Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 4: Âm thanh (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 4: Âm thanh (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Vì sao sóng âm có thể truyền trong không khí?

Trả lời:

Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.

Câu 2: Biên độ dao động là gì?

Trả lời:

Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.

Câu 3: Sóng âm được phát ra từ đâu? Nêu khái niệm dao động, nguồn âm và sóng âm.

Trả lời:

- Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động.

- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của những vật khi phát ra âm thanh như âm thoa, mặt trống, dây đàn, … được gọi là dao động.

- Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm.

Câu 4: Khi nào âm nghe được càng to?

Trả lời:

Âm nghe được càng to (nhỏ) khi biên độ âm càng lớn (nhỏ).

Câu 5: Nêu một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong

  1. a) chất rắn.
  2. b) chất lỏng.

Trả lời:

  1. a) Một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong chất rắn: Ta nghe được tiếng gõ vào mặt tường khi áp tai vào mặt bên kia của một bức tường; ta nghe được tiếng động tàu hỏa từ rất xa khi áp tai xuống đường ray…
  2. b) Một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong chất lỏng: Ta nghe được tiếng ùng ục bên tai khi lặn dưới nước, cá nuôi trong ao nghe tiếng vỗ tay và tập trung lại khu vực nhận thức ăn, …

Câu 6: Lấy ví dụ về biên độ dao động.

Trả lời:

Ví dụ: Âm thoa, cây sáo, dây dàn,

Câu 7: Nêu một số ví dụ về sóng âm.

Trả lời:

Ví dụ: Âm thanh do loa phát ra truyền theo mọi hướng.

Câu 8: Tại sao khi gảy dây đàn càng mạnh, âm phát ra càng to?

Trả lời:

Khi gảy dây đàn càng mạnh thì biên độ dao động của dây đàn càng lớn, từ đó đàn sẽ phát ra âm có độ to lớn hơn.

Câu 9: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng loa A phát ra âm có tần số lớn hơn 80 Hz so với âm do loa B phát ra; âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 50 dB so với âm do loa A phát ra. Hỏi bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn, âm do loa nào phát ra lớn hơn?

Trả lời:

- Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 50 Hz so với âm do loa B phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn vì tần số càng lớn, âm càng cao.

- Âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 20 dB so với âm do loa A phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa B phát ra lớn hơn vì độ to càng lớn, âm phát ra càng to.

Câu 10: Khi người nghệ sĩ chơi đàn sẽ thao tác như thế nào để đạt được âm thanh mong muốn?

Trả lời:

- Để thay đổi âm thanh tiếng đàn phát ra, người nghệ sĩ chơi đàn thường gảy đàn mạnh yếu khác nhau.

- Độ mạnh yếu khi gảy đàn khác nhau dẫn đến dao động của âm khác nhau, từ đó biên độ cũng khác nhau  Thay đổi được độ to để đạt được âm thanh mong muốn.

Câu 11: Lấy ví dụ minh họa vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Trả lời:

- Vật phản xạ âm tốt: Tường nhà, gạch đá hoa, của kính,...

- Vật phản xạ âm kém: Xốp, cao su xốp, rèm nhung,...

Câu 12: Sóng siêu âm được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

Trả lời:

- Trong công nghiệp: hàn siêu âm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, gia công vật liệu cứng, sử dụng sóng siêu âm để phát hiện các khuyết tật nằm ẩn trong vật liệu như các vết nứt, lỗ rỗng, rỗ khí và các bất liên tục nằm trong kim loại, chất dẻo và gốm sứ

- Trong y học: thiết bị siêu âm là một thiết bị rất có hiệu quả trong việc ghi nhận hình ảnh của các mô mềm. Trong y khoa, thường sử dụng siêu âm 2D để tiến hành các kiểm tra sơ bộ, siêu âm 3D để khám thai, khám tuyến giáp hay siêu âm Doppler để kiểm tra mạch máu bệnh nhân.

- Trong hàng hải: thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, cho phép xác định vị trí hướng di chuyển và vận tốc của đàn cá dưới biển.

- Trong vệ sinh dụng cụ, thiết bị: vệ sinh các dụng cụ y tế, làm sạch đồ trang sức, dụng cụ thí nghiệm, đồng hồ, mắt kính,…dựa vào hiện tượng xâm thực của sóng siêu âm.

- Trong nông nghiệp: Dựa vào cơ chế xâm thực và bức của sóng siêu âm, các bể siêu âm còn được sử dụng để loại bỏ các hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ra khỏi các sản phẩm nông nghiệp.

Câu 13: Các vật dẫn âm như nước và kim loại ảnh hưởng như thế nào đến sự truyền âm so với không khí?

Trả lời:

- Dẫn âm tốt hơn: Nước và kim loại là hai loại vật dẫn âm tốt hơn so với không khí. Khi âm thanh gặp phải vật liệu dẫn âm, nó sẽ truyền qua các vật liệu này nhanh hơn và giữ được độ mạnh lớn hơn, so với việc truyền qua không khí. Điều này giúp âm thanh có thể đi xa hơn.

- Giảm hấp thụ âm: Khả năng hấp thụ âm của nước và kim loại ít hơn so với không khí, nên khi âm thanh truyền qua các vật liệu, nó không bị giảm độ mạnh do hấp thụ âm như khi truyền qua không khí.

Câu 14: Vận tốc truyền âm trong không khí là bao nhiêu?

Trả lời:

Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s

Câu 15: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người di chuyển, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Giải thích.

Trả lời:

Vì mặt đất (chất rắn) truyền âm thanh tốt hơn không khí (tốc độ truyền âm thanh trong không khí nhỏ hơn trong chất rắn) nên khi áp tai xuống đất ta có thể nghe được tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe được. 

Câu 16: Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì chúng ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng chính căn phòng đó, khi đã trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ tay hoặc nói to thì chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa. Giải thích.

Trả lời:

Ta có thể giải thích như sau:

- Trước khi sắp xếp đồ đạc, tiếng vỗ tay hoặc tiếng nói sẽ bị các bức tường phản xạ lại và truyền đến tai chúng ta tạo thành tiếng vang truyền tới tai ta sau âm thanh phát ra ban đầu.

- Khi căn phòng được trang bị nhiều đồ đạc, các đồ đạc này sẽ hấp thụ hoặc có phản xạ lại âm thanh nhưng rất ít không đủ độ to để chúng ta có thể cảm nhận thấy. Vì thế, chúng ta chỉ có thể nghe thấy âm thanh mình phát ra mà không nghe thấy tiếng vang.

Câu 17: Một người phải đứng cách một vách đá ít nhất bao nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi hét to? Biết tốc độ truyền âm trong không khí ở điều kiện thường là 343 m/s.

Trả lời:

Vì trong thực tế, ta chỉ nghe được tiếng vang khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta ít nhất là giây.

Lại có, tốc độ truyền âm trong không khí ở điều kiện thường là v = 343 m/s.

Vậy một người phải đứng cách một vách đá ít nhất số mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi hét to là: 343 m/s

Câu 18: Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở dưới nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước? Vì sao?

Trả lời:

Người đang lặn ở dưới nước nghe được tiếng nổ trước. Vì tốc độ sóng âm truyền trong nước nhanh hơn trong không khí.

Câu 19: Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.

Trả lời:

Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta như:

- Não bị tổn thương và suy giảm thính giác.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch.

- Rối loạn tâm lý.

- Giảm chất lượng giấc ngủ.

- Ảnh hưởng đến giao tiếp.

- Suy giảm nhận thức ở trẻ em.

- Suy giảm chất lượng học tập và làm việc.

Câu 20: Tại sao âm thanh truyền qua không khí lại có thể bị giảm độ mạnh khi đi qua một khoảng cách xa?

Trả lời:

Âm thanh bị giảm độ mạnh khi truyền qua không khí trên một khoảng cách xa do một số nguyên nhân chính sau đây:

- Phân tán âm: Khi âm thanh di chuyển qua không khí, nó phải vượt qua các phân tử không khí và các rào cản tự nhiên khác. Điều này dẫn đến việc một phần năng lượng của âm thanh bị tiêu hao trong quá trình này, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh khi tiến xa.

- Hấp thụ âm thanh: Không khí có khả năng hấp thụ âm thanh, đặc biệt là âm thanh có tần số cao. Do đó, khi âm thanh di chuyển qua không khí trên khoảng cách xa, một phần năng lượng âm thanh sẽ bị hấp thụ bởi không khí, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh.

- Giao thoa và tán sắc âm: Trên quãng đường đi xa, âm thanh có thể gặp phải hiện tượng giao thoa và tán sắc, trong đó sóng âm bị tán sắc và xáo trộn khi di chuyển qua không gian rộng lớn, gây ra sự giảm độ mạnh của âm thanh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay