Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: TỪ
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Từ trường tồn tại ở đâu?

Trả lời:

Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ).

Câu 2: Mô tả cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí.

Trả lời:

- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất.

- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.

- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

- Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Câu 3: Nêu ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện.

Trả lời:

- Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ nam châm điện cũng tăng (giảm).

- Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.

Câu 4: Trình bày sự định hướng của thanh nam châm.

Trả lời:

- Khi nam châm để tự do, đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (ký hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:

+ Các từ cực cùng tên đẩy nhau.

+ Các từ cực khác tên hút nhau.

Câu 5: Đề xuất một thí nghiệm chứng minh xung quanh dòng điện có từ trường.

Trả lời:

Bố trí một la bàn gần một dây dẫn và lưu ý hướng chỉ của kim la bàn. Khi bật công tắc cho dòng điện đi qua dây dẫn thì kim la bàn bị lệch khỏi hướng chỉ ban đầu. Điều đó chứng tỏ xung quanh dòng điện chạy trong dây dẫn có tồn tại từ trường và từ trường này làm kim la bàn bị lệch khỏi hướng ban đầu.

Câu 6: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

Trả lời:

Đường sức từ là những đường cong có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

Câu 7: Có mấy loại la bàn không từ tính phổ biến hiện nay?

Trả lời:

Hai loại la bàn không từ tính phổ biến hiện nay là la bàn con vụ và la bàn GPS.

Câu 8: Em biết ứng dụng của nam châm điện trong thực tiễn.

Trả lời:

Ứng dụng của nam châm điện trong thực tiễn: Xe cẩu hút vật liệu từ tính, chuông điện, máy phát điện,...

Câu 9: Để xác định bộ phận nào của thiết bị có từ tính, ta làm như thế nào?

Trả lời:

Cách đơn giản để xác định được bộ phận nào có từ tính là đưa một miếng sắt hoặc thép vào các bộ phận trong thiết bị, bộ phận nào hút thanh sắt hoặc thanh thép thì bộ phận đó có từ tính.

Câu 10: Tại vùng Florida (Hoa Kỳ), các nhà khoa học tìm cách đưa cá sấu ra xa khỏi gần khu dân cư nhưng sau một thời gian, cá sấu quay lại vị trí cũ. Sau đó, vào năm 2004, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp để xử lý là gắn hai thanh nam châm vào hai bên đầu của cá sấu thì chúng không thể tìm lại vị trí cũ. Em hãy thảo luận và đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này.

Trả lời:

Các nhà khoa học cho rằng cá sấu có thể trở về chỗ cũ vì chúng có khả năng định hướng nhờ vào từ trường Trái Đất. Vì vậy, đeo các nam châm và hai bên đầu khiến chúng bị “nhiễu” không còn phân biệt từ trường của Trái Đất.

Câu 11: Nêu một số nguyên nhân làm giảm từ tính của nam châm.

Trả lời:

- Bị ngăn cách bởi vật cách từ.

- Tiếp xúc môi trường nước.

- Hoạt động ở nhiệt độ quá khắc nghiệt.

Câu 12: Vì sao từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực?

Trả lời:

Độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực vì:

- Càng về hai cực, các đường sức từ càng mau nên từ trường càng mạnh.

- Càng về phía xích đạo, các đường sức từ càng thưa nên từ trường càng yếu.

Câu 13: Điều gì làm cho nam châm điện trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong thiết kế các hệ thống tự động hóa?

Trả lời:

Nam châm điện trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong thiết kế các hệ thống tự động hóa vì khả năng kiểm soát cường độ và hướng của lực từ, đồng thời chúng cũng có kích thước nhỏ và có thể được tích hợp dễ dàng vào các thiết bị tự động hóa khác nhau. Công nghệ nam châm điện cung cấp sự linh hoạt và hiệu suất cao, giúp tăng cường khả năng điều khiển và tự động hóa trong các ứng dụng công nghiệp.

Câu 14: Nêu ứng dụng của nam châm chữ U trong đời sống.

Trả lời:

- Trong chế tạo đàn ghita: Nam châm chữ U được sử dụng để gắn các dây đàn guitar vào cần đàn, giúp dây đàn giữ được độ căng và âm thanh phát ra được vang hơn.

- Trong ngành đường sắt: Nam châm chữ U được sử dụng trong hệ thống đóng mở cửa tự động ở các nhà ga, ga tàu điện ngầm, giúp cửa đóng mở một cách chính xác và an toàn.

- Trong thí nghiệm vật lý: Nam châm chữ U được sử dụng trong các thí nghiệm vật lý để nghiên cứu về từ trường, giúp tạo ra một từ trường mạnh và ổn định để nghiên cứu các hiện tượng từ.

- Trong thiết bị an ninh: Nam châm chữ U được sử dụng trong các thiết bị an ninh như cửa từ, cổng từ, giúp phát hiện các vật kim loại mang theo người hoặc hàng hóa.

- Thử nghiệm và nghiên cứu khoa học: Nam châm chữ U thường được sử dụng trong các thử nghiệm và nghiên cứu khoa học để tạo ra các điều kiện có sự tương tác nam châm, từ đó tạo ra các hiện tượng và dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu về từ trường và vật lý.

- Đóng gói sản phẩm: Trong ngành công nghiệp sản xuất, nam châm chữ U có thể được sử dụng để đóng gói sản phẩm. Chúng có thể giữ các thành phần sản phẩm lại với nhau trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ.

- Bảo dưỡng và sửa chữa: Nam châm chữ U cũng có thể được sử dụng trong các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc và thiết bị, giúp cố định các linh kiện trong quá trình tháo lắp và sửa chữa.

- Các ứng dụng giáo dục: Nam châm chữ U thường được sử dụng trong các đồ chơi và sản phẩm giáo dục để trình bày các khái niệm về từ trường và tương tác nam châm một cách trực quan.

Câu 15:  Hình vẽ cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên các cực từ của nam châm.

Trả lời:

- Dựa vào kí hiệu khi vẽ kim nam châm, ta xác định được đầu tô màu trắng của kim nam châm là cực Nam, đầu tô màu đen của kim nam châm là cực Bắc.

- Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào ở cực Nam (S) của thanh nam châm. Vì vậy chiều của đường sức từ tại các điểm C, D, E được xác định như hình vẽ sau:

Câu 16: Từ phổ cho biết điều gì?

Trả lời:

Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

Câu 17: Nêu vai trò của la bàn.

Trả lời:

La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...

Câu 18: Khi nam châm điện hoạt động thì từ trường thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy qua ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

Câu 19: Nam châm điện được ứng dụng như thế nào trong công việc hàng ngày?

Trả lời:

- Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và máy rút tiền tự động: trên các thẻ này đều có thẻ từ bên dưới, dải từ này được làm từ nam châm điện.

- Các màn hình tivi và máy tính: màn hình TV và máy tính có một ống tia âm cực sử dụng một nam châm điện để hướng dẫn điện tử để màn hình.

- Động cơ điện: dựa vào sự kết hợp của một nam châm điện và một nam châm vĩnh cửu.

- Y học: Bệnh viện sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để xem xét tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn.

- Nam châm điện còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và tiêu dùng như động cơ điện, xe bán tải điện, micro, bộ cảm biến, loa phóng thanh, ống sóng đi du lịch, đồ trang sức,… Nam châm điện còn được sử dụng rộng rãi trong các dụng cụ đồng hồ, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động, hàng không, vũ trụ, công nghệ quân sự,…

Câu 20: Em hiểu như thế nào về đường sức từ?

Trả lời:

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.

- Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay