Bài tập file word Vật lí 8 kết nối Bài 23: Tác dụng của dòng điện
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Tác dụng của dòng điện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 KNTT.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG V: ĐIỆN
BÀI 23: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng?
Giải:
Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm
Câu 2: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào? Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người và động vật là?
Giải:
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật
+ Làm các cơ co giật
+ Làm tim ngừng đập
+ Làm tê liệt thần kinh
Câu 3: Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nào của dòng điện?
Giải:
Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 4: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Giải:
Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
Câu 5: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
Giải:
Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong quá trình sạc pin cho điện thoại di động. Dòng điện có các tác dụng gì?
Giải:
Trong quá trình sạc pin cho điện thoại di động. Dòng điện có các tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học.
Câu 2: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Giải:
Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 3: Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Giải:
Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân, có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện
Câu 4: Quan sát hoạt động của chiếc quạt máy ở nhà, hãy cho biết nó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Giải:
Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện
Câu 5: Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ nào?
Giải:
Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
=> Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy kể tên các thiết bị đó?
Giải:
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: bàn là, bếp điện
Câu 2: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong dụng cụ nào khi chúng hoạt động bình thường.
Giải:
Ta có dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên
⇒ Không có trường hợp nào dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt
Câu 3: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
Giải:
Dòng điện chạy qua thanh nung của nồi cơm điện khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng.
Câu 4: Khi các dụng cụ dùng điện: Máy bơm nước, nồi cơm điện, máy vi tính, bóng đèn điện hoạt động, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi ?
Giải:
Trong các dụng cụ trên khi hoạt động bình thường thì nồi cơm điện là dụng cụ mà tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi
Câu 5: Khi các dụng cụ dùng điện: Bàn ủi, nồi cơm điện, bếp điện, quạt điện hoạt động, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có hại?
Giải:
Trong các dụng cụ trên khi hoạt động bình thường thì quạt điện là dụng cụ mà tác dụng nhiệt của dòng điện là có hại.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc - Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?
Giải:
Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam =>Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
Câu 2: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
Giải:
Muốn xác định pin còn điện hay hết chỉ với các dụng cụ: dây dẫn và kim nam châm, ta làm như sau:
Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 23: Tác dụng của dòng điện