Câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường
Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8. Phòng, chống bạo lực học đường. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (17 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)
Câu 1/Bài 8: Bạo lực học đường là gì?
Trả lời:
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Câu 2/Bài 8: Nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?
Trả lời:
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường: Sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,…
+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống,…
Câu 3 /Bài 8: Nêu những biểu hiện của bạo lực học đường.
Trả lời:
- Biểu hiện của bạo lực học đường:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.
Câu 4 /Bài 7: Hậu quả của bạo lực học đường là gì?
Trả lời:
Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng, như tạo ra các cá nhân trẻ tuổi có nguy cơ trở thành người lớn có vấn đề về hành vi và tình thần. Nó cũng có thể tạo ra một vòng lặp bạo lực trong xã hội, gây ra rối loạn trật tự công cộng và làm suy yếu môi trường hòa bình.
Câu 5 /Bài 8: Nêu các cách phòng, chống bạo lực học đường
Trả lời:
- Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chứng kiến hành vi bạo lực, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.
- Học sinh có hành vi bạo lực học được phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Câu 6 /Bài 8: Nêu cách ứng phó với bạo lực học đường?
Trả lời:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khỏe và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Câu 7 /Bài 8: Hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó.
Trả lời:
Năm em học lớp 8, một số bạn nữ trong lớp em rủ nhau bắt nạt, đánh đập, chửi bới, xúc phạm P chỉ vì nghi ngờ bạn đó nói xấu mình với thầy cô giáo.
Hành vi đó là tiêu biểu cho nạn bạo lực học đường trong giới học sinh. Điều đó khiến P không dám đến lớp, dẫn đến việc học hành chểnh mảng, kết quả học tập giảm sút.
Câu 8/Bài 8: Theo em người thực hiện hành vi bạo lực học đường thường là ai?
Trả lời:
Theo em,, người thực hiện các hành vi bạo lực học đường thường là học sinh. Những hành vi đó thường xảy tại trên trường trên lớp. Nguyên nhân chủ yếu là do những xích mích, va chạm không giải quyết được. Để khắc phục được tình trạng trên cần có quy định nghiêm ngặt về bạo lực học đường.
Câu 9 /Bài 8: Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?
Trả lời:
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học.
Câu 10 /Bài 8: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
Trả lời:
Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:
Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Câu 11 /Bài 8: Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Theo em học cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn, nhờ sự trợ giúp từ cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường. Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực.
Câu 12 /Bài 8: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau
b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra
c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất
Trả lời:
a) Sai. Bởi vì bạo lực có rất nhiều biểu hiện: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.
b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..
c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bị hại, đồng thời để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.
Câu 13/Bài 8: Nêu quan điểm của em về ý kiến: “Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục”
Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến trên vì việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.
Câu 14/Bài 8: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.
b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.
c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.
Trả lời:
a) Hành vi của các bạn trong lớp là ngược đãi bắt nạn G. Trong trường hợp này G không nên cam chịu để bị các bạn trêu học, bắt nạt như vậy mà cần tìm đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô.
b) Hành vi của S là đúng còn hành vi của H là bạo lực học đường. Nếu S vì sợ hãi lời đe dọa của H mà không dám kể với ai, thì S sẽ tiếp tục bị H bắt nạt.
c) Hành vi của Q cũng là biểu hiện bạo lực học đường. Khi thấy tình trạng bạo lực học đường mà không tìm cách ngăn chặn, thay vào đó còn gián tiếp cổ xúy tình trạng này bằng cách đăng lên mạng, gây ra hình ảnh không tốt cho bạn bị bạo lực và cho nhà trường.
4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 15/Bài 8: Theo em phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường?
Trả lời:
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường;
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường;
- Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.
Câu 16/Bài 8: Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu rếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?
Trả lời:
Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội chính là hành vi bạo lực học đường vì bạn đã vi phạm quyền riêng tư của người khác khi tự ý đăng ảnh người ta lên và dùng những lời lẽ xúc phạm làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người đó.
Câu 17/Bài 8: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?
Trả lời:
- Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ:
+ Can ngăn các bạn không nên thực hiện hành vi bạo lực học đường.
+ Nhanh chóng thông báo sự việc cho thầy cô giáo, gia đình của các bạn hoặc trình báo cơ quan chức năng.
+ Động viên, an ủi đối với bạn bị bạo lực và khuyên nhủ bạn không nên tìm cách trả thù, đánh lại hay tỏ thái độ thách thức.
+ Không cổ vũ hoặc lôi kéo các bạn khác tham gia vào hành vi bạo lực học đường
=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường