: Khi sử dụng đồng hồ bấm giây để đo vận tốc của vật chuyển động, ta có thể gặp phải những khó khăn nào?

Trả lời:

Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của vật chuyển động, khó khăn gặp phải là: Nếu thời gian vật chuyển động ngắn thì khi vật bắt đầu chuyển động và dừng lại, bấm khởi động đồng hồ và kết thúc thời gian không chính xác, dẫn đến sai số nhiều.

Câu 8: Đi quá tốc độ khi tham gia giao thông có thể tiềm ẩn nguy cơ gì?

Trả lời:

Chạy quá tốc độ dẫn đến TNGT gây nguy cơ tử vong trực tiếp đối với người tham gia giao thông là rất cao. Theo ngành chức năng, với vận tốc 70km/giờ, sự va đập sẽ tăng gấp 2 lần so với 50 km/giờ; vận tốc 87 km/giờ khiến sự va đập tăng lên gấp 3 lần so với vận tốc 50km/giờ; vận tốc 100 km/giờ thì sự va chạm tăng lên gấp 4 lần so với 50 km/giờ. Khi tăng tốc độ trung bình 5% thì TNGT tăng 10% và tai nạn chết người tăng 20%.

Câu 9: Bộ phận đo tốc độ xe ô tô là gì?

Trả lời:

Cảm biến tốc độ xe là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử. Chức năng của nó là đo tốc độ di chuyển của phương tiện để thông báo lên màn hình hiển thị. Bộ phận giúp người lái có thể kiểm soát tốc độ, hướng lái, hạn chế sự văng trượt.

Câu 10: Cho đồ thị như hình, mô tả chuyển động của vật bằng lời và vận tốc của vật ở phút thứ 30.

Trả lời:

- Mô tả chuyển động của vật bằng lời:

+ Trong 10 phút đầu: vật chuyển động thẳng đều

+ Trong 10 phút tiếp theo (từ 10 phút đến 20 phút): vật đứng yên, không chuyển động

+ Từ 20 phút đến 30 phút: vật tiếp tục chuyển động thẳng đều

+ Từ 30 phút đến 40 phút: vật dừng lại sau khi đi được 4 km

- Ta thấy khi t = 30 phút = 0,5 giờ thì s = 4 km, vạt vận tốc của vật ở phút thứ 30 là: v = s : t = 4 : 0,5 = 8 km/h.

Câu 11: Trong các trường hợp sau nên sử dụng dụng cụ đo tốc độ nào:

  1. a) Đo tốc độ chạy của một vận động viên.
  2. b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.

Trả lời:

  1. a) Để đo tốc độ chạy của vận động viên, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
  2. b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

Câu 12: Điều gì sẽ xảy ra nếu các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn?

Trả lời:

- Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.

- Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân, người còn sống mang trên mình bệnh tật suốt đời,…

- Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi phải đền bù thiệt hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia đình người bị hại.

Câu 13: Usain Bolt – vận động viên được mệnh danh là “tia chớp đen” hiện đang nắm giữ kỷ lục Olympic và kỷ lục thế giới ở các nội dung chạy 100m hết 9,58s; 200m hết 19,19s. Tính tốc độ của vận động viên này ở từng nội dung chạy.

Trả lời:

Tốc độ của Usain Bolt ở nội dung chạy 100m là: v  =  100  :  9,58  =  10,44 m/s

Tốc độ của Usain Bolt ở nội dung chạy 200m là: v  =  200  :  19,19  =  10,05 m/s.

Câu 14: Đồ thị quãng đường - thời gian có thể được áp dụng như thế nào trong việc dự đoán thời gian di chuyển trong điều kiện giao thông khác nhau?

Trả lời:

- Dự đoán thời gian di chuyển trên các tuyến đường cụ thể: Dữ liệu từ đồ thị quãng đường - thời gian có thể được sử dụng để dự đoán thời gian cần thiết để di chuyển qua các tuyến đường cụ thể dựa trên công thức khoảng cách và thời gian di chuyển trung bình. Điều này cho phép người dùng ước tính thời gian tới nơi một cách chính xác hơn, thậm chí trong điều kiện giao thông khác nhau.

- Điều chỉnh dữ liệu dựa trên điều kiện giao thông thời gian thực tế: Công nghệ GPS và các ứng dụng điện thoại di động có thể cung cấp thông tin về thời gian di chuyển thực tế trên một tuyến đường trong thời gian thực. Dữ liệu này có thể được sử dụng để điều chỉnh dữ liệu từ đồ thị quãng đường - thời gian, cho phép dự đoán thời gian di chuyển trong thời gian thực và điều kiện giao thông cụ thể.

- Phân tích dựa trên kinh nghiệm: Dữ liệu lưu lượng giao thông lịch sử có thể được sử dụng để phân tích xu hướng và biến đổi của thời gian di chuyển trên các tuyến đường trong điều kiện giao thông khác nhau. Điều này giúp cải thiện dự đoán thời gian di chuyển dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ.

Câu 15: Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện còn được ứng dụng như thế nào ngoài việc đo tốc độ chuyển động?

Trả lời:

Ngoài việc đo tốc độ chuyển động, đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang điện cũng có những ứng dụng khác, bao gồm:

- Đo thời gian: Đồng hồ đo thời gian có thể được sử dụng để đo thời gian phản ứng trong các hoạt động thể dục. Nó cũng được sử dụng để ghi nhận các vòng đua thể thao và đua xe.

- Sử dụng trong thí nghiệm và nghiên cứu khoa học: dùng để đo thời gian và tính toán tốc độ của các hiện tượng vật lý và hóa học.

- Quản lý thời gian trong công việc và hoạt động hàng ngày: như làm việc theo thời gian, thời gian tập trung và quản lý thời gian trong các hoạt động cá nhân và gia đình.

Câu 16: Nêu nguyên lý hoạt động của súng bắn tốc độ.

Trả lời:

- Hoạt động của súng dựa trên nguyên tắc phản xạ ánh sáng.

- Ở giai đoạn “thô sơ”, người ta đo khoảng cách từ máy đến vật bằng cách phát sóng laser, khi tia này phản xạ lại vào bộ thu.

- Máy sẽ dựa trên vận tốc ánh sáng (tương đương 30cm/một nano-giây), tính toán từ lúc phát đến lúc thu là bao lâu và suy ra khoảng cách.

- Súng laser phóng ra một chùm rất ngắn tia laser sau đó đợi nó phản hồi lại từ chiếc xe.

- Súng sẽ tính toán số nano-giây cần thiết để tia laser đó đi và về, rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách tới chiếc xe…

- Ngày nay, loại súng chỉ hiển thị tốc độ người ta đã ít dùng, thay vào đó là súng có kèm máy ghi lại hình ảnh đối tượng bị bắn.

Câu 17: Tại sao mỗi khi trời xuất hiện sấm sét thì thứ ta cảm nhận được đầu tiên là ánh sáng từ tia sét, rồi sau đó mới tới tiếng sấm? Nếu vận tốc âm thanh bằng vận tốc ánh sáng thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

- Vì ánh sáng có vận tốc khoảng 300000 km/s, trong khi vận tốc âm thanh trong không khí chậm hơn rất nhiều lần là 343 m/s.

- Nếu tốc độ âm thanh thực sự bằng tốc độ ánh sáng, con người sẽ không thể sống sót. Ngay cả tiếng sáo nhẹ nhàng cũng có thể thổi bay mọi thứ xung quanh và biến chúng thành những mảnh vụn.

Câu 18: Nước ta quy định như thế nào về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông?

Trả lời:

- Trong khu vực đông dân cư:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;

+ Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.

- Ngoài khu vực đông dân cư:

+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

  • Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

  • Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

  • Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

  • Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Câu 19: Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió.

 

Hãy trình bày cách tính tốc độ gió.

  1. b) Trong một lần đo với chong chóng có bán kính 60cm, người ta đếm được chong chóng quay 20 vòng trong thời gian 4,2s. Tính tốc độ gió

Trả lời:

Cách tính tốc độ gió:

Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian t.

Quãng đường s mà đầu cánh chong chóng đi được trong khoảng thời gian t  được xác

định như sau:

s = số vòng x chu vi mỗi vòng = số vòng x 2 x bán kính chong chóng x 3,14

Tốc độ gió được tính bằng công thức : v = s/t

Tốc độ gió:

v = s/t = (20 x 2 x 3,14 x 0,6) / 4,2 = 18 m/s

Câu 20: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm

(trung bình là 365 ngày). Biết tốc độ quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là.

Trả lời:

Thời gian Trái Đất quay trong một năm: t = 365.24= 8760 h

Trong một năm Trái Đất quay được: s = v.t =108000.8760 = 946080000 (km)

Một vòng Trái Đất quay được có chu vi: C = s = 946080000 (km)

Bán kính Trái Đất: C = 2. R =  =  150649682 (km).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay