Câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bộ câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3. Học tập tự giác, tích cực. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 6 CÂU)

Câu 1/Bài 3: Thế nào là học tập tự giác, tích cực?

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

Câu 2/Bài 3: Nêu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.

- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…).

- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

- Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.

- Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ.

Câu 3 /Bài 3: Nêu những biểu hiện của việc học tập không tự giác, tích cực.

Trả lời:

- Không tích cực, không có hứng thú trong học tập

- Lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ

- Ngại khó không tham gia các hoạt động học tập

- Học uể oải, đối phó, sơ sài, qua loa, dựa dẫm vào người khác

- Phải thúc giục mới học...

Câu 4 /Bài 3: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực là gì?

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.

- Rèn được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.

- Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

Câu 5 /Bài 3: Nêu những việc làm để duy trì thói quen học tập tự giác, tích cực.

Trả lời:

- Chỉ ra được mục đích và động cơ học tập.

- Lập ra được kế hoạch học tập.

- Luôn chủ động học tập và rèn luôn tích cực.

- Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.

Câu 6 /Bài 3: Nếu không học tập tự giác, tích cực sẽ ra sao?

Trả lời:

  • Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém
  • Sống ỷ lại vào bố mẹ,
  • Bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện.
  • Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 7/Bài 3: Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?

Trả lời:

Học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập vì:

+ Tự giác, tích cực sẽ giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức;

+ Việc tự giác học tập sẽ giúp bạn được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ.

Câu 8 /Bài 3: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

Trả lời:

Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập em cần phải:

+ Xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.

+ Có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người.

+ Thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả.

 

Câu 9 /Bài 3: Em hãy kể về một tấm gương luôn tự giác, tính cực trong học tập. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

Tấm gương: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học, đặc biệt là học ngoại ngữ trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Nhờ tích cực, tự giác học tập, Bác có thể nói được một số tiếng nước ngoài, như: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc,…

Câu 10 /Bài 3: Em hãy nêu các biểu hiện trái với học tập tự giác, tích cực và hậu quả của những biểu hiện đó

Biểu hiện trái với học tập tự giác, tích cực

Hậu quả

Trả lời:

Biểu hiện trái với học tập tự giác, tích cực

Hậu quả

- Không tích cực, không có hứng thú trong học tập

- Lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ

- Ngại khó không tham gia các hoạt động học tập

- Học uể oải, đối phó, sơ sài, qua loa, dựa dẫm vào người khác

- Phải thúc giục mới học...

- Không học tập tự giác, tích cực sẽ gây nên những hậu quả khôn lường như:

+ Không có kiến thức, hiểu biết, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội;

+ Không nhận ra giá trị của cuộc sống; lỡ mất tuổi trẻ,..

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 11 /Bài 3: Quỳnh luôn ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng bạn lại không làm bài tập ngày mà thường xem mạng xã hội, đọc truyện,... Đến sát giờ đi ngủ bạn mới vội vàng làm các bài tập, nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao.

Nếu là bạn của Quỳnh, em sẽ khuyên Quỳnh điều gì?

Trả lời:

Em sẽ khuyên: khi ngồi vào bàn học, Quỳnh nên tập trung học tập, hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ học tập mà thầy cô giáo giao; Quỳnh có thể giành thời gian để giải trí sau khi đã hoàn thành bài tập.

Câu 12 /Bài 3: Mỗi khi thấy, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm của Tuấn, bạn thường không để tâm vì nghĩ rằng trong nhóm có nhiều người làm rối, mình không làm cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả của nhóm.

Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ khuyên Tuấn điều gì?

Trả lời:

Em sẽ khuyên Tuấn: trong quá trình học nhóm, thái độ học tập và kết quả của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng lớn để kết quả chung của cả nhóm, vì vậy, Tuấn nên tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công.

Câu 13/Bài 3: Hãy nêu quan điểm của em về ý kiến sau: “Chỉ những bạn học sinh giỏi mới học tập tự giác, tích cực

Trả lời:

Không đồng tình, và học tập tự giác, tích cực là yêu cầu đối với tất cả mọi người. Việc học tập tự giác, tích cực sẽ giúp cho mỗi chúng ta không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ, thành công trong cuộc sống...

4. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14/Bài 3: Hãy nêu quan điểm của em về các ý kiến dưới đây:

a, Để học tập tự giác, tích cực thì cần thức khuya, dậy sớm.

  1. b) Học tập tự giác, tích cực sẽ nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của bản thân.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình, vì học tập tự giác, tích cực không cần thức khuya, dậy sớm, cần biết xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp và kiên trì thực hiện kế hoạch đó

- Ý kiến b) Đồng tình, vì học tập tự giác, tích cực sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết của bản thân, được tại người tôn trọng, quý mến,...

Câu 15/Bài 3: Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

Trả lời:

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập như sau: Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta bây giờ là học. Không ai có thể học thay chúng ta được. Vì vậy, chúng ta phải tích cực, tự giác trong học tập để có thể chiếm lĩnh được tri thức cũng như tiến tới thực hiện những ước mơ sau này.

Câu 16/Bài 3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân em?

Trả lời:

Trong học tập, bản thân em đã chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, việc lập thời gian biểu trong học tập vẫn còn chưa được khoa học.

 

 

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay